Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và con người đất Bình Đinh

06/08/201817:13(Xem: 7546)
Phật Giáo và con người đất Bình Đinh


Duong Kinh Thanh 2018 (8)

Hội Thảo Phật Giáo và Văn Hóa Bình Định

 

Phật Giáo và con người đất Bình Đinh



1-Con người đất Bình Định

Khi  nói đến  con người và văn hóa Bình Định, một cách tổng quan, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra  những khía cạnh nhân văn rất đáng ngưỡng mộ. Trước hết đó là  Đào Duy Từ ( 1572 – 1634 ), trải lòng  trắc ẩn qua những áng văn thơ của một danh sĩ bôn ba đội lốt chăn trâu, chí nam nhi thời loạn, sự thức thời của sứ mạng vua tôi bên cạnh lẻ ứng sử trong  bối cảnh một đất nước tồn vong vì họa ngoại bang.Ông còn là người đầu tiên mang về cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635) bộ môn nghệ thuật Hát Bội (Tuồng) đặc sắc . Là một Đào Tấn ( 1845 – 1907 ), ông Hậu Tổ của nền nghệ thuật Hát bội  đặc sắc của dân tộc, ông còn là nhà  nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, rất am tường Phật học lẫn Nho học. Rời một Mai Xuân Thưởng  ( 1860 – 1887 ) với mỗi tiếng thơ làm mỗi  tiếng thốt ra tự cõi lòng trước lúc đầu rơi. Một Tăng bạt Hổ ( 1858 – 1906 ) với con đường truân chuyên bôn ba   tứ xứ. Một Nguyễn Bá Huân ưu thời mẩn thế ( 1853 – 1915).Nguyễn Trọng Trì ( 1854 – 1922) chí khí lắng sâu đêm nguyệt tận, một lòng  một dạ với nghĩa quân Cần Vương . Là Đào Phan Duân ( 1864 – 1947) tiết tháo,  bỏ mặc ven đường học vị Phó Bảng đề đánh Tây. Một Hồ Sĩ Tạo ( 1841 – 1907 ) xả thân dưới cờ nghĩa, nằm lại đất này cho thơm tiếng Bình Định  ngàn sau. Hay như  đất  Vân Sơn có năm anh em  nhà họ Nguyễn rất giỏi thơ phú, thi ca, tiếng tốt  vang xa ai cũng đều mến phục.

                            Riêng trong dòng thơ mới, đất Bình Định  còn sản sinh ra những  nhà thơ  tài danh như  một Xuân Diệu ( 1916 – 1985) với  nỗi cô đơn  lai láng trong biển tình nhân thế. Hàn Mặc Từ( 1912 – 1940 ) bó hoa của những miền phiêu linh. Một Chế Lan Viên  ( 1920 – 1989 )với gạch rụng sao rơi  vắt ngang những ánh mắt Chiêm Thành . Còn có một thi nhân Quách Tấn  trang trọng, đài các của ngọn gió Đường Thi phả trên bờ dậu lũy tre, suối ngọt mây thơm quê hương Bình Định. Nơi này còn có tiếng gọi đò chờn vờn trong trăng lạnh của một Yến Lan ( 1916 – 1998 ) trầm mặc bên cạnh  ngọn bút viết kịch  tài hoa.( 1)

                           Đó là chưa  nhắc đần  Bình Định gắn liền với  câu ca dao xưa ca ngợi là một miến đất võ vang lừng khắp đó dây, nhất là  khi  cuộc chiến thắng của anh em nhà Tây Sơn thì môn võ đặc thù đã được thành hình và lan rộng  mọi nơi. Trong đó, trống võ Tây Sơn đã trở thành  một môn nghệ thuật  xuất sắc mà đến bây giờ vẩn còn làm  du khách  say đắm mỗi khi  ghé thăm.


2-Phật Giáo  đất Bình Định

Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được  nhiềuchư thiền Tổ  ghé bước hoằng hóa và  chư  tôn thiền đức bản địa xây dựng  mạnh mạch  Phật đạo  từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên  hình ảnh  Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định  đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi  nhiều kinh điền có  giá trị  để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường  hoằng hóa  của Phật đà luôn mang trong mình sức sống vị tha, nhân ái và hòa  bình, hữu nghị qua từng bước chân  hài cỏ của chư tổ ngàn xưa mà hình ảnh Tổ Nguyên Thiều là một điển hình cao đẹp ấy. Với Hòa Thượng Thích Phước Huệ, vị danh tăng làm rạng danh thêm  cho Phật giáo và vùng đất Bình Định, khi váo các triều vua Thành Thái( 1889 – 1907 ) , Duy Tân ( 1900 – 1945 ) và Khải Định (1885 – 1925) thường mời vào cung thuyết giảng nên được triều đình và sơn môn đồ chúng tôn xưng Quốc Sư.       

Năm 1970, để tưởng niệm và ghi công, Giáo Hội Phật Giáo Việt NamThống Nhất tỉnh Bình Định đã chọn pháp hiệu của hòa Thượng đặt tên cho  Phật học viện  tại tổ đình Thập Tháp: Phật học viện Phước Huệ. “Cái tướng Hữu, Vô trong tâm pháp của Ngài đã thống nhất, giúp cho hạnh nguyện độ thoát quần mê và sự tự tồn dân tộc qua  Duy Tân( Vua), Tâm Minh (Cư sĩ), Mật Thể, Thiện Hoa (tu sĩ).v…v.. trở thành ngọn nguồn bất tận, đến muôn đời sau của Phật giáo Việt Nam” (2).

ht thich bich lien
Hòa thượng Bích Liên – Thích Trí Hải (1876 – 1950)

                         Hòa thượng Bích Liên – Thích Trí Hải, người con của đất An Nhơn hiền hậu, Ngài cũng  góp phần làm rạng danh Phật giáo Bình Định nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung  trong quá trình tích cực tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo,  phụng sự táp chí Từ Bi Âm thường xuyên, góp phần  gióng lên hồi chuông thức tỉnh cho Phật giáo đồ  khắp chốn. Với văn phong chữ Nôm rất chỉnh,Hòa Thượng   phiên dịch trước tác các tác phẩm giá trị như Liên Tông Thập Niệm Yếu Lãm, Tịnh Độ Huyền Cảnh, Tây Song Ký, Tích Lạc Văn. Đặc biệt hơn các bài sám nghĩa  “ Sơn Cảnh Sách” và “Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi”, hai tác p[hẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của Hòa Thượng và là các bản sách gối đầu giường cho các thế hệ  mới bước vào nẻo xuất gia. Đó là chưa nói đến  hành trạng và công lao của chư tôn  thạc đức khác của Phật giáo Bình Định, từng vị với nhiều trọng trách khác nhau và điều kiện thời gian khác nhau, góp phần nâng cao vị thế  Phật giáo tỉnh nhà thêm cao trong lòng  dân tộc. Như Hòa Thượng Hưng Pháp ( 1887 – 1075), H.T Tâm Hoàn( 1924 – 1981), H.T Giác Tánh ( 1911 – 1987 ), H.T Thích Đổng Quán ( 1925 – 2009), Ni trưởng TN Diêu Hiền ( 1939 – 2014), H.T Thích thiện Nhơn ( 1931 – 2015), HT Thích Quảng Bửu ( 1944 – 2016), HT Thích Tịnh Nhẫn ( 1948 – 2013), H.T Thích Phước Thành ( 1918 – 2014) v…v…

                      Phật giáo Bình Định  còn sản sinh ra  dòng tán tụng của riêng  mình, so với Phật giáo Huế và Phật giáo Phú Yên, ba vùng đất  có hệ tán tụng  trong nghi lễ Phật giáo của vùng trung trung bộ này, góp phần  không nhỏ vào sự đa dạng văn hóa, nghệ thuật, phổ cập trong công cưộchoằng hóa theo chiều dài lịch sử của từng vùng  đất Phật giáo hiện diện.Điều này chứng tỏ Phật giáo Bình Định  xứng đáng là một vùng đất vốn là nơi xuất thân của nhiều bậc danh tăng  lỗi lạc.

3- Hát Bội  đất Bình Định

                     Võ truyền thống, văn chương  kiệt  xuất, tất cả  như thấm đượm tinh thần  thưởng thiện phạt ác và Từ bi  Vị Tha của Phật giáo qua hai ngàn năm chia ngọt xẻ bùi và hòa quyện cùng dân tộc. Chỉ riêng bộ môn nghệ thuật Hát Bội thôi cũng đủ chứng minh  Bình Định chính là cái nôi sản sinh cho gia sản văn hóa dân tộc bộ môn đặc sắc này. Ở Bình Định, hầu như vùng nào người dân cũng ghiền và biết ca diễn Hát Bội.Có thời, mỗi xã thậm chí mỗi thôn nào cũng đều có thành lập một đoàn Hát Bội. Song để  có được tính chuyên nghiệp cao để được mời đi hát Tế, hát Thứ Lễ thì  không phải đoàn nào cũng làm được. Thí dụ, ví nằm gần làng Hát Bội Nhơn Hòa, gần học bộ đình Vinh Thạnh của Đào tấn nên người Nhơn Thành, An Nhơn không chỉ mê mà còn rành Hát Bội. Đã có  nhiều gánh Hát Bội thì phải có  bộ phận chuyên dựng rạp , sàn diễn. Vì thế ở vùng Đại Chí, xã Tây An, huyện Tây Sơn xưa có một tốp thợ chuyên phụ trách chuyện dựng rạp đi hát lễ.Đám hát nào họ cũng được mời đến trang trí rạp trước, ví có tay nghề cao và mang tính chuyên nghiệp hẳn hoi (3).

                     Không chỉ là yếu tồ giải trí đơn thuần, người Bình Định nói riêng  và khắp nơi nói chung, ngay từ buổi đầu sơ khai của bộ môn nghệ thuật Hát Bội đã mang lại,  người ta yêu thích bởi  nội dung chứa đựng đạo đức, nhân văn của  Hát Bội rất dầy đặc. Vì thế các vở diễn thường có kết cục có hậu  dù rằng ai cũng có thể biết trước . Điều rất thú vị là ở chỗ đó của Hát Bội. Điều này cũng ví như từng gương mặt hóa trang, điệu bộ, vũ đạo, khi diễn viên vừa bước  ra sân khấu  người xem nhận ra ngay hành tung của nhân vật đó ngay. Chính yếu tố đạo đức, nhân văn cao của hát Bội mà ông bà ta xưa đã  xây dựng  lối nghệ thuật ước lệ thông minh, không rườm rà hình thức tranh dành với  giả hợp  chung quanh, để người xem tập trung vào nhân vật, vào nội dung vở diễn.

                     Như đã nói, Phật giáo là một trong những  nguyên tố quan trọng , góp phần hình thành nên nếp sống, lối sống của người  và văn hóa đất Bình Định. Nghệ thuật hát Bội  cũng nằm trong nếp sống văn hóa ấy. Khổng Tử đã nói “Thẩm âm tri chính “ – Qua âm nhạc , nghệ thuật, để muốn biết giá trị tinh thần văn hóa nơi đó ra sao. Còn văn hào Pháp Victor Hugo ( 1802 – 1885 ) thí chinh trị hóa hơn khi cho rằng “ Một dân tộc nô lệ, nghệ thuật làm cho nó tự do; một dân tộc tự do, nghệ thuật làm cho nó vĩ đại”. Vì thế chúng ta từng chủ trương ra và sức bảo tồn giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc  chính là gìn giữ ý nghĩa  to lớn này.


Duong Kinh Thanh_Hoi Thao Van Hoa PG Tinh Binh Dinh_2018 (5)Duong Kinh Thanh_Hoi Thao Van Hoa PG Tinh Binh Dinh_2018 (4)

                   

Một thí dụ điển hình về giá trị tinh thần Phật giáo, con người và văn hóa đất Bình Định qua nghệ thuật Hát Bội. Đó là cụ Đào Tấn ( 1845 – 1907 ), một người con  đất Bình Định ( người làng Vĩnh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước), một người rất am tường Phật học lẫn Nho học. Cụ là người có công lao rất lớn khi có một cuộc chỉnh biên các vở tuồng Hát Bội trong phường bản – tức các vở  đã có  trước  lưu hành trong dân gian. Và khi chỉnh biên xong đã trở thành  các vở của kinh bản, dưới triều vua Minh mạng ( 1791 – 1841 ). Vở hát Bội tiêu biểu nhất  mà cụ dày công chăm chút  là vở San Hậu. Một trong những vở Hát Bội hoàn toàn của  đất nước  và con người An Nam chúng ta, không phải của Trung Hoa, dù nội dung  có giã định  từ ngữ “Nhà Tề “ và “Nhà Tạ”.Theo các nhà nghiên cứu , chính cụ Đào Tấn đã chỉnh sửa và viết lại toàn bộ hồi thứ III của vở San Hậu, Nơi  mà có rất nhiều  tình huống nhân vật kịch chạm rất sâu vào  tư tưởng Phật giáo. Trước hết  về “thứ tự cấp bậc”( xin phép được nói vui) trong nhà Phật. Khi bà Nguyệt Hạo Tam Cung ( Tạ Nguyệt Kiểu ) vì buồn  chán ba đứa em dòng họ Tạ nhà mình, bỏ  vào tây Sơn Tự  xuất gia, nơi đó hiện có bọn xấu ( Giả Ngu) mạo danh tu hành chiếm ngụ, bày sẵn kế mưu để hảm hại bà, nhưng Hộ Pháp “ra lệnh “ cho Thành Hoàng : “Phụng mệnh Như Lai khiến / Nào dương cảnh Thành Hoàng (nghe ta dặn) Nay có bàNguyệt Hạo nương/ Thìn lòng nhân đức. có dạ tu trì/ Vã đây gần sơn tự ác tăng/ khá bảo hộ người lành kẻo hại.”Thành Hoảng đáp : “Thừa kim Thần sắc hạ/ Quản chúng tới hộ tòng/ Phòng khi chúng nó hành hung / Thời đã có ta bảo hộ”. Xuất hiện trong vở chỉ có  mấy câu đới đáp đó chỉ bằng âm thanh hậu trường, thay vì cho Quan Âm Bồ Tát  ra tay thậm chí Như Lai Phật Tổ  giáng phép , bấy nhiêu đó cũng đủ chứng minh ngòi bút của Đào Tấn   hiều biết Phật học ở cấp độ nào. Đả có nhiều  ý kiến khẳng định  Nội dung Hát Bội  hầu hết đều đề cao Nho gia, ca ngợi khí tiết quân chủ “Quân xử thần tử, Thần bất tử bất trung, bất hiếu”. Do đó con có thể chống lại  cha mẹ hay ngược lại, anh em , thân bằng quyến thuộc có thể trở thành cừu nhơn chỉ vỉ để bảo vệ nề nếp của đạo quân thần tử  theo kiều ấy. Và như thế  người ta so sánh vai trò Phật giáo trong các vở Hát Bội thường bị lu mờ, thậm chí trái ngược với chủ đề   nền tảng Nho gia. Thật ra  sự xuất hiện   của Phật giáo trong nội dung  Hát Bội thường nằm  ở góc độ tiềm ẩn và bàng bạc  trong các nội dung là  triết lý Nhân- Quả  khá rỏ nét. Có thể gọi đó là cái NHU so với cái CƯƠNG của Nho gia trong Hát Bội. Trong vở hát Bội San Hậu  thì những điều đề cao Nho gia đều bị hụt hẩng bởi cái NHU của Phật giáo thắng thế. Quả thật cụ Đào Tấn  luôn muốn đề cao  triết lý  Từ Bi, Nhân – Quả  của Phật giáo rõ nét hơn, phủ trùm lên nhiều nhân vật. Khi bọn Giã Ngu bị  Thành Hoàng Thổ địa vặn họng bẻ tay thì kịp lúc Đổng Kim Lân và Phàn Diệm cũng tới nơi và nói “Tới đây vì có Thần linh/ Cứu đặng cũng nhờ ơn Phật”. Và triết lý Từ Bi Nhân-Quả của Phật giáo trong vở được  cụ Đào Tấn đầy lên  đỉnh điểm ở phần cuối vở San Hậu. Đó là  cảnh trước  Phật đài   hương khói uy nghiêm của Tây Sơn Tự Bà Tam Cung Nguyệt Hạo – hiện cũng là  một vị Ni giới xuất gia, cho năm anh em dòng họ Tạ ( hiện đang  còn sống sót có hai Tạ Thiên Lăng và Tạ Lôi Vân), đang quỳ phủ phục, thấy rõ cái Quả mà họ đã tạo ra trước đây mà mình đã từng khuyên ca nhưng  không được.Với cái NHÂN lành của bà  Nguyệt Hạo  trước đây, từng ra tay cứu  giúp mẹ con thứ phi Phượng Cơ và ấu chúa, nay vua đã được  6 tuổi, bà van xin tha mạng cho hai đứa em tội nghiệp do nghiệp chướng sâu dầy. Hoàng tử vội đỡ  bà đứng lên và kính thưa lễ phép “Thưa Á Mẫu! Chi hai mạng chẵng dung/  Ước còn năm cũng thứ “. Thông thường đạo vua tôi Quân- Thần- Tử, công và tội phân minh. Xử chém trước rồi nói chuyện  ơn nghĩa sau. Ở đây lại khác,  Cụ Đào Tấn  nhấn mạnh đức hiếu sinh và lòng từ đại lượng của Phật giáo bao giờ, lúc nào, ở đâu cũng nằm trên thế  thượng võ, đáng được  đề cao.


Duong Kinh Thanh_Hoi Thao Van Hoa PG Tinh Binh Dinh_2018 (3)

Tác giả Dương Kinh Thành


Duong Kinh Thanh_Hoi Thao Van Hoa PG Tinh Binh Dinh_2018 (1)
Tác giả Dương Kinh Thành


Duong Kinh Thanh_Hoi Thao Van Hoa PG Tinh Binh Dinh_2018 (2)

Tác giả Dương Kinh Thành
Bên Bảo Tháp Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang (xem tiểu sử)




Tưởng cũng cần nói thêm  rằng trong nghệ thuật Hát Bội có nhiều thể loại để phân định qua cách gọi Tuồng Đồ , Tuồng Pho, Tuồng Truyện, Tuồng Hài, Tuồng Dân Gian v…v..Như vậy vở San Hậu thuộc  thể loại  Tuồng Đồ, tức phóng tác hay dựa theo, không có trong sử sách. Tuồng Pho là thể lọai  biểu diễn dài hơi, kéo dàinhiều đêm mới hết vở diễn. Tuồng Truyện phần lớn thuộc  truyện của Trung Hoa như  Tam Quốc Chí, Tiết Nhơn Quý.v…v…Tuồng Hài như “Ông Trượng Tiên Bửu, Ông Địa và Nàng Tiên, Trương Ngáo Đòi Nợ Phật, Trương Đồ Nhục v…v…Tuồng Dân Gian như Ăn Khế Trả Vàng, Quan Âm Thị Kính. Quả Báo Nhãn Tiền v…v…Qua đó, chúng ta  thấy rõ không phải vở diễn Hát Bội nào cũng  thuộc  lịch sử, câu chuyện của Trung Hoa. Ngay cả cách hóa trang, điệu hát hoàn toàn  không giống bất kỳ một chi tiết nào của  thể loại Kinh Kịch  của xứ người. Có thể, còn chút vương vấn  bị cho là “lai Tàu” hoặc qua  các bộ giáp trụ của diễn viên Hát Bội chúng ta ? Nhưng điều đó cũng không cáo gì sai trài một khi tinh túy và hình thức của Hát Bội đã hoàn toàn  thuộc về bản sắc người An Nam từ lâu. Ngay như  Hát Bội Bình Định  ( đại diện cho cả khu vực  miền trung) và Hát Bội miền Nam cũng đã rất  khác nhiểu mặt, dù nội dung các vỡ diễn vẫn trung thành, thống nhất như nhau. Tưởng  cũng chẳng thứa khi chúng ta  biết thêm một thí dụ nữa là  về vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại (  miền Nam gọi thân mật là Thầy Ba Đợi), vốn là một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, chạy tránh loạn vào nam sáng tác các bài bản được cho là  các bản Tổ củaNhạc Lễ và  nhạc tài tử Nam Bộ, dựa vào  tiêu chuẩn của hệ thống  nhạc cung đình Huế  và ca Huế trong dân gian. Vì thế tuy nghe tựa đền  bài  hát  không khác với Ca Huế  hay nhạc cung đình như Lưu Thủy, Cổ bản Kiêm Tiền, Phú Lục, trong hệ thống “Ba Nam, sáu Bắc, Bảy bài”, hay “Tám bản Ngự’.v..v…nhưng khi nghe thì khác xa nhau hoàn toàn.( Long vị của ông Ba Đợi thờ tại  đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ huyện Cần Đước tỉnh long An: “Phụng sự quá vãng Nguyễn Quang Đại nhứt vị chi linh- Hoàng triều nhạc sư- Nam Bộ đại nhạc tông” ).

4- Tổng Luận

 Như vậy, con người và văn hóa đất Bình Định, trong đó có  tinh thần chân lý như thị của Phật giáo đóng góp rất lớn, đem nhiều lợi lạc cho cuộc sống hôm nay và cả đến mai sau. Có những  con người, những vấn đề vì  nhiều nguyên do khách quan nào đấy , còn đang chờ đợi nhân duyên tác hợp để củng cố và tăng cường cho sức mạnh  Phật giáo cũng như con người   Bình Định. Ai trong chúng ta cũng đều có  chung một niềm tin như thế vì đó là một niềm tin chánh đáng , và trên hết  bằng tinh thần yêu  truyền thống dân tộc thiết tha, , nhất định  một tương lai tươi sáng sẽ sẵn chờ đón  phía trước.

 

Kính chúc Hội Thảo thành công tốt đẹp.

 

Sài gòn , tháng 6/ 2018

Dương Kinh Thành

( Trung tâm Nghiên Cứu  Phật Giáo Việt Nam)

 

 

 

 

Các chú thích:

1)      Trích văn Hóa và con người Bình Định.

2)      Trích Danh Tăng Việt Nam-NXB Tôn Giáo 2017-Đồng Bổn chủ biên.

-          Lược Khào Phật Giáo Sử VN- Vân Thanh- VHĐ ấn hành 1974.

-          Lịch sử Phật giáo Đàng trong- Nguyễn Hiền Đức- Tập I-NXB thành Phố 1996

3)      Theo Hát Bội Bình Định-Văn Hoc Nghệ Thuật-vanchuongviet.org.

Và các  bài viết chuyên đề Nghệ thuật sân khấu Phật giáo của  tác giả đăng trong các tạp chí và Tập Văn BVNTW/GHPGVN số 41/ NXB TP.HCM 1998.

______

* Bài liên quan:

 

Hàn Mặc Tử và Thơ Phật Giáo (Cư Sĩ Trí Bửu)

Phật Giáo và con người đất Bình Đinh (Cư Sĩ Dương Kinh Thành)

  Sự Đóng Góp của Chư Tăng Bình Bịnh .... (TT TS Thích Hạnh Bình)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2021(Xem: 12558)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
17/05/2021(Xem: 10542)
Có lẽ đây là bài thơ mà tôi đã khóc rất nhiều khi viết lời tán dương và kính mừng lễ Phật Đản như từ nhiều năm qua từ khi bước vào tu học Giáo Lý Phật Đà vì lẽ hơn một năm qua đại dịch đã bộc phát rất mãnh liệt và năm nay có lúc thảm hại tàn khốc như đang xảy ra tại quê hương của Đức Bổn Sư. ... Từ các Thông Bạch từ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU do Đệ Nhất Chủ Tịch: HT Thích Tánh Thiệt và Đệ Nhị Chủ Tích : HT Thích Như Điển đã Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội gửi đi , Và Thông Bạch Phật Đản lần thứ 2645 (TL 2021) của Giáo Hội Úc Châu do HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc và cảm động nhất là Thông Bạch của GHPGVNTN Hoa Kỳ do HT Thích Thắng Hoan thay mặt Hội Đồng Giáo phẩm ( kính mời xem chi tiết ) Kính đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính tri ân lời chỉ dạy đã giúp con thấy rõ biết thực tại hiện tiền và vững niềm tin trước Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo đã khai, thị , ngộ , nhập Phật tri kiến đến chúng sinh ...
17/05/2021(Xem: 11116)
Trong thế giới thi ca hiện đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư…thì Trần Xuân Kiêm, tuy ẩn mật nhưng hồn thơ lai láng, chan hoà cả trời thơ đất mộng mông lung. Một niềm thơ tình tự, tương tư trong nỗi sầu ca vô cùng xúc động cứ đồng vọng hoài trên mặt đất ngân rung. Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa tồn sinh này, khiến cho thi nhân ngất say trong chén rượu nồng được rót từ suối tóc long lanh, từ biển mắt xanh biếc huyền diệu mông mênh. Em về đây từ một thế giới ban sơ vừa mộc mạc, giản dị vừa huy hoàng, diễm lệ. Thế giới của thơ và họa giao thoa trong tiếng nhạc của trời giữa thiên thu vời vợi… Nơi đây dư vang của huyền thoại quy hồi và em xuất hiện. Em về ngồi đó, lặng lẽ trong bóng chiều vĩnh cửu, thiên thu, đủ cho chàng thi sỹ ngây ngất, bàng hoàng, choáng váng, vội vã Quy Hàng: Em ngồi trong bóng thiên thu Nắng vui còn đọng lời ru suối ngàn Có ta cõi đó điêu tàn Đá khô đất sụp
16/05/2021(Xem: 10119)
Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng
08/05/2021(Xem: 7291)
Kính dâng Thầy bài viết về ngày Mother’s Day. Cứ mỗi năm đến ngày Mother’s Day và lễ Vu Lan thì hình ảnh Thầy rơi lệ trong một bài pháp thoại mùa đại dịch lại hiện ra ...Tình thương Mẹ của Thầy đã biểu hiện trong ánh mắt, nụ cười qua những bức ảnh và khi nói về Niệm Phật Thầy luôn đọc bài thơ Sám Niệm Phật mà Cụ Bà Tâm Thái đã đọc từ kinh Tam Bảo của nhiều chùa xưa . Hôm nay nhân sưu tầm bài viết có một câu của bà mẹ gửi cho con ...kính ghi chép lại và kính dâng những ai từng rơi lệ dù là nam nhi .. " Con trai của Mẹ, nếu buồn hãy cứ khóc, đừng giấu nước mắt vào trong như những người thường chỉ dạy . Con trai khóc cũng không sao cả, nếu nước mắt này giúp cho điều lo lắng về mẹ và buồn bả không được gần Mẹ sẽ vơi đi và giúp con cảm thấy nhẹ nh
03/05/2021(Xem: 4553)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
03/05/2021(Xem: 12189)
Báo Chánh Pháp số 114 (số đặc biệt mừng Phật Đản 2645, Tây lịch 2021)
30/04/2021(Xem: 7209)
Sáng cuối tuần trời nắng đẹp nên ăn sáng xong tôi mặc áo ấm đi dạo. Chợt thấy dọc đường cảnh lạ như vầy, xin kể cho vui. Trên lối đi, cạnh một góc hoa viên là chỗ đông người qua lại tôi thấy có mấy thùng cạc tông nằm lênh láng. Thời nay rủi ro tràn khắp, lúc nào thấy những thùng gì lạ nằm lênh láng hay những túi xách vô chủ là nghi ngờ. Khôn hồn thì tránh xa! Vì đó có thể là mấy trái bom nổ của nhóm quá khích. Nhất là ở đây, đoạn đường bãi biển thường rất đông người qua lại trong những ngày nắng đẹp này. Cái thói quen cẩn thận lo xa, xem ra đã tích lũy từ những ngày thơ ấu trong chiến tranh. Tôi rẽ ngoặt đi lánh ra xa ngay. Nhưng tò mò thì vẫn cứ tò mò. Chả lẽ ở đây là chợ trời? Vô lý, bao lâu nay chưa hề thấy. Lại có 5,7 người đứng ngồi cầm những vật trên tay giống như sách báo. Thôi, lo yên thân. Việc của mình là đi dạo thì cứ đi. Nửa giờ sau. Cái việc đi dạo xem như đã xong, nhưng thay vì đi ngõ khác về nhà như mọi hôm thì lại tôi cố ý quay lại đường cũ để xem cảnh cái “chợ ch
20/04/2021(Xem: 18729)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
16/04/2021(Xem: 6572)
Kính bạch Thầy, do các bài thơ trình pháp về Tổ Sư Thiền càng về sau càng đi về công án nên con rất thích sưu tầm và tư duy . Nhân có trong tay 43 công án của Vua Trần Thái Tông do Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh ghi lại con có bài thơ sau như bắt đầu tìm hiểu thêm . Kính mời Thầy xem cho vui vì con mới bắt đầu a b c để đi vào từng bước một . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thượng đường giảng dạy chư Tổ Sư . Bao nhiêu công án ... quả không dư ! Tiếc ... trí vô sư chưa hiển lộ , Chừng nào rốt ráo được chữ NHƯ ? Giáo kinh, ngữ lục chưa niêm được ! Chưa hết phân vân ... vốn phàm tư! Khi nào vượt qua chỗ thấy biết Kệ tụng 4 câu ... ngộ THÁI HƯ !!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]