Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe, Lắng Nghe và Không Nghe

24/03/201819:20(Xem: 2922)
Nghe, Lắng Nghe và Không Nghe


Hoa sen quangduc-2

NGHE, LẮNG NGHE & KHÔNG NGHE


Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào?
Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần.

Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì.
Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.

Mới nghe nói vậy, quý vị tưởng là khó khăn, là cao siêu, là ghê gớm lắm, nhưng thiệt ra quý vị có thể thực hành được. Nếu quý vị chưa tin, hãy mạnh dạn thử công phu này, thử nhiều lần, qua nhiều nơi, nhiều thời khắc khác nhau, thế nào quý vị cũng sẽ cảm nhận được sự vi diệu của Thiền. Sẽ có một sát-na, giây phút, khoảnh khắc nào đó quý vị sẽ không thấy-nghe-nếm-ngửi-động đậy-nghĩ ngợi gì hết trơn, tuyệt nhiên không.Thật vi diệu!
Trở lại chuyện nghe. Nếu muốn nghe thì quý vị phải tập trung tâm ý, vận dụng đôi tai, và mở lòng ra để đón nhận âm thanh, gọi là lắng nghe. Còn nếu không muốn nghe, khi đang bị bắt nghe, bị cưỡng bức phải nghe, thì quý vị còn một phương pháp này nữa là nhất tâm chuyên chú… niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát hoặc chơn ngôn. Ai nói gì cứ nói, ai hát chi cứ tha hồ hát, ai nạt nộ chửi bới cứ thoải mái cho đến khi… mỏi miệng tắt tiếng.
Tôi vừa được dự “lễ đặt đá khởi công tái thiết Chùa” ở một vùng ngoại thành còn nghèo khó, thuộc tỉnh lân cận của Xứ Trầm Hương. Chư tôn đức Tăng Ni, quan chức các cấp chính quyền địa phương, cùng Phật tử thiện tín trong vùng về dự rất đông trong không khí hân hoan rộn rịp rộn ràng, mà cũng rất trang nghiêm long trọng. Có chư tôn giáo phẩm Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội, chư tăng trú trì các tự viện đến chứng minh buổi lễ cùng an tọa ở hai dãy bàn ghế được thiết trên lễ đài (tựa như sân khấu).

Vào lễ, tất cả mọi người đều đứng trang nghiêm để chào cờ. Im lặng. Nhạc trổi lên, âm lượng hùng mạnh phát ra từ những cái loa cực đại:
“Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc…
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…
Đường vinh quang xây xác quân thù…”
Chư tôn đức tăng ni, cùng Phật tử có đang lắng nghe những ca từ “in máu”, “xây xác quân thù”… hay không? Tôi đang làm nhiệm vụ ghi hình, nên có thời gian tranh thủ quan sát chư tăng trên lễ đài chứng minh, thấy quý ngài đều đang nhắm mắt. Tôi tin và mong rằng, cho dù nhạc có mở hết âm lượng, lời có rõ từng chữ từng câu, chư tôn đức tăng ni trong giây phút ngắn ngủi ấy đều đã không-nghe-được-gì ở những ngôn từ đang vang vọng bên tai, bằng cách nhiếp tâm mật niệm.

Còn cả ngàn Phật tử, cư sĩ tại gia phàm phu như tôi đang lúc đó thì sao, có đang lắng nghe, hay đang nghe mà không nghe, nghe mà không vướng? Tôi thì nói thiệt là đang nghe rất rõ từng từ ngữ, khổ vậy!

Cho dù nghe hay không nghe, bỏ qua hay vướng, lắng nghe hay để trôi vụt qua tai ngay tức thời, thì tôi vẫn muốn đề nghị khi cử hành nghi thức chào cờ trong một buổi lễ của Phật giáo, chỉ nên mở Quốc Thiều (nhạc của Quốc Ca, không lời), để không làm khó, làm tội làm tình, trở thành một “chướng duyên” cho những người xuất gia, cũng như bao người con của Phật, vốn đã phát tâm nguyện xa lánh điều dữ, buông xóa hận thù, lìa bỏ sát giới máu me, cùng cả trăm giới luật giáo điều khác để tu tập theo Chánh Pháp của đạo Từ Bi Hỷ Xả.

Nếu bài viết này của tôi có làm buồn lòng chột dạ, hay gây phiền não cho ai, rất mong quý vị hãy hoan hỷ “nghe qua rồi bỏ”.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Tâm Không Vĩnh Hữu






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2012(Xem: 14765)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 9468)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 11876)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2386)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 12458)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
18/01/2012(Xem: 2314)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
18/01/2012(Xem: 7298)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 11461)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 13854)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 4058)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567