Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Đi Lưu Mấy Dòng Không

07/03/201719:04(Xem: 7996)
Người Đi Lưu Mấy Dòng Không
 

Người Đi Lưu Mấy Dòng Không

Lần đầu tiên nghe bản nhạc “Hồ Như” của Hoàng Quốc Bảo, tôi có cảm giác như có một tiếng vọng xa xăm xóay vào hồn mình. Chỉ đọc cái tựa đề không thôi mà đã dấy lên sự mông lung, hư hư thực thực. Những con chữ thênh thoang, âm điệu êm dịu khiến tôi thắc mắc và tìm hiểu thêm về dòng nhạc của ông.  Một nhà văn gọi dòng nhạc của ông với ba chữ”Khúc Vô Thanh”.  Còn tôi, chỉ dùng một chữ để diễn tả, đó là dòng nhạc “Không”.
Một chữ “KHÔNG” thôi hàm chứa bao nhiêu cốt lũy của đạo Phật. Hoàng Quốc Bảo đã thấu triệt bản chất cuộc đời –  hư huyễn, giả tạm nên xếp lại những cung mi, cung la và xuất gia tại thiền viện Trúc Lâm. Trong bài Hồ Như, chúng ta thấy rõ nỗi khắc khoải về quá khứ, mơ hồ về thân phận, cuộc đời:
13118hinh-anh-phong-canh-ben-thuyen-tho-mong
Đôi lúc ta buồn hơn bến sông
Đời trôi qua như tiếng muôn trùng
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Nghệ sĩ thường mẫn cảm,  buồn hơn thế gian buồn.  Hoàng Quốc Bảo  “buồn hơn bến sông” và “buồn hơn cỏ dại”.  Sự mẫn cảm là chất liệu xúc sáng tạo và là lớp bọc giúp người nghệ sĩ tồn tại trong thế giới riêng của mình bởi cuộc đời ngoài kia vốn gai góc.
nguahi
Đôi lúc đường về quê mịt mù
Ngựa hồ như đứng hí thiên thu
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Hình ảnh ngựa đứng hí thiên thu giữa núi rừng hoang vu, tịch mịch. Dường như đó cũng là hình ảnh những tâm hồn lưu lạc tha hương mõi mắt ngóng về quê cũ, không biết ngày nào mới trở lại.  Tình quê tình nước vẫn chứa chan nhưng quê nhà vẫn xa vời vợi trong tâm tưởng.  Tiếng ngựa hí thiên thu là nỗi khắc khoải trong lòng nhạc sĩ khi nhìn lại đời mình?  Hay phải chăng cũng là tiếng kêu thống thiết của một kiếp nhân sinh?
Có lẽ ta về ai biết đâu
Trồng vàng hoa trên núi sương hào
Có lẽ trăm rừng xanh trở lại
Gọi đàn chim xa mãi phương nào
Có lẽ ta về như giấc mơ
Làm giòng sông bôi xóa đôi bờ
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Đôi bờ có phải diễn tả hai thế giới nghệ sĩ và tỉnh thức luôn mâu thuẫn nhau?  Những người cùng dòng từ trường thường có cùng sự rung động hoặc giao cảm. Nỗi xâu xé, nỗi chênh vênh giữa hai thế giới khiến tôi đồng cảm sâu xa trong từng lời nhạc của  Hoàng Quốc Bảo. Có lẽ ta xuống cõi chợ, có lẽ ta lên non cao, và “có lẽ ta về ai biết đâu”. Và vì vậy mà đôi khi ta lơ thơ lẩn thẩn, xác đây mà hồn dạt phương nào như mô tả  trong tập thơ Chèo Vỡ Sông Trăng của thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh:
Sống với núi mà hồn chưa hóa núi
Đôi khi lòng thơ thẩn một dòng sông
Muôn trùng chập chờn, muôn trùng mộng mị vòi vĩnh nét bi lụy trong tâm hồn nghệ sĩ. Hồ Như làm tôi liên tưởng đến bản nhạc Concerto De Aranjuez Adagio của Joaquín Rodrigo, một nhà soạn nhạc nổi tiếng bị mù từ năm lên ba tuổi.  Âm điệu  toát lên cái buồn thăm thẳm, nỗi đau khổ chất ngất vì tác giả phải sống cả đời trong trong bóng tối.  Sự huyền diệu của âm thanh, cung bậc trầm bồng diệu vợi in vào tim óc như tiếng chuông gõ  chạm vào vùng tâm thức để bừng lên một trời ký ức.  Đạo níu đời gây bao cảnh se sua. Đời níu đạo sinh nhiều  vênh váo. Đâu nhị nguyên? Đâu hý luận?  Người mê cho mình tỉnh, người tỉnh không biết mình vẫn còn mê. Mê tỉnh, tỉnh mê – vô bến vô  bờ – vô cội vô căn, lăn lóc trong kiếp luân hồi.
Trong khi nhiều người muốn làm cái thước để đo người khác thì Hoàng Quốc Bảo lại muốn làm “con đò chở nhân gian qua”. Một ý tưởng thật nhân bản.
Xin làm con đò chở nhân gian qua
Bờ bến trăm năm, thân chú mịt mù.
(Tịch Mặc Nét Ai Cươi-Hoàng Quốc Bảo)
Đôi khi ta tách mình ra khỏi cõi chợ để hứng chút nhựa sống uyên nguyên của đất trời, để cảm những điều dung dị, để lật lại những trang tâm và để gậm nhấm nỗi cô liêu một cách thú vị chứ không phải đoạ đày. Cô liêu cũng là nhịp cầu hướng đến sự giải thoát nội tâm.
Nghệ sĩ thích sự sáng tạo và đam mê và họ thoát thai sự sáng tạo đam mê đó  bằng nhiều hình thức. Hoàng Quốc Bảo thoát với nốt nhạc, với “vài trang thư rụng xuống đời mang mang”. Tôi cũng thích cuộc phiêu lưu làm ăn mày văn chương để thoát dòng tư tưởng, để tìm về cội nguồn.
Hồn ta – dòng suối mát trong
Mân mê con chữ giữa lòng nhân gian
dochieu
Hoàng Quốc Bảo không chỉ muốn làm con đò chở nhân gian qua, mà còn muốn “làm cội mai vàng nở ngát thiên thu”.  Đó là một người với cái tâm thường tại, tâm không mong không cầu – an nhiên.  Không phải ai cũng có được mà đôi khi đòi hỏi một công án thiền. Với Phạm Công Thiện thì “tiếng chuông vọng luân hồi”, còn Hoàng Quốc Bảo thì “chuông đại hồng xoá oán thù xưa”.  Thật vậy,  thương – ghét mấy rồi tất cả rồi cũng đi qua. Ngàn năm mây trắng bay, vẫn bay!
Âm nhạc có chất trị liệu tinh thần. Vui đi nghe nhạc. Buồn cũng đi nghe nhạc. Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo không chỉ ru hồn mà còn chứa một sự sâu lắng về nhân sinh quan. Chất thiền, sự khai ngộ ẩn hiện trong nỗi khắc khoải.  Có lẽ ông ngộ ra rằng âm nhạc không thể  cứu cánh bờ tâm linh, nên đã rời xa chốn bụi. Mỗi chúng ta có mặt trên cuộc đời này đều có một sứ mệnh. Đôi khi sứ mệnh không là việc đào sông lấp biển, mà có thể rất đơn giản: ban bố một nụ cười,  giúp một ai trong lúc khó khăn, lắng nghe một nỗi lòng.
Nếu mình không thể tử tế với người khác thì ít ra cũng tử tế với chính mình. Tử tế với chính mình là sống thật cho dù trong hỉ, nộ, ái . Có cảm tưởng rằng con người thích sống dùm người khác. Được nhờ sống dùm đã đành, đằng này không được nhờ mà tình nguyện nói dùm, nghĩ dùm, và gào khóc dùm luôn mới siêu đẳng.  Sống tử tế cũng là sống biết tha thứ cho chính mình.  Ngọn lưỡi nhân gian nhọn. Chúng ta hụp lặn, ươm muộn phiền, chồng chấp lớp lớp uẫn, và một lúc nào muốn vứt bỏ hết. Chúng ta vứt vì cảm thấy quá muộn phiền, còn Hoàng Quốc Bảo “vứt dép theo trăng” vì “nhìn thấy cội nguộn”, và  đốn ngộ vô thường.
Thật vậy, không ai cho mình phẩm lượng cuộc sống, và cũng không ai phân định giá trị bản thân mình bằng chính mình.  Đâu nhị nguyên? Đâu hý luận? Tất cả loanh quanh một vòng đối đãi, và cuối cùng như câu thơ trong bài Thơ Khuya của BS Trần Xuân Ninh: ” Vẫy vùng, được mất, thẩy đều không”.  Ở nhạc Hoàng Quốc Bảo, tôi thấy một tư tưởng giải thoát sâu xa thấm nhuần, Hoàng Quốc Bảo đã “nhìn lại bên kia bờ vắng như không”  Người đã vào chốn thiền môn để làm con đò chở nhân gian qua. Tôi vẫn ngồi đây với giọt lắng đọng lật những trang đời đã qua với bao ngậm ngùi. Mùi trầm hương quyện mịt mù không gian.Hoàng Quốc Bảo mạnh mẽ giã từ thế giới nghệ sĩ và chọn cho mình một con đường cao cả, một hạnh nguyện cao vời. Còn tôi, một kẻ tài tử vẫnlăn lóc trong cõi tục lụy:
thiensu
Xoè tay bắt bóng bên cầu
Bóng vờn bay mãi bạc đầu xanh xao
Trầm u quyện giấc chiêm bao
Thềm rêu dõi ngóng non cao tự tình
(Như Huyễn Như Mộng- Lê Diễm Chi Huệ)
Giữa trùng trùng duyên nghiệp, tôi cố nhắc mình lời của thiền sư Trần Nhân Tông  “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
trakhuya
Hớp một ngụm trà. Mĩm một nụ cười an nhiên. Mảnh trăng lưỡi liềm hắt tia sáng yếu ớt qua khe hở xuyên qua mành cửa sổ. Sương khuya ngoài kia có lẽ vẫn còn sa giữa không gian bao la của màn đêm tĩnh mịch.
02.09.2017
Lê Diễm Chi Huệ
___________________________________________
Trích dẫn:
-Trần Nhân Tông, Kệ Vân [ xem bản điện tử trong trang nhà  Thivien.net]
-Phạm Công Thiện, Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng Phạm Công Thiện [ xem bản điện tử trong trang nhà Phamcongthieng.com]
-Hoàng Quốc Bảo, Hồ Như, Lên Non Quảy Mộng, Tịch Mặc Nét Ai Cười  [ Xem bản điện tử trong trang nhà Lyrics.tkaraoke.com]
-Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Chèo Vỡ Sông Trăng[Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế xuất bản 1993]
-BS. Trần Xuân Ninh, Thơ Khuya [ xem bản điện tử trong trang nhà Lediemchihue.com]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2024(Xem: 552)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 483)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 469)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 1213)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 512)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 502)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 956)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 1876)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 698)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 1693)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567