Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bùi Giáng, hiện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận

28/04/201815:30(Xem: 14390)
Bùi Giáng, hiện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận


Bui Giang 2

BÙI GIÁNG

HIỆN TƯỢNG CỦA Ý NGHĨA SỰ SỐNG VÔ TẬN
Thích Tâm Tôn

 

Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.

Không biết ông đi lạc vào kiếp sống của con người với mục đích gì hay chỉ để rong chơi dưới hình thức Bùi Bê Bối như vậy. Cái hình thức muôn mầu mà nhiều thập kỉ ông sống như cuộc đời khất sĩ, chân đất, túi vải rong chơi mọi nẻo đường, nghêu ngao ca hát, làm thơ, vẽ tranh, ứng xử với đời quá ư thiên tài và cũng không thiếu điều khùng điên kì lạ. Kì lạ bởi lẻ: “Giả danh chân đế cũng rồi/ Giả danh tục đế đẩy lời cũng qua.”

Nhưng từ ông, từ cuộc sống khó hiểu bởi những cái gọi là “giả danh” đó đã có những ảnh hưởng không thể tưởng tượng trong ý thức tư duy của không biết bao nhiêu tri thức đương thời. Cái hình thức của ông, người ta không định nghĩa được bằng ngôn ngữ. Và đối với ông, cái thứ ngôn ngữ ấy cũng chỉ là phương tiện để nghêu ngao thỏa chí với cuộc đời mà thôi. Không hiểu được bởi lẻ tư duy con người quá giới hạn, trong khi ông sống với cuộc đời bất tận mà không hệ lụy bất cứ một giới hạn nào theo tư tưởng Đại thừa. Nói theo Nhà Vật lí học về học thuyết Đơn Giản Einstein là: “Không giải thích được vấn đề, đơn giản chỉ vì không hiểu đủ rõ vấn đề mà thôi”. Vì không lĩnh hội được sự xuất hiện dị kì của ông giữa chốn trần quá bình thường này, nên mọi người gọi ông với không biết bao nhiêu tên gọi. Và hình như chính ông cũng chẳng muốn xác định sự hiện hữu của mình với cuộc đời này trong một thân phận bị gán ghép với tên gọi cố định nào. Tất cả những biệt danh như: Lão thi sĩ ăn xin, Đười ươi thi sĩ, Bùi tiên sinh, Trung Niên Thi Sĩ… cùng hàng loạt biệt danh trào lộng khác như:  Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ, Brigitte Giáng, Giáng Monroe,... đã nói lên tất cả điều đó.

Bùi Giáng có lần tự họa bản thân mình với cái tự tại thong dong vượt khỏi những giới hạn tựa như mất kiểm soát: “Nhe răng cười trong bóng tối... không bao giờ bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn... Không thiết chi đọc sách mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài... Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài... Chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh”.

Và đó là cái mà ông cho là chiêm bao với cuộc đời đầy ảo mộng này:

“Kể từ khởi sự mọc răng

Đến bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao.”

Cái thứ chiêm bao không thường tình chút nào. Đời mộng hay ông mộng?

“Tôi về giữ mộng mù khơi
Kết thành viễn tượng cho đời chiêm bao”

Đó không hiểu là cái nhìn cuộc đời từ khía cạnh của tâm kẻ say mộng, hay là từ tâm của bậc đã thật sự thoát mộng hoàn toàn?

Bùi Giáng nói thật như đùa, nói đùa mà như thật. Không biết chỉ là lời đùa vui hay là lời tỏ bày chân thật nhất về cuộc đời mình, mà chính lời tự giới thiệu bằng thơ sau đây của ông nói lên rất rõ sự thể nhập tư tưởng giải thoát của ông về thế giới bằng những “ từ ngữ tư tưởng Đại thừa”:

“Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu,

Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa,

Gọi tên là một hai ba,

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.”

“Một hai ba (Nhất thừa, Nhị thừa, Tam thừa)”, “Diệu Tướng”, “Nghi Tâm”; tất cả đều là từ ngữ của tư tưởng Hoa Nghiêm và Pháp Hoa. Có lẽ Bùi Giáng xuất hiện dưới hình bóng của Gã Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa là sự lưu xuất của tư tưởng này. Cái Gã Cùng Tử này không phải hiện đến trong nguyên thể của bản chất cái gọi là mang “nghiệp ăn xin” mà là sự đóng vai hiện xuất cho một tư tưởng sinh động kia vậy. Sự sống của ông không thể nào nhận ra được đâu giả, đâu thật.

Ông lang thang không phải miên man vào chốn bất tận của vô định, mà là sự lang thang của trở về với hình thức giả lập. Bùi Giáng thấm nhuần tinh thần này, và thể hiện tinh thần đó bằng chính cả cuộc đời ông như là sự “phụng hiến” hay “cúng dường” để thức giác cái bản lai vốn có của tất cả chúng sinh. Ông đi trong dáng dấp của kẻ cùng tử, như mượn hình tướng rách rưởi, lượm thượm, nhớp nhơ để biểu hiện ra tinh thần bất khinh của Bồ Tát. Và điều đó hoàn toàn không phải là sự khinh miệt cuộc đời thường tình theo cái kiểu “bất mãn năm trần”, mà là sự khơi dậy cái thể tánh trong hình thức giả tướng của ông .

Thông thường, trong tư tưởng kẻ chán đời thì sống theo lối “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” để cho đời chán họ. Ngược lại, Bùi Giáng sống có vẻ thoát ra bên ngoài hình tướng thô chán nhưng lại đi vào đời bằng bao điều thú vị của sự sâu lắng huyền bí sâu thẳm bên trong. Và đó chính là tình yêu của ông dành cho cuộc đời này. Một sự trân trọng cuộc sống hơn gì hết.Chính ông cũng đã thổ lộ quan niệm về sự sống như thế này: “Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi… Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng”.

Và cái nhìn cuộc đời bằng tư tưởng tươi đẹp, sáng ngời; trái ngược với hình thức bụi bặm và đen tối của ông cũng được thấy rõ qua bài thơ Phụng Hiến:

 

“…Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần"

Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hối những chờ mong….”


bui-giangBui Giang 4Bui Giang 6Bui Giang 7

Tình yêu đó khiến ta liên tưởng, có thời gian ông trở về quê Quảng Nam mua 100 con dê và hằng ngày quẩy gậy ê a chăn dê để thỏa chí “hồn du mục”. Ông chăn dê đơn giản chỉ vì yêu dê, và yêu cuộc sống phiêu bồng chứ không gì khác. Thơ làm ra, ông xin tặng hết cho những sinh linh (dê con, chuồn chuồn, châu chấu…) làm nên cuộc sống này. “Làm thơ tặng chú bé con/ Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn/Xong rồi bỏ bút tựa lưng/ Vào gốc cây ngủ ngoài đường chịu chơi/Nắng trưa nắng xế đầy trời/Bóng cây râm mát che đời ta điên”.

Đây chính là khoảng thời gian ông trở về sống với bản lai hòa nhập tinh thần hoa nghiêm. Tinh thần của: “Vũ trụ bao la, không bỏ xót một sinh linh nhỏ bé. Một vật không bỏ, thì tất cả vạn tượng bao la đều bao trùm cả. Mọi sinh linh đều bao hàm hết, thì cả pháp giới huyền diệu đều trở về đủ cả trong ta”. Hoa Nghiêm mở ra thế giới quan đẹp đến thế. Bùi Giáng chăn dê như thể được trở về thỏa thích với những gì mầu nhiệm cùng hiện hữu nơi thế giới này. Cuộc sống trong đó đã mang đủ ý nghĩa vô cùng. 

“Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi.
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - dê hỡi hiểu vì sao.”

Ông nói chuyện với dê làm ta liên tưởng tới điển thoại Ngoan Thạch Điểm Đầu- Trúc Đạo Sinh. Pháp sư Trúc Đạo Sinh khi giảng kinh Pháp Hoa chỗ “Tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành” Ngài đề cập: “Nhất-xiển-đề có khả năng thành Phật.”Kết quả bị các Pháp sư khác chống đối, hiềm khích Trúc Đạo Sinh. Họ cho rằng Trúc Đạo Sinh giảng giải nghịch với ý kinh và đã làm sai khác với lời Phật dạy. Vì sự hiềm khích đã sinh khởi, không còn có ai đến nghe Trúc Đạo Sinh giảng kinh nữa, thế nên Pháp sư vào núi Hổ Khâu, thuộc Tô Châu, gần Thượng Hải, gom đá núi lại rồi giảng kinh cho đá nghe, xiểng dương tinh thần nhất-xiển-đề cũng có Phật tánh. Pháp sư hỏi đá núi: “Tôi nói nhất-xiển-đề cũng có Phật tánh, quý vị nghĩ sao. Tôi nói có đúng không?” Những tảng đá núi lặng lẽ gật đầu như thể tán thán lời ngài vậy. Thế nên nói:Sinh công thuyết pháp, Ngoan thạch điểm đầu (Trúc Đạo Sinh giảng pháp, Đá thán phục cúi đầu!)

 

Bùi Giáng xin ăn giữa phố thị mang tinh thần đích thực của vị khất sĩ. Ông lang thang xin ăn như thể để lại tất cả những gì vướng bận không cần. Bình dị như vị khất sĩ gia tài chỉ có bình bát. Thế mà một hôm, vị khất sĩ vứt bỏ cả bình bát của mình, chỉ vì nhận ra nó không cần thiết nữa khi thấy một người dùng tay lấy nước uống bên sông. Và cuộc sống của ông đơn giản cũng thế. Cái đơn giản đã đạt đến sự tinh tế diệu kì. Cái đơn giản mà Leonardo Da Vinci- danh họa thiên tài người Ý quan niệm: “ Đơn giản là tinh tế tối hậu”. Và ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ tận cùng của sâu thẳm và tinh tế, để rồi cái đỉnh tột cùng tư tưởng của thứ ngôn ngữ ấy hiện sinh ra một sự sống bằng cuộc đời của ông trong từng khoảnh khắc sát na biến hiện dị kì. Cái đơn giản hồn nhiên của ông, chính là sự trân trọng một cuộc sống. Một cuộc sống không vướng bận những điều không cần thiết vướng bận để cho cuộc đời giải thoát. Đó chính là một sự sống thật trọn vẹn với tinh thần phụng hiến cao cả dành cho đời sống này mà ông đã ghé thăm thật đầy ý nghĩa. Ý nghĩa không phải cho ông, mà là ý nghĩa ông đã cho cuộc đời này bằng thứ tình yêu với những điều bất tận cần thức tỉnh vậy.

“Trần gian hỡi tôi đã về đây sống

Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than

Tôi ngẩn mặt ngó ngàn mây cao rộng

Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thâm đen

 

Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức

Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm

Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt

Tôi đui mù cho thỏa dạ em yêu.”




buigiang-chandung

 BÙI GIÁNG DỊ THƯỜNG   ( Trung Niên Thi Sĩ )

 

Ông kẹ Bùi Giáng thật hay

Vác mang đủ thứ cũng đầy hiên ngang

Vậy mà tâm lại rỗng rang

Bán Dùi vững bước thẳng đàng bán rao   ( BD = BG )

 

Dùi đây đục thủng cống cao

Xuyên luôn ngã mạn thọc vào tham si

Giận hờn nào dám lợm lì

Khi dùi nhọn xoáy cho mi tiêu đời

 

Kẻ ham danh lợi bời bời

Ngã pháp chấp thủ ta thời dùi luôn

Dùi cho ác kiến chìm xuồng

Để lên bờ nhẹ mà buông xả mình

 

Thương cho tầng lớp cùng đinh

Thấp cổ bé họng chân tình thiết tha

Đồng chí xích lô đại ca

Ve chai hốt rác em là tiên nương

 

Cô em mọi nhỏ dễ thương

Tất cả đều sẵn tánh thường Diệu Tâm

Trung Niên thi sĩ nhập thầm

Nên chi tự tại cõi trầm thế gian

 

Vẫn vào ra quá thênh thang

Mặc phong trần phủ cứ tràn lan chơi

"Vui thôi mà" câu để đời

"Máu me xương xảu" thấu lời tận ngôn  

 

Thi ca Bùi Giáng xuất hồn

Tài hoa Bùi Giáng mãi tồn lưu đây

 

 Quảng An Houston, Tx

 * "Vui Thôi Mà, Máu Me Xương Xẩu lời Bùi Giáng" 

Chỉ cần một bài thơ này thôi cũng đủ cho Trung Niên thi sĩ trở mình dưới mộ mỉm cười, vì đã có người hiểu được mình.

Từ đây yên lòng mà thong dong tiếp cuộc tiêu dao ở bên kia chốn miền thiên cổ. Nàng Thơ xuất thần làm được bài thơ Bùi Giáng Dị Thường thật tài tình, độc đáo như thế. (Tâm Nhiên)

                                         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2021(Xem: 12582)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
17/05/2021(Xem: 10594)
Có lẽ đây là bài thơ mà tôi đã khóc rất nhiều khi viết lời tán dương và kính mừng lễ Phật Đản như từ nhiều năm qua từ khi bước vào tu học Giáo Lý Phật Đà vì lẽ hơn một năm qua đại dịch đã bộc phát rất mãnh liệt và năm nay có lúc thảm hại tàn khốc như đang xảy ra tại quê hương của Đức Bổn Sư. ... Từ các Thông Bạch từ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU do Đệ Nhất Chủ Tịch: HT Thích Tánh Thiệt và Đệ Nhị Chủ Tích : HT Thích Như Điển đã Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội gửi đi , Và Thông Bạch Phật Đản lần thứ 2645 (TL 2021) của Giáo Hội Úc Châu do HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc và cảm động nhất là Thông Bạch của GHPGVNTN Hoa Kỳ do HT Thích Thắng Hoan thay mặt Hội Đồng Giáo phẩm ( kính mời xem chi tiết ) Kính đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính tri ân lời chỉ dạy đã giúp con thấy rõ biết thực tại hiện tiền và vững niềm tin trước Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo đã khai, thị , ngộ , nhập Phật tri kiến đến chúng sinh ...
17/05/2021(Xem: 11142)
Trong thế giới thi ca hiện đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư…thì Trần Xuân Kiêm, tuy ẩn mật nhưng hồn thơ lai láng, chan hoà cả trời thơ đất mộng mông lung. Một niềm thơ tình tự, tương tư trong nỗi sầu ca vô cùng xúc động cứ đồng vọng hoài trên mặt đất ngân rung. Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa tồn sinh này, khiến cho thi nhân ngất say trong chén rượu nồng được rót từ suối tóc long lanh, từ biển mắt xanh biếc huyền diệu mông mênh. Em về đây từ một thế giới ban sơ vừa mộc mạc, giản dị vừa huy hoàng, diễm lệ. Thế giới của thơ và họa giao thoa trong tiếng nhạc của trời giữa thiên thu vời vợi… Nơi đây dư vang của huyền thoại quy hồi và em xuất hiện. Em về ngồi đó, lặng lẽ trong bóng chiều vĩnh cửu, thiên thu, đủ cho chàng thi sỹ ngây ngất, bàng hoàng, choáng váng, vội vã Quy Hàng: Em ngồi trong bóng thiên thu Nắng vui còn đọng lời ru suối ngàn Có ta cõi đó điêu tàn Đá khô đất sụp
16/05/2021(Xem: 10169)
Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng
08/05/2021(Xem: 7337)
Kính dâng Thầy bài viết về ngày Mother’s Day. Cứ mỗi năm đến ngày Mother’s Day và lễ Vu Lan thì hình ảnh Thầy rơi lệ trong một bài pháp thoại mùa đại dịch lại hiện ra ...Tình thương Mẹ của Thầy đã biểu hiện trong ánh mắt, nụ cười qua những bức ảnh và khi nói về Niệm Phật Thầy luôn đọc bài thơ Sám Niệm Phật mà Cụ Bà Tâm Thái đã đọc từ kinh Tam Bảo của nhiều chùa xưa . Hôm nay nhân sưu tầm bài viết có một câu của bà mẹ gửi cho con ...kính ghi chép lại và kính dâng những ai từng rơi lệ dù là nam nhi .. " Con trai của Mẹ, nếu buồn hãy cứ khóc, đừng giấu nước mắt vào trong như những người thường chỉ dạy . Con trai khóc cũng không sao cả, nếu nước mắt này giúp cho điều lo lắng về mẹ và buồn bả không được gần Mẹ sẽ vơi đi và giúp con cảm thấy nhẹ nh
03/05/2021(Xem: 4578)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
03/05/2021(Xem: 12259)
Báo Chánh Pháp số 114 (số đặc biệt mừng Phật Đản 2645, Tây lịch 2021)
30/04/2021(Xem: 7243)
Sáng cuối tuần trời nắng đẹp nên ăn sáng xong tôi mặc áo ấm đi dạo. Chợt thấy dọc đường cảnh lạ như vầy, xin kể cho vui. Trên lối đi, cạnh một góc hoa viên là chỗ đông người qua lại tôi thấy có mấy thùng cạc tông nằm lênh láng. Thời nay rủi ro tràn khắp, lúc nào thấy những thùng gì lạ nằm lênh láng hay những túi xách vô chủ là nghi ngờ. Khôn hồn thì tránh xa! Vì đó có thể là mấy trái bom nổ của nhóm quá khích. Nhất là ở đây, đoạn đường bãi biển thường rất đông người qua lại trong những ngày nắng đẹp này. Cái thói quen cẩn thận lo xa, xem ra đã tích lũy từ những ngày thơ ấu trong chiến tranh. Tôi rẽ ngoặt đi lánh ra xa ngay. Nhưng tò mò thì vẫn cứ tò mò. Chả lẽ ở đây là chợ trời? Vô lý, bao lâu nay chưa hề thấy. Lại có 5,7 người đứng ngồi cầm những vật trên tay giống như sách báo. Thôi, lo yên thân. Việc của mình là đi dạo thì cứ đi. Nửa giờ sau. Cái việc đi dạo xem như đã xong, nhưng thay vì đi ngõ khác về nhà như mọi hôm thì lại tôi cố ý quay lại đường cũ để xem cảnh cái “chợ ch
20/04/2021(Xem: 18809)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
16/04/2021(Xem: 6642)
Kính bạch Thầy, do các bài thơ trình pháp về Tổ Sư Thiền càng về sau càng đi về công án nên con rất thích sưu tầm và tư duy . Nhân có trong tay 43 công án của Vua Trần Thái Tông do Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh ghi lại con có bài thơ sau như bắt đầu tìm hiểu thêm . Kính mời Thầy xem cho vui vì con mới bắt đầu a b c để đi vào từng bước một . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thượng đường giảng dạy chư Tổ Sư . Bao nhiêu công án ... quả không dư ! Tiếc ... trí vô sư chưa hiển lộ , Chừng nào rốt ráo được chữ NHƯ ? Giáo kinh, ngữ lục chưa niêm được ! Chưa hết phân vân ... vốn phàm tư! Khi nào vượt qua chỗ thấy biết Kệ tụng 4 câu ... ngộ THÁI HƯ !!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]