Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể

07/11/201718:48(Xem: 2808)
Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể

Bao Nha Trang (2)

Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể.
 
NƠI ẨN TRÚ TRÁNH BÃO



Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy...

Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.

Bắt đầu từ 4h15, khi ngoài phố nước đã ngập trắng, không còn thấy đâu là đường đi, đâu là vỉa hè, gió giật từng cơn hung bạo... một cánh cửa gỗ mở hé ra, vừa đủ cho một người bên ngoài chen lách vào bên trong. Một người, một người, thêm một người, rồi thêm người khác nữa, người trước gọi thêm người sau bên ngoài đầu hẻm chạy vào... rồi chen chúc nhau trong gian phòng khách chật hẹp.

Đó là một chị đứng tuổi nhà ở dưới Cửa Bé, chở hàng tạp hóa chất đầy trên chiếc xe đạp điện lên thành phố bán cho có đủ về trả tiền vay góp, bán ráng cả đêm, sáng về được nửa đường thì bão vào đến, xe chạy hết nổi, người và xe cùng hàng hóa bị quật ngã nghiêng, phải cố đẩy xe vào đầu con hẻm, rồi quăng thí đó mà chạy vào sâu bên trong hẻm tìm nơi lánh nạn. Đó là một chàng trai trẻ tuổi đôi mươi, tuy có khoác chiếc "áo mưa ăn liền" vẫn ướt sũng từ ngoài vào trong, môi tím tái, co rúm người vì lạnh run, nói không ra hơi. Đó là một cô gái đi làm xa vừa xuống ga tàu lửa với hai vali hành lý, được chú xe ôm chở liều về nhà ở đường Hùng Vương, nhưng đến được ngã ba Nguyễn Thiện Thuật- Lê Thánh Tôn thì cả hai người và xe đều bị gió mạnh quật ngã giữa phố nước, phải bỏ xe mà chạy vào hẻm ẩn nấp. Đó là một anh công nhân xây dựng, làm tăng ca ở công trường dưới Cầu Đá, nhà thì ở tuốt trên Thành-Diên Khánh, ỷ y bão sẽ không vào đến, mà có vào cũng không đến nỗi  lớn dữ, nên về không kịp, xe ngập nước tắt máy, gồng mình dắt bộ một đoạn dài thì bão đuổi đến sau lưng, hoảng hốt đẩy xe chạy vào con hẻm ẩn náu, sắc diện vẫn còn lộ rõ nỗi kinh hoàng…

Bên kia đường, đối diện với con hẻm nhỏ này, là một khách sạn 5 sao sừng sững hoành tráng, là một trụ sở của UBND Thành Phố khang trang đồ sộ, nhưng đều tường cao rào kín, cửa bít cổng che, cho nên những người lỡ đường gặp hoạn nạn chỉ có nước chạy vào con hẻm nhỏ để cầu may tìm nơi ẩn trú. Và may thiệt, nhân duyên đã đưa đẩy cho họ gặp được căn nhà nhỏ có cánh cửa gỗ hé mở, mở ra rồi đóng sập lại, lại mở ra rồi đóng vội, để đón tiếp từng người, khi ngoài kia mưa vẫn xối xả, gió mỗi lúc càng cuồng nộ thổi giật hú gào...

Ba người trong nhà nhỏ đón tiếp mười lăm người  bên ngoài hoàn toàn xa lạ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà bỗng dưng trở thành thân quen, như đã gặp nhau, biết nhau từ thuở não thuở nào rồi. Ai đang đói bụng thì có bánh mì nguội chấm sữa, có mì gói nóng hổi vừa thổi vừa xì xụp; ai đang ướt lạnh thì có áo quần khô lành lặn của gia chủ gửi tặng để thay ngay lập tức. Ấm lòng. Ấm người. Run rẩy lắp bắp thì từ từ đã hồi sức, nói năng ra câu ra điêụ. Lạc hồn thì dần dần đã hoàn hồn an tâm. Khi đã hoàn hồn rồi, bão cũng đã dần đi qua rồi, những người trú ẩn mới có thời giờ nhìn ngắm trên bốn bức vách đã và  đang còn  ôm lấy họ như vòng tay thân ái suốt mấy tiếng đồng hồ qua, để thấy những khung hình lộng kính có bản Kinh Từ Bi, có hình ảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni,  bên góc phải là tượng gỗ lũa Sư Tổ Bồ Đề, tượng ngài Tuyết Sơn, tượng đức Di Lặc cười toe toét trấn an… Chỉ là gian phòng khách, không phải gian thờ phụng, nhưng luôn luôn ấm cúng, thanh thoát, và cởi mở thân thiện đón nhận bất cứ một ai bước qua khung cửa.

Người  đàn ông chủ hộ của nơi trú ẩn nhỏ bé này không có mặt vào thời khắc đó, vì đang bận trực ở nhà từ đường cổ kính để canh giấc ngủ cho mẹ già, chỉ biết được tình hình an nguy ở nhà riêng của mình qua liên lạc điện thoại trước khi hết pin và cúp điện toàn tỉnh.

Ngay những giây phút nhận được tin báo, hắn ta, người chủ hộ, đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Hắn mừng vui vì từ đây về sau mình sẽ hoàn toàn an tâm khi những người thân của mình đã tự ý tự động làm được những việc thiện nguyện mà không cần phải có sự hiện diện của mình, không cần phải đợi nghe mình mở miệng kêu gọi, khuyên bảo, chỉ dẫn hay nhắc nhở. Rất an tâm và vui mừng khôn tả.

Bão đã đi qua. Gió đã lặng dần, mưa còn lất phất bay, Từng người, từng người, từng người  rời khỏi nơi trú ẩn để về với nhà, với gia đình, với những lo toan bề bộn sau cơn bão hung tàn khủng khiếp… Gian phòng khách mới chật chội đó mà bổng dưng rộng thoáng rộng thênh, bắt đầu đón những tia nắng đầu tiền rọi chiếu qua hai khung cửa gỗ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn…

Hắn ta, người chủ hộ, viết những dòng này không phải để kể lễ báo công báo thành tích của ai, mà chỉ muốn gửi đi một thông điệp đến thập phương bá tánh:

“Hãy mở lòng mình ra trước, thì tất cả mọi cánh cửa đều sẽ tự động mở toang theo để đón lấy thiện duyên. Đừng đóng bít đóng kín kẽ quá, sẽ không thấy hiểu được hết  ý nghĩa và sự nhiệm mầu của cuộc sống!”

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2014(Xem: 11322)
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO (TK. Thích Huyền Quang), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC t.t. (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BƯỚC XUỐNG TRẦN GIAN, DUYÊN NỢ (thơ Hàn Long Ẩn), trang 13 ¨ QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN II, NHIỆM KỲ II (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN VÀ AN CƯ TẠI PHV QUỐC TẾ (Hophap.net), trang 16 ¨ PHỤC BÁI THƯỢNG VĂN (BHDTƯ GĐPTVN), trang 18 ¨ NIỀM VUI TU HỌC (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 19 ¨ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ BẠN (HT. Thích Trí Chơn dịch), trang 20 ¨ NGÀY ĐẦU AN CƯ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ (Thích Minh Dung), trang 23 ¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN IV (Hoavouu.com), trang 24 ¨ CHÉN TRÀ TÀO KHÊ (Thích Nguyên Tạng), trang 26 ¨ ĐỒI MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 28
17/07/2014(Xem: 6845)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu. Người ta tạm định nghĩa, “ngôn ngữ chỉ là một công cụ” dùng để biểu đạt ý nghĩ, trạng thái tâm sinh lý để người khác nhận biết, thấu hiểu, cảm thông. Có nhiều dạng ngôn ngữ, ta có thể tạm chia ra làm hai, ngôn ngữ xuất phát ở bên trong (nội tính) và ngôn ngữ thể hiện ở bên ngoài (ngoại tính). Cho dù phát xuất từ đâu, một khi xử dụng nếu ta không có trí tuệ, chân thật, ái ngữ, lợi hành, lợi người, thì không khéo sự biểu đạt ấy, đôi khi lại là mầm mống, nguyên nhân của những hiểu lầm, ngộ nhận, xích mích, đáng tiếc khác.
24/06/2014(Xem: 3432)
Vào một buổi sáng thật đẹp trời của ngày 26 tháng 11 năm 2012, phái đoàn nhỏ của chúng tôi gồm Thượng Tọa Quảng Đạo (Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc), tôi (Chùa Hương Sen, Hoa Kỳ) và vài nam nữ Phật tử nữa được Thượng Tọa Phổ Huân (Trụ trì chùa Pháp Bảo, Sydneys) đưa lên viếng cơ sở thứ hai của chùa Pháp Bảo là Tu viện Đa Bảo, tiểu Bang New South Wales, Úc Châu, và thăm Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, đang nhập thất tại đây.
21/06/2014(Xem: 7202)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
16/06/2014(Xem: 28725)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
14/06/2014(Xem: 11745)
Xưa có bầy khỉ nọ Lội xuống hồ vớt trăng Vớt mãi hoài không được Nên mặt mày.. nhăn nhăn.
10/06/2014(Xem: 6568)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 23847)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 3988)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 5958)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567