Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thong dong khắp mọi nẻo đường

27/01/201818:35(Xem: 3995)
Thong dong khắp mọi nẻo đường
Thong dong khắp mọi nẻo đường | Lời giới thiệu của nhà văn Nguyên Giác
THONG DONG KHẮP MỌI NẺO ĐƯỜNG
Giáo Dục – Quê Hương - Đạo Pháp – Văn Học Nghệ Thuật
 
BẠCH XUÂN PHẺ (TÂM THƯỜNG ĐỊNH)
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 

LỜI GIỚI THIỆU

Thong Dong Khap Moi Neo Duong_Bach Xuan Phe Tam Thuong Dinh

Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã  đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
Trong Lời Giới Thiệuchúng ta sẽ chỉ nói về tuyển tập các bài viết của Tâm Thường Định, người có lai lịch được nhà văn Trần Kiêm Đoàn kể lại trong bài "Tuổi Trẻ Đem Đạo Vào Đời" in cuối sách này. Không ai viết hay hơn cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, khi nhìn về những chặng đường tìm học và hoạt động của tác giả Tâm Thường Định từ cương vị một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cho tới khi hoàn tất Tiến sĩ về Phật học Ứng dụng, và nhà văn họ Trần đã viết: "...hy vọng vẫn đang dấy lên khi có những tấm lòng tuổi trẻ Phật tử đượm duyên lành đem Đạo vào đời, tạo khả năng làm cho đạo Phật càng ngày càng sáng tỏ hơn..."
Nơi đây, xin mời độc giả cùng đi lướt qua nội dung sách này, trước khi lên mạng Amazon đăt mua  sách để cả nhà cùng đọc, và cũng để khuyến tấn giới trẻ.
Tác giả Tâm Thường Định chia tuyển tập "Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường" làm bốn phần: Giáo Dục, Quê Hương, Đạo Pháp, và Văn Học Nghệ Thuật.
Trong bài đầu tuyển tập, Tâm Thường Định trình bày về Thiền pháp của Dòng Thiền Trúc Lâmcụ thể là phương pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang truyền dạy ở Thiền Viện Diệu Nhân, Bắc California, nơi tác giả Tâm Thường Định tham dự một số Thiền khóa – nơi Thiền sinh sẽ thức dậy từ 4:45AM để ngồi thiền và tu học tới 9:30PM, trong đó buổi trưa chỉ nghỉ một giờ (rất mực gian nan khi nhìn thấy thời biểu đó, nhưng sẽ cực kỳ hạnh phúc như chúng ta nhận ra qua dòng ký sự của Tâm Thường Định). Đối với các độc giả chưa biết về Dòng Thiền Trúc Lâm, bài này giúp hiểu một số cách tập căn bản về thiền phái lớn nhất tại VN này, và sẽ là căn bản để về sau sẽ tìm hiểu sâu hơn về một cội nguồn lớn của Phật giáo VN.
Trong bài thứ nhì, Tâm Thường Định nói về nhu cầu thân giáo, nghĩa là một người hoằng pháp có khi không cần dạy bằng lời nói, nhưng là dạy qua hành động thể hiện trên bản thân, và người khác sẽ dần dần nhận ra lời Phật dạy qua việc mình làm. Tác giả viết: “Mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia, trai hay gái, già hay trẻ, trong tổ chức GĐPT hay không, đều phải học và thực hành cách chuyển hóa…” Như thế, nói theo người xưa, có thể gọi thân giáo là vô ngôn mà thông suốt.
Tới đây, một câu hỏi sẽ được tác giả chuyển sang bài kế tiếp, rằng thân giáo là cho người thân cận, nhìn thấy và nghe được. Nhưng cõi này bây giờ phần lớn là thế giới bàn phím. Tức là “thời đại @” (đọc theo kiểu VN là “thời đại a còng”). Tác giả đề nghị ra một vài phương châm khi lên thế giới ảo, dựa theo giáo lý nhà Phật. Và tuyệt vời là khi mình sống an lạc và giúp người an lạc.
Bài thứ tư trong sách này là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: 5 Cách Thực Hành Để Xoa Dịu Những Cơn Giận” – nơi đây Tâm Thường Định trình bày về cách đối trị cơn giận. Giận thì ai cũng từng nổi giận, nhưng đối trị cơn giận bằng chánh niệm đã được tác giả trình bày rất minh bạch và khả dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói về các lời khuyên y học từ cách ăn, làm việc, thể dục, nghỉ ngơi…
Bạn là giáo viên, đang dạy một lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học? Tác giả sẽ giúp bạn nhiều hơn một giáo trình sư phạm. Bài thứ năm trong sách là “Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học (Mindfulness-Based Approach In The Classroom)” – là bài Tâm Thường Định (trong cương vị Tiến sĩ Phe X. Bach) thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở California (California Teachers Summit 2015) tại Đại học CSUS ngày 31 tháng 7/ 2015, hướng dẫn gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 (từ mẫu giáo tới lớp 12) tại Bắc California. Tác giả đưa ra phương pháp PEACE. Bài này không chỉ có lợi cho các giáo viên, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng với các con em, vì gia đình cũng là một lớp học phức tạp.
Thứ sáu là “Bài Thuyết Trình Cho Trại Vạn Hạnh:  Đạo Phật Và Tuổi Trẻ” nơi đây tác giả nói về Phật giáo và những người Mỹ gốc Việt dưới 40 tuổi. Độc giả sẽ đọc thấy số lượng huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, cùng với một nan đề nêu ra rằng vì sao giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ ít tới với các sinh hoạt của Phật giáo và GĐPT. Tác giả nêu ra và tìm cách trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần/nên/phải dạy các em những gì?”
Bài thứ bảy là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đem Chánh Niệm Và Tình Thương Vào Nhà Tù Tiểu Bang California.” Độc giả sẽ biết rằng tác giả Tâm Thường  Định trong nhóm một số Phật tử thiện nguyện vào hướng dẫn Thiền tập và giáo pháp trong nhà tù Folsom State Prison (B-yard) – nơi giam 3.300 tù nhân và là nơi người thiện nguyện được các viên chức trại giam dặn dò là, “Trong mọi trường hợp, không bao giờ chạy, vì hễ chạy là có thể bị bắn.”
Bài thứ tám là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đi Nghe Diễn Giải Của Tiến Sỹ Nguyễn Tường Bách” – kể lại một buổi đi nghe TS Nguyễn Tường Bách nói chuyện về Phật pháp với “hai cửa của Nghe và Nhìn. ‘Mở toang’ là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng…” Về nhà, thi sĩ Tâm Thường Định đã làm một bài thơ, với hình ảnh “Thiền môn vô trụ đi về tánh không”…
Bài kế tiếp là một kinh nghiệm đặc biệt trong đời được tác giả ghi vào “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Nghe Em Nói Muốn Tự Tử,” sau khi một nữ sinh tuổi teen tới thưa rằng em đã từng tự tử nhưng được cứu sống, và bây giờ sống với rất nhiều phiền não. Nhà văn Tâm Thường Định đã viết, “…em nhắc lại vết thương lòng của tôi, nghề giáo ở Mỹ, vì trong cuộc đời làm thầy giáo bao lâu này, đã có 3 em quyên sinh, hai em tự bắn chết và một em tự treo cổ.” Nhà văn sẽ nói gì, làm gì? Đây là bài rất nên quan tâmđối với phụ huynh và giới trẻ. Thống kê được tác giả ghi lại, cho thấy ở tuổi đại học, tự vận (quyên sinh) là nguyên nhân đứng thứ hai trong danh sách tử vong ở các trường đại học tại Hoa Kỳ.
Đối với độc giả cư ngụ ở Bắc California, muốn tìm một nơi tu họctác giả kể trong bài kế tiếp về “Trung Tâm Tu Học Phổ Trí” của Thầy Thích Từ Lực, một nhà sư thuộc thế hệ trưởng thành tại Hoa Kỳ -- đa năng, giỏi hoằng pháp và hướng dẫn tu học cho nhiều thành phần khác nhau, dù Việt hay Hoa Kỳ.
Bạn đã từng trực tiếp nghe thuyết pháp và tập Thiền từ Thiền sư Nhất Hạnh? Tâm Thường Định kể lại qua bài “Tường Thuật Khóa Tu Học  Mở Cửa Trái Tim” sau khi đưa cả gia đình dự một buổi như thế ở Lộc Uyển, San Diego.
Một khóa tu học ba ngày bằng song ngữ, trong đó riêng buổi pháp đàm thuần bằng Anh ngữ đã được tác giả ghi lại qua bài “Chút Hy Vọng Cho Tuổi Trẻ  Phật Giáo Tại Hoa Kỳ” – nơi đây tuổi trẻ nêu lên với quý Thầy về các thắc mắc thường gặp trong xã hội Hoa Kỳ, như hôn nhân đồng tính, thuyết tiến hóa, cần sa, bình đẳng nam nữ (kể cả Tăng – Ni), tiếp cận với tôn giáo khác, khi gặp bất công… Đó là những đề tài rất lớn.
Bài kế tiếp là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi TrẻTứ Tất Đàn - Một Phương Pháp Giáo Dục Trong Phật Giáo” – nơi đây tác giả ghi về bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục Đức Phật đã dạy nhằm  và "chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh / học sinh / đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanh và xã hội."
Bạn dạy Phật pháp thế nào cho giới trẻ? Trong bài “Phương Thức Giáo Dục  Tuổi Trẻ Phật Giáo -  Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành,” Tâm Thường Định đề ra ba phương thức: Xây dựng (Build), Chuyển hóa(Transform), Hành động (Act). Trong bài đưa ra các thí dụ cụ thể về từng phương thức này.
Bài kế tiếp được Tâm Thường Định viết trong kinh nghiệm của một thầy giáo dạy môn hóa học, đề ra, “5 Biện Pháp Giảm Tác Hại Trong Nghề Nail” – một lĩnh vực kinh doanh đã và đang nuôi sống rất nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Tác giả trực tiếp gặp một số người làm nail, nói chuyện, quan sát và suy nghĩcách để giúp đồng hương.
Một bài rất đặc biệt, viết chung với Ni Sư Thích Nữ Thuần Tuệ, với đề tài “Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm- 5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng” – tuy nói là huấn luyện huynh trưởng Gia Đình Phật Tử nhưng cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong cương vị của bậc trưởng thượng, dù trong gia đình hay ngoài xã hội. Trong bài cũng dẫn ra lời dạy của Hòa Thượng Trúc Lâm.
Trong ba phần sau của tác phẩm -- Quê Hương, Đạo PhápVăn Học Nghệ Thuật – tác giả Tâm Thường Định sử dụng bút pháp có tính văn học nhiều hơn, trong đó có dịch sang Anh văn một số bài thơ của các vị tôn túc. Trong đó, tác giả viết về mẹ, về ba, về biển, về những ngày về thăm quê hương, về Ôn Già Lam, về HT Thích Thiện Trì, HT Thích Minh Đạt, về Tu Viện Kim Sơn, về Phạm Duy, Phạm ThiênThư, Trịnh Công Sơn, về Minh Đức Triều Tâm Ảnh…
Tâm Thường Định cũng đưa ra một số quan tâm về cách dịch thơ Thiền sang tiếng Anh. Trong bài “Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo Của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam,” vâng lời Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, tác giảđối chiếu một số cách dịch bài thơ nổi tiếng đó từ nhiều dịch giả -- trong đó có Võ Đình, Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, Nguyên Giác… -- và rồi huynh trưởng họ Bạch dịch tổng hợp, một lần thấy chưa như ý, lại dịch lần hai sang Anh văn. Giới trẻ tại Hoa Kỳ chỉ hiểu qua bản Anh văn, và do vậy, bài này là cơ duyên để độc giả trẻ đối chiếu, hiểu sâu hơn về Thiền Việt Nam.
Tương tự, trong bài khác, Tâm Thường Định dẫn ra nhiều cách dịch bài thơ Xuân Vãn của Trần Nhân Tông (Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung…) trong đó nói rằng vua khi còn trẻ, vua không hiểu lẽ sắc và không, nên khi xuân tới, tâm rộn ràng với trăm hoa. Và sau khi hiểu tột cùng, thấy mặt Chúa Xuân (Như kim khám phá Đông hoàng diện), mới chỉ đơn giản ngắm hồng rơi thôi (khán trụy hồng). Đây là lời của người đã thấu tột cùng Bát Nhã Tâm Kinh, khi Trân Nhân Tông lìa cả sắc và không để thấy tận mặt Gương Tâm Chiếu Sáng Rỗng Rang, nơi tất cả các sắc hồng của xuân đều rơi xuống (hiểu là, tất cả sắc-uẩn và phi-sắc-uẩn, của hoa nở và hoa tàn, của hoa và không-hoa đều tan vào biển tịch diệt của Niết Bàn Diệu Tâm)… Cũng là vị vua họ Trần khi dạy “hữu vô câu bất lập,” nghĩa là, có với không đều chẳng nên lập.
Danh tăng Tuệ Sỹ trong bài thơ "Một Thoáng Chiêm Bao" khởi đầu với câu: Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn... Tâm Thường Định và GS Nguyễn Văn Thái nhận định rằng chữ “mắt biếc” rất khó dịch, vì không thuần chỉ màu sắc, mà còn mang ẩn nghĩa “trinh nguyên và ngây thơ.” Thơ của Thầy Tuệ Sỹ hay là một chuyện, nhưng hàm nhiều nghĩa mới là gian nan cho người dịch. Bản Anh dịch đưa ra trong sách này sẽ giúp giới trẻ tại Hoa Kỳ tiếp cận với một nhà thơ lớn của dân tộc VN đương thời, cũng là một nhà sư đi giữa những gian nan lịch sử với tâm hồn trong trắng như câu thơ Thầy viết, “Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận.”
Độc giả sẽ thấy rằng tác phẩm này của Tâm Thường Định nên được đọc kỹ, đọc nhiều lần -- cũng y hệt như Tâm Thường Định khi dịch sang Anh văn một số thơ Thiền, đã ghi trong sách này nhiều bản dịch khác nhau, và riêng tác giả đưa ra có khi 2 bản dịch để nêu lên minh bạch mà, có khi một bản dịch không chở hết ý. Tuyển tập này cần có trong mọi gia đình, cho mọi lứa tuổi cùng đọc, để cùng thâm cảm về Phật pháp. Cũng như cần cho tất cả các giáo viên, các huynh trưởng GĐPT, tất cả các giới trẻ. Nơi đây, Tâm Thường Định đã nỗ lực gói trọn tinh hoa suy nghĩ của anh, những kinh nghiệm trong nghề giáo và trong cương vị người dạy Thiền Chánh Niệm trong các khóa hội thảo giáo viên California,  và đã ghi xuống cả những cảm xúc về dòng suối Thiền Tông Việt Nam chảy trong lịch sử dân tộc và đang lưu truyền ra hải ngoại.
Xin trân trọng kết thúc Lời Giới Thiệu bằng mấy dòng thơ trao tặng Tâm Thường Định và tất cả quý độc giả:
Mở sách đọc từng chữ
thấy hoa bay giữa dòng
ướp thơm lời chánh ngữ
kết bè dể qua sông.

Miệt mài từng năm tháng

tu trí tuệtừ bi
khắp trời tâm gương sáng
vin chánh niệm mà đi.
NGUYÊN GIÁC

 
 

Chú thích:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 3 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 3487)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 12382)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3375)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 6022)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4907)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 3033)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3996)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5816)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15556)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
20/04/2015(Xem: 4980)
Tùy bút: Viết về tháng tư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]