Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát

19/01/201806:22(Xem: 3604)
Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát



Duc The Ton 1

Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát

 

Nguyên Giác

 

(LGT. Bài viết để sẽ rút gọn khi nói chuyện trong Lễ Trao Giải Ananda Việt Awards 2017
Chủ Nhật 14/1/2018 tại Trung Tâm Sangha Center, California
. Xem bài tường thuật)


 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Hòa Thượng Thích Thái Siêu và chư tôn đức tăng ni

Kính thưa quý cư sĩ Hội Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, quý truyển thông và tất cả

 

Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.

Thêm nữa, có một kỷ niệm riêng là, khi mới rời trung học, được đọc cuốn “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận” của ngài Huệ Hải, bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Từ, tuy chưa hiểu nhưng lòng tôi tin tức khắc, và không bao giờ quên là có một Đạo Phật như thế để nhiều thập niên sau ra sức dò tìm lại ngôn ngữ đó trong Kinh Tạng Pali. Đó là sức mạnh của ngôn ngữ.

Khi chúng ta đọc và viết, luôn luôn có một lựa chọn là đọc gì và viết gì. Tất nhiên là chỉ ưa đọc sách hay, và muốn viết hay. Đó là mỹ học của ngôn ngữ. Cũng là một phần của đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cho đơn giản, cái đẹp là những gì làm chúng ta ưa nhìn, ưa nghe. Một bông hoa đẹp, một ca khúc hay. Trong tất cả các phim về cuộc đời Đức Phật đều có nhạc hay, hình ảnh đẹp, tất cả các tài tử đều đẹp tuyệt trần. Hay là những vần thơ rất hay trong Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Có vẻ như rằng, hay hơn và đẹp hơn là điều cần thiết để hoằng pháp.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều nhớ Đức Phật nhiều lần cảnh giác rằng chớ nên ngân nga những dòng kinh chỉ để cho êm tai, mà phải văn, phải tư và phải tu cho thấu đáo. Nghĩa là, chớ nên thuần túy thích thú với những gì chúng ta nghe hay nhìn. Nghĩa là, mỹ học trong nhà Phật phải hướng tới giải thoát. Chệch ra khỏi mục tiêu giải thoát, tất cả nỗ lực mỹ học đều vô ích, thậm chí còn nguy hiểm, vì sẽ lôi kéo chúng ta thêm nhiều kiếp gian nan.

Nơi đây, xin kể một câu chuyện trong Tạng Pali. Câu chuyện kể hôm nay sẽ chỉ đúng 95% thôi, vì sẽ thay đổi một chút để sẽ thích ứng với thời đại của chúng ta. Thí dụ, một nhà sư trẻ gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cô hiện ra trước mắt, mời gọi sư ra đi… Trưởng Lão Tăng Kệ kể rằng tình hình đó xảy ra với nhà sư trẻ Sundara Samudda. Thiếu nữ nói với nhà sư rằng hai người nên đi chung với nhau trọn đời, tới khi già rồi sẽ cùng tu hành và như thế sẽ chiến thắng trong cả hai thế giới, cõi thế gian và cõi xuất thế gian.

Nhà sư nói, Đức Phật ơi, năm uẩn là không, nhưng sao có người xinh đẹp thế này. Và hốt nhiên, nhà sư trở thành một vị A La Hán. Ngài kể lại trong bài thơ ghi lại ở Trưởng Lão Tăng Kệ 7.1 rằng, lúc đó sự chú tâm thích nghi khởi lên, tâm xả ly hiện lên, cảm thọ ngăn cách hiện ra, liền đắc quả giải thoát, thành tựu ba kiến thức (tức tam minh: biết những kiếp xưa, thấy tương lai, và đoạn trừ phiền não).

Như thế, chúng ta phải có tâm xả ly hiện tiền thường trực. Có nghĩa là, không bụi nào dính vào được, bất kể sắc thọ tưởng hành thức nào đi nữa. Nghĩa là, giữ tâm vô sở trụ thường trực.

Như thế, trường hợp này, nhan sắc là cái được nhìn thấy đã gây chấn động trong tâm nhà sư, và cái đẹp là cơ duyên để giải thoát. Thực tế, đồng thời, cũng có thể sẽ là cạm bẫy. Khi chúng ta viết văn, làm thơ, soạn nhạc, làm phim… cũng là góp một phần vào hoạt động mỹ học, có thể hoặc là giăng thêm nhiều cạm bẫy, hoặc là khuyến tấn đường giải thoát.

Thời này, chúng ta đang sống trong một thời khác với ông bà mình. Khác rất xa. Vì những cơ duyên tiếp cận với mỹ học phong phú hơn thời xưa rất nhiều.

Chúng ta đã nhìn thấy những người đẹp nhất trên thế giới, qua màn ảnh truyền hình, qua mạng YouTube. Chúng ta đã nghe những giọng ca hay nhất qua mạng Internet. Chúng ta đã nhìn thấy những bức tranh đẹp nhất lịch sử nhân loại, những họa phẩm trị giá vài chục triệu đôla. Chúng ta đã nhìn thấy những phong cảnh đẹp nhất thế giới. Chúng ta đã xem rất nhiều trận bóng đá vô địch thế giới. Chúng ta đã nhìn thấy nhiều triệu người xuống đường ở nhiều nơi trên thế giới. Ông bà mình đâu có được cơ duyên như thế.

Không chỉ qua mạng Internet đâu. Chính nhiều người trong chúng ta đã có cơ duyên gặp gỡ, theo học, nói chuyện … với những vị Thầy nổi tiếng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ, Thầy Thánh Nghiêm, Thầy Goenka, Thầy Philip Kapleau… Tương tự, nếu chúng ta ở Sài Gòn hay Quận Cam, chúng ta hẳn là đã từng có cơ duyên quen biết, gặp gỡ các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới. Với ông bà mình, thế giới lớn vô cùng tận. Với chúng ta, khi điện thoại tinh khôn mở ra, thế giới như dường  trở thành một góc phố.

Và chúng ta đã say đắm với cõi này. Có khi nhấc điện thoại lên, nghe một giọng nói nỉ non, lòng chợt bâng khuâng. Chúng ta viết truyện ngắn, cố gắng viết cho hay để in thành sách. Chúng ta làm thơ, rồi tìm anh nhạc sĩ bạn thân để nhờ phổ nhạc. Chúng ta đã say đắm với cõi này. Và chúng ta bơi trong cõi của thẩm mỹ thế gian.

Le Trao Giai Ananda Viet Awards (7)

Cư Sĩ Nguyên Giác, Chủ Bút Việt Báo Cal, nói chuyện trong Lễ Trao Giải Ananda Việt Awards 2017
Chủ Nhật 14/1/2018 tại Trung Tâm Sangha Center, California.

 

 

Nhưng cũng tuyệt vời của thời này là chúng ta đã đọc nhiều hơn ông bà mình về Đạo Phật. Chúng ta đang sống trong một thời bùng nổ thông tin. Giáo pháp của Đức Phật có khắp nơi trên mạng. Nam Tông, Bắc Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ… viết bằng tiếng Việt, bằng tiếng Anh. Chúng ta lên YouTube, gặp rất nhiều giảng sư Phật giáo. Nghĩa là, trước mắt chúng ta cũng là những ngón tay chỉ trăng. Cả chân trời giải thoát mở rộng ra trước mắt.

Khi thông tin tới tràn ngập như thế, nên nhận ra cho kỹ những gì có lợi cho việc tu học và hoằng pháp. Tự mình phải học và tu cho nhiều, học và tu cho kỹ, học và tu để thấu hiểu tại sao chư tổ phương Nam nói thế này, phương Bắc nói thế kia. Gốc chỉ là một tâm, nhưng dùng lời là trăm sai, ngàn khác. Chớ nên nóng lòng và ngộ nhận, lại xoay qua quy chụp rằng đây mới đúng, rằng kia là sai… Nhu cầu tìm hiểu còn quan trọng hơn nữa, khi chúng ta nhận thấy rằng thế hệ trẻ hơn đang tiếp cận với nhiều tôn giáo khác, và ngay khi học Phật, các em cũng gặp nhiều cách học Phật khác nhau ở Hoa Kỳ.

Tôi may mắn từ Việt Nam đã được bổn sư dặn là chớ nên tranh luận với ai. Do vậy, trong đạo, chưa từng tranh luận với ai; còn ngoài đời, chỉ tranh luận một ít thôi, khi bất đắc dĩ. Có những cuộc tranh luận, tôi tránh né và để tới nhiều năm sau, có khi cả thập niên sau mới viết tới đề tài đó, để không bị hiểu là muốn tranh cãi. Có khi tôi tự hỏi, tại sao mình có thể thoát rất nhiều cuộc tranh cãi, trong khi ngồi giữa phố Bolsa trong nghề báo là đủ thứ để tranh cãi, và trong khi giáo lý nhà Phật đầy sương khói, đầy ẩn mật – không lẽ không tranh cãi?

Có lẽ bí mật ở chỗ này: tôi ngồi giữa nơi đông người, nhưng vẫn luôn luôn thấy mình lặng lẽ, cô tịch, cố gắng sống theo lời Đức Phật dạy về hạnh đơn độc như con tê giác đi riêng một lối trong góc rừng.

Và tôi sống với một hạnh phúc vô cùng tận, mỗi khi ngồi xuống, bắt đầu gõ chữ viết về Đạo Phật. Viết là hành vi đơn độc. Vì không ai có thể viết kiểu tập thể được. Cũng như tu vậy, tu là đơn độc. Không ai tu giùm ai được, cũng không ai viết giùm ai được. Mỗi khi ngồi gõ chữ, tôi lại hình dung tới bài Kinh về con tê giác đi trong rừng. Hạnh phúc này tuyệt vời, tuy chưa phải là giải thoát, vì bản thân mình có tu cao siêu gì đâu, nhưng hành động viết đã làm tôi bay vượt ra ngoài những say đắm thế gian.

Tất cả những người viết về Đạo Phật, dù bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có thể trải qua kinh nghiệm này: Trên trang giấy, và bây giờ là nơi màn hình vi tính, khi chúng ta có sự chú tâm thích nghi, và khi gõ chữ với tấm lòng thiết tha giải thoát, tất cả những say đắm trong cõi thẩm mỹ thế gian đều biến mất; và rồi, lời dạy của Đức Phật được hiển lộ trở lại, qua ngôn ngữ của thời này. Như thế, người viết sẽ thấy hạnh phúc vô cùng tận.

.

VIẾT GÌ, VIẾT THẾ NÀO



Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, Chương IV, Đoạn 41, nói rằng khi tập Thiền, có người thích nghi với ngồi, có người thích nghi với đứng, với nằm, với đi bộ… Tôi nghĩ, có thể ghi thêm là, có người thích nghi với viết.

Và đó là, khi kết thúc một thời của say đắm, sẽ là khởi đầu của một thời của giải thoát.

Nhưng viết thế nào? Nơi đây, xin dẫn ra một số lời Đức Phật dạy.

Trước tiên, nên nhìn thấy Đức Phật đã khiển trách về những người sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, không nắm bắt yếu nghĩa Phật pháp.

Như vậy, ưu tiên nên là, viết lên được PHÁP NGHĨA KHÔNG. Đức Phật thường nói tới nói tới yêu cầu học về Emptiness trong nhiều kinh, thí dụ như câu “deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness” trong Kinh SN 20.7 Ani Sutta -- Ngài Minh Châu dịch là Cái Chốt Trống, có viết, trích:

“…này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: “Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến Không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo”….” – (1)

Đó là diệu nghĩa khi viết. Nếu chưa nắm được cách viết về Không (thú thật, bản thân tôi vẫn chưa hiểu hết để sống với diệu nghĩa Không), hãy viết những việc đơn giản để gợi lên suy nghĩ về luật vô thường, và như thế cũng tự nhiên độc gỉả nhận ra vô ngã và đặc tính bất như ý trong xã hội.

Trong tương tác với xã hội, đương nhiên phải viết sự thật, nhưng viết thế nào?

Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm Bà La Môn, Kinh AN 5.198, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu viết:

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với lời từ tâm. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích.” (2)

Có một điểm nên thấy, rằng khi viết lời ngợi ca Chánh Pháp, chúng ta sẽ được khen ngợi. Và chúng ta có thể sẽ rơi trở lại vào cõi “một thời của những say đắm thế gian.”

Như vậy, xin dẫn ra Kinh Tương Ưng SN 22.95, Đức Phật dạy rằng hãy quán sát rằng: Thân như chùm bọt nước, thiệt sự là rỗng không; thọ như bong bóng nước, thiệt sự là rỗng không; tưởng như ráng nắng chiều, thiệt sự là rỗng không; hành như thân cây chuối, bóc từng lớp ra cũng chỉ thấy là không; và thức là trò ảo thuật, thiệt sự là rỗng không.

Đức Phật dạy, do vậy, phải tu như  "lửa cháy trên đầu, phải tận lực tu tới mức bất khả hư hoại." (Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi: Let him fare as with head ablaze, Yearning for the imperishable state.)

Thấy toàn thể thân tâm là rỗng không như thế, thì mình viết gì đi nữa cũng là rỗng không. Nhưng phải hiểu thấu Chánh pháp, và chớ chấp không. Thực sự là có cảnh giới bất động, gọi là Niết Bàn, tức là vượt qua tầm mắt của Thần Chết, như Đức Phật dạy ở câu cuối của Kinh SN 22.95.(3)

Tương tự, trong Kinh Pháp Cú, Kệ 46, HT Thích Minh Châu dịch rằng Đức Phật dạy quán sát:

46. "Biết thân như bọt nước,

Ngộ thân là như huyễn,

Bẻ tên hoa của ma,

Vượt tầm mắt thần chết."

Khi Đức Phật đọc Kệ 46 xong, một vị sư tức khắc đắc quả A La Hán.

Trong khi đó Kinh Pháp Cú, Kệ 170 viết rằng Đức Phật dạy hãy quán khắp thế giới là:

170. "Hãy nhìn như bọt nước,

Hãy nhìn như cảnh huyễn!

Quán nhìn đời như vậy,

Thần chết không bắt gặp."

Có nghĩa là, quán toàn thân và quán toàn thế giới hệt như bọt nước, như ráng nắng là sẽ bất tử. Riêng bài Kệ 170 có ghi chú là khi Đức Phật nói kệ xong, 500 vị sư tức khắc đắc quả A La Hán. (4)

Đó cũng là Bát Nhã Tâm Kinh vậy. Tức là, luôn luôn nhìn thấy toàn thể thế giới như ráng nắng chiều. Như thế, những gì mình viết tự nhiên cũng sẽ nhẹ như ráng nắng chiều thôi. Trong cái nhìn toàn thể như ráng nắng như thế, sẽ không chấp vào cái thấy có ta hay người, có nam hay nữ, có Việt hay Tây, hay Tàu, hay Ấn Độ…

Mỗi người chúng ta là một ráng nắng lung linh. Không ráng nắng nào giống ráng nắng nào. Do vậy, mỗi người chúng ta đều độc đáo, đều đa sắc, đều biến dạng lung linh trong vẻ đẹp riêng của mỗi người. Nhưng tận cùng các vẻ đẹp của các ráng nắng vẫn là Rỗng Rang Trống Không. Tất cả chỉ như trò ảo thuật của một cõi mê lộ đầy khổ đau, và chúng ta đang cần dò tìm lối để bước qua bờ bên kia.

Câu hỏi tới đây là, cụ thế, giữ tâm như thế nào trong khi viết? Bởi vì hành vi viết là phải nghĩ tới những chuyện quá khứ, phải nghĩ tới tương lai, phải nghĩ tới hiện tại… mới có chuyện để viết. Nhưng Đức Phật từng dạy rằng, như thường nghe trên mạng, chớ nghĩ tới quá khứ, chớ nghĩ tới tương lai, hãy sống với hiện tại… vậy thì, làm sao viết?

Đúng ra không phải là chớ nghĩ tới quá khứ, hiện tại, vị lai. Bởi vì bất cứ pháp nào ở quá khứ hay tương lai, khi chúng ta nghĩ tới, là tức khắc trở thành đối tượng của ý thức trong hiện tại. Lời dạy ngắn gọn trong Kinh Kim Cang là Ưng vô sở trụ, tức là Chớ để tâm dính mắc vào bất kỳ pháp nào.

Ý nghĩa đó nói rõ trong Kinh Pháp Cú, Kệ 142, khi Đức Phật dạy một viên quan đại thần rằng phải có tâm xả ly, chớ để tâm dính mắc, chớ mơ tưởng, dù là thương/ghét, buồn/vui gì với quá khứ, tương lai, hiện tại… khi tâm xả ly tất cả các pháp, khi tâm xa lìa tất cả vướng mắc, tức thời tham dục và say đắm sẽ lắng xuống và con sẽ nhận ra Niết Bàn (by not having any clinging, craving and passion will be calmed in you and you will realize Nibbana). Lúc Đức Phật nói kệ xong, quan đại thần Santati tức khắc đắc quả A La Hán, bất kể rằng quan có nghiệp sát rất nặng sau một trận chiến và vừa mới truy hoan mừng thắng trận.(5)

Chúng ta thấy rằng, ngay khi để tâm rỗng rang với tất cả mọi thứ, lúc đó bạn sẽ nhìn thấy tâm mình bình lặng dễ dàng. Và ngay khi ngồi xuống, mở máy tính lên, bắt đầu gõ chữ, là khép lại vĩnh viễn một thời của say đắm, để chữ hiện ra trong tâm thức giải thoát. Hãy là một con tê giác trong rừng chữ nghĩa. Hãy giữ tâm xả ly hiện tiền thường trực. Từng chữ chúng ta viết xuống nhất định sẽ là từng cái vươn cánh của một con chim đã biết bay giữa bầu trời Tánh Không, nơi sẽ không một dấu vết nào của thế gian dò ra nổi. Và tâm xả ly chính là mỹ học của giải thoát.

Xin trân trọng cảm ơn Hòa Thượng Thích Thái Siêu chứng minh buổi lễ, cảm ơn chư tôn đức Tăng Ni, cảm ơn Hội Phật Học Đuốc Tuệ, cảm ơn Thư Viện Hoa Sen và Ananda Viet Foundation, và cảm ơn tất cả thính chúng. Xin chúc lành tất cả.

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 20.7. Bản Việt dịch ở: https://suttacentral.net/vn/sn20.7    

Bản Anh dịch: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn20/sn20.007.than.html  

(2) Kinh AN 5.198 - https://suttacentral.net/vn/an5.198  

(3) Kinh SN 22.95 -- https://suttacentral.net/vn/sn22.95  

(4) Kinh Pháp Cú - Kệ 46: http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=046  

Kệ 170: http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=170   

(5) Kinh Pháp Cú, Kệ 142 - http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=142

 


Hình ảnh trong
Lễ Trao Giải Ananda Việt Awards 2017
Chủ Nhật 14/1/2018
tại Trung Tâm Sangha Center, California
.


Le Trao Giai Ananda Viet Awards (1)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (2)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (3)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (4)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (5)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (6)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (7)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (9)Le Trao Giai Ananda Viet Awards (10)Le Trao Giai Ananda Viet Awards
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2018(Xem: 5509)
Phải tập tánh không giận Luôn bình thản nhẹ nhàng Khen chê không vướng bận Dù gặp điều trái ngang
03/11/2018(Xem: 6077)
Hôm nay, thứ 7 ngày 3 tháng 10 năm 2018 diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử của Thiền sư Thích Nhất hạnh với các huynh đệ và con cháu của Tổ Đình Từ Hiếu, Huế. Hôm nay, sau bao năm xa cách tha hương, Thầy Nhất Hạnh lại có mặt tại Việt Nam để đoàn tụ trong sự chờ đón của các Phật tử Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh đã xuất gia tại Tổ Đình Từ Hiếu này lúc 16 tuổi và hôm nay, đã quay về chùa Tổ để cùng các học trò và Phật tử thực tập chánh niệm, để mang chánh niệm về với quê hương Việt Nam, về cho dân tộc Việt Nam. Thật là màu nhiệm và vi diệu.
01/11/2018(Xem: 15533)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ XỨNG DANH THẠCH TRỤ (thơ Thích Viên Thành), trang 11 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ TÔI (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 11 ¨ CHUYẾN ĐI ÚC CHỨNG MINH LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA TRÚC LÂM (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ MÙA CHỚM VÀO ĐÔNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 14 ¨ SINH VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH (Quảng Tánh), trang 15 ¨ THÀNH TỰU NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 16 ¨ TỎA SÁNG BÓNG THIỀN TĂNG (thơ Chúc Hiền), trang 17
24/10/2018(Xem: 13637)
Chánh Pháp, số 83, tháng 10.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ TÌM LỐI SỐNG (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ CAO ĐẸP NGƯỜI TU (thơ Thích Viên Thành), trang 10 ¨ TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 11 ¨ VÔ NGÃ, TRĂNG GIÀ, DƠI, LUÂN HỒI (thơ Chu Vương Miện), trang 15 ¨ ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA (Nguyên Giác), trang 16 ¨ MẤT NGỦ, MẸ TÔI KỂ, BỨC CHÂN DUNG CUỘC ĐỜI (thơ Pháp Hoan), trang 21
15/10/2018(Xem: 3398)
Bao kiếp trầm luân vòng lưu lạc Trong mê nghiệp chướng đã cuộn đầy Một sớm tỉnh bừng nghe Phật Pháp Nghìn năm trôi tựa áng mây bay!
24/09/2018(Xem: 4217)
Từ non cao, những đợt lá vàng cuốn theo gió, rơi theo dòng suối, trôi giạt xuống con sông nhỏ trong làng; rồi từng nhóm lá xuôi dòng, tấp vào bờ này hay bờ kia. Đôi khi cũng có vài chiếc lá đơn chiếc, chẳng tụ bên nhau, không ghé nơi đâu, trôi thẳng ra biển lớn.
14/09/2018(Xem: 15118)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
12/09/2018(Xem: 12392)
Đọc "Mẹ Hiền", Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long, Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn. Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương, êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán. Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa. Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thi
07/09/2018(Xem: 5751)
Chùa Hoằng Pháp, sinh hoạt và phát triển hợp với tên gọi từ thời khai sơn năm 1957, đã thực hiện vai trò hoằng pháp trong nước suốt 60 năm qua mà tích cực nhất là từ năm 1975 đến thời hiện tại. Những người theo đạo Phật hay có khuynh hướng tìm hiểu đạo Phật đã khá thích thú theo dõi nội dung sinh hoạt tổ chức tại chùa Hoằng Pháp với hơn 60 chương trình tu học đã được thực hiện, bao gồm nhiều đề tài chuyên biệt về tôn giáo, xã hội, giáo dục… dành cho đại chúng thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi. Pháp sư, giáo thọ, diễn giả… thuyết pháp, pháp thoại, thuyết trình, nói chuyện… đã quy tụ nhiều nhân vật trong đạo cũng như ngoài đời nổi tiếng hay có bề dày trải nghiệm thực tế ở mức độ sâu và đặc biệt về mặt nầy hay mặt nọ. Nhưng tổng quát, đều có một mẫu số chung là tìm về Phật pháp để chiêm nghiệm, học hỏi hay tu trì sau những trải nghiệm thăng trầm của cuộc sống giữa đời thường. Nhiều nhân vật bày tỏ tấm lòng chân thành qua quá trình nương nhờ Phật pháp và các chương trình tu học của
05/09/2018(Xem: 6815)
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi “IPad” hầu hết là người Á châu – Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]