Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người còn lại của nhóm tao nhân mặc khách

19/11/201617:35(Xem: 4658)
Người còn lại của nhóm tao nhân mặc khách
Sư ông Thích Phước An:

Người còn lại của nhóm tao nhân mặc khách

Tác giả Thích Phước An vừa có cuộc hội ngộ vào sáng 18-11 cùng  bạn đọc tại Sài Gòn trong cảm xúc hướng về văn hóa Phật giáo Việt Nam, nhân dịp tập sách Đường về núi cũ chùa xưa được tái bản.

HT Thich Phuoc An
Tác giả Thích Phước An (thứ 2 từ trái) cùng trò chuyện
 với nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn (thứ 2 từ phải qua) - Ảnh: L.ĐIỀN



Nhưng việc ra mắt sách chỉ là cái cớ, bởi bản thân dòng thông tin ngắn gọn rằng nhà sư Thích Phước An từ đồi Trại Thủy (Nha Trang) vào Sài Gòn đã có một sức quyến rũ đặc biệt đối với bạn bè, người đồng đạo và giới quan tâm.

Quyến rũ bởi tính cho đến nay, sư ông Thích Phước An là người còn lại của nhóm tao nhân mặc khách - những trí thức một thời lừng lẫy của miền nam trước kia với tên tuổi vẫn còn được nhiều bạn trẻ hiện nay tìm đọc như Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Quách Tấn, Tuệ Sỹ...

Về đường đạo, những vị này ít nhiều gắn bó với Hòa thượng Thích Trí Thủ như một lớp môn đệ.

Còn trong không gian sinh hoạt trí thức thời bấy giờ, những tên tuổi này không chỉ tiêu biểu cho những con người tiên phong trong khám phá và trải nghiệm chân lý, mà còn rất mực tài hoa trong sáng tác và nghiêm cẩn trong hành trình nghiên cứu, khảo nghiệm các giá trị văn, triết giao thoa giữa bản sắc Việt Nam và tinh hoa Đông Tây.

Nay, những tên tuổi một thời hầu hết đều quá vãng, câu thơ “Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn/ cây khế đồi cao trổ hết bông” của Phạm Công Thiện có còn gợi cho ai nhớ đến tên đồi Trại Thủy - nơi tọa lạc ngôi chùa Hải Đức nổi tiếng một thời không?

Hay đọc bài thơ của Quách Tấn “Chùa ẩn non mây trắng/ Bóng in hồ liễu xanh/ Mai chiều chuông đã tạnh/ Vòng sóng còn long lanh”, hẳn khách yêu thơ sẽ lại bồi hồi liên tưởng đến mái chùa Hải Đức một thời là điểm hẹn của nguồn thơ...

Duong ve nui cu
Sách do NXB Hồng Đức cấp phép xuất bản, phát hành trên cả nước từ ngày 26-11 - Ảnh: L.ĐIỀN




Và rồi mừng rằng sư thầy Thích Phước An vẫn còn khỏe mạnh.

Mừng rằng giữa Sài Gòn oi ả ồn ào vẫn còn một khoảng không gian để mọi người đến và nghe vị sư già kể chuyện nhà thơ Trần Nhân Tông vào năm 1308 từ Yên Tử trở về kinh đô thăm người chị bị bệnh, thăm xong, trên đường về lại núi, ông ghé nghỉ lại một ngôi chùa ở làng Hương Cổ Châu.

Sáng hôm sau trước khi rời chùa ông vua Trần ghi lại một bài thơ trên vách tường mà trong đó có câu “khi cung ma bị quản chặt/ thì cõi Phật xuân không kể xiết”, thật là ý vị.


Cái ý vị của chuyện xưa dường như được nối liền với những người hôm nay.

Chính một nhóm bạn trẻ có lòng với văn hóa Việt, với lòng hâm mộ đạo Phật nghìn năm in đậm ở Việt Nam, đã chung tay in lại tác phẩm Đường về núi cũ chùa xưa như một cách kêu gọi mọi người hãy chung tay gầy dựng lại những mối giềng trong đạo lý và cách sống của người Việt mình, bắt đầu từ những bài học mềm mại của Phật giáo.


Và thật đáng quý làm sao, những người có mặt tại buổi gặp nhau đều cho rằng: điều này cần thiết lắm.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh kêu gọi mọi người hãy cùng nhau sống và viết theo tinh thần Phật giáo, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn còn gợi mở thêm rằng mỗi chúng ta hôm nay nên nghĩ đến việc tự mình góp phần vào công cuộc phục hưng văn hóa dân tộc, chứ không nên giới hạn ở một tôn giáo nào.

Và rằng trong quá trình gọi nhau hãy làm điều gì đó có ích cho văn hóa Việt Nam hôm nay, còn phải nhìn rộng ra để học thêm từ phương Tây, từ những kinh nghiệm và thành tựu của thế giới văn minh, “chúng ta hoàn toàn có thể bắt tay nhau để hồi sinh sức mạnh của dân tộc” - ông bày tỏ niềm tin tưởng.


Xin cảm ơn nhà sư Thích Phước An, cảm ơn tập sách mang nhiều bài học về Phật giáo Việt Nam, những câu chuyện, những tồn nghi, những giá trị một thời... mà nếu không nhắc lại, không xới lên, không chia sẻ bằng tinh thần gợi mở hẳn nó sẽ chìm vào quên lãng trong đáng tiếc.

Thầy ngồi đó, kể chuyện và nghe những bạn đọc trẻ tâm sự, nghe những chuyện vui buồn đang ngày ngày diễn ra rất xa mà cũng rất gần với ngọn đồi Trại Thủy bấy nay thầy gắn bó.


Ôn bảo, "sắp tới tôi sẽ ra tiếp quyển sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, viết về những người bạn bè văn thơ xưa, những nhận vật một thời quen thuộc với mọi người và ít nhiều đều có giao tình với tôi...".

Vậy là chúng ta vẫn còn có thể chờ tin bút mực từ đồi Trại Thủy, chẳng phải vui sao!


Lam Điền (TTO)

www.giacngo.vn



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 4649)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 4944)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 6934)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 3384)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 3723)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
11/02/2013(Xem: 3797)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 9083)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 8484)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 2575)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 7685)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567