Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữ gìn tiếng Việt cho con

05/04/201616:11(Xem: 6226)
Giữ gìn tiếng Việt cho con


Thai Dac Nhuong-7

Hạt giống yêu thương (Bài 89)
Giữ gìn tiếng Việt cho con




Với những bậc cha mẹ Việt sống tại hải ngoại, được nghe con nói tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ. Làm thế nào để gieo cho con tình yêu tiếng Việt là câu hỏi lớn với những người làm giáo dục.






Thai Dac Nhuong-8

Tiếng Việt ở hải ngoại sẽ đi về đâu?

“Tiếng Việt còn trong mọi người, người Việt còn thì còn nước non; Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau; Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn; Giữ tiếng Việt cho nối đời, lời quê hương ấy lời sắc son.” Những ca từ trong bài hát “Thương ca tiếng Việt” do Đức Trí sáng tác như tấc lòng của rất nhiều người Việt sống ở hải ngoại.

Các bậc phụ huynh có con sinh ra ở nước ngoài có lẽ không ít lần tự hỏi, làm sao để giữ gìn tiếng Việt cho con, làm sao để gieo cho trẻ thơ tình yêu tiếng mẹ, tiếng quê hương?

Đó cũng là trăn trở của  ông Thái Đắc Nhương, hiệu trưởng trường Việt ngữ Lạc Hồng tại Melbourne.

Trước năm 1975, ông là cựu giáo chức tại Sài Gòn. Ông đến Úc với tư cách người tị nạn và làm nhân viên xã hội cho Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng hơn 25 năm.

Ông Thái Đắc Nhương thành lập trường Việt Ngữ Lạc Hồng năm 1984 như lời đáp cho câu hỏi “Tiếng Việt ở Úc rồi sẽ về đâu.  Bộ sách Em Học Tiếng Việt từ  lớp Mẫu giáo đến lớp 12 được ông viết từ năm 1990 và hoàn thành vào năm 2000.

“Mình đặt tên con là Xuân Việt để nhắc cháu luôn nhớ mình là người Việt, phải hiểu và nói được tiếng Việt. Ở cương vị làm cha mẹ, mình rất buồn khi nghĩ rằng tiếng Việt rồi sẽ mai một qua nhiều thế hệ”.  Chị Quyên Trần.

Những ngày đầu dạy tiếng Việt tại Úc vô cùng khó khăn, cả việc tìm địa điểm giảng dạy cho đến giáo trình. Thầy cô hầu như “đánh võ tự do”, theo cách giảng dạy cũ trong việc dạy tiếng Việt cho các em, ông Nhương chia sẻ.

Sau này, chương trình ngày một thay đổi theo hướng thực tế, đàm thoại, ngắn gọn, giúp các em hiểu về gia đình, văn hóa và xây dựng kỹ năng giao tiếp trong gia đình.

Những người giữ lửa

Nhu cầu học tiếng Việt ngày một giảm, khi các bậc phụ huynh thế hệ thứ Hai sinh đẻ ở Úc không thể nói tiếng Việt nhiều với các con, áp lực học tập trong trường chính khóa ngày một tăng cũng như chương trình thi VCE chung cho du học sinh và học sinh bản địa khiến các em gặp nhiều trở ngại.

Thế nhưngvới hầu hết cha mẹ, việc giữ gìn tiếng Việt cho con là cái gốc, cái nôi trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Trần Hồng Thắm, mẹ của bé Dương Hồng Duyên chia sẻ với SBS niềm tự hào khi con biết thưa gửi ông bà, cha mẹ.

“Khi con đi học về, bé kể chuyện trường lớp bằng tiếng Việt làm tình cảm gia đình như gắn kết hơn. Cháu thường xuyên nói chuyện và mời ông bà đi dự sinh nhật bằng tiếng Việt làm ông bà rất vui”.

“Tiếng Việt mình còn thì bản sắc và văn hóa Việt Nam ở hải ngoại sẽ còn”. Ông Thái Đắc Nhương

Trăn trở của chị Hồng Thắm là khi con càng lớn, thì việc dạy tiếng mẹ đẻ càng khó hơn: “Khi con còn nhỏ, chúng như tờ giấy trắng, dạy rất dễ dàng. Nhưng khi con lớn hơn thì cha mẹ phải thay đổi phương pháp giảng dạy”.

Phương pháp của chị Thắm là tâm sự thường xuyên với con, cho con nghe nhạc Việt và kể chuyện các câu chuyện cổ tích cho con mỗi đêm. Nhờ công sức của cha mẹ, Hồng Duyên thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ và hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam.

Ông Thái Đắc Nhương cho rằng cha mẹ nên khuyến khích hơn là sửa phạt khi con dạy con tiếng Việt

“Khi chấm điểm bài làm cho các em, thấy các em làm sai nhiều quá, tôi không nỡ cho điểm thấp, mà chỉ cho các em sai ở chỗ nào, để các em sửa lại, rồi chấm điểm cao hơn.”.

Chị Quyên Trần, mẹ của bé Xuân Việt cũng có chung tâm sự, chị còn gửi gắm hy vọng tình yêu ngôn ngữ vào tên của con trai.

Chị Quyên chia sẻ ngay từ khi Việt còn bé, chị thường thủ thỉ với con rằng, phải học giỏi tiếng Việt để trò chuyện với mẹ cho tình cảm và để còn có thể trò chuyện với ông bà ngoại của mình ở Mỹ, chị động viên con rằng biết thêm tiếng Việt sẽ giỏi hơn các bạn Tây.

“Có những khi cháu dùng từ sai, mẹ “lấy” con đi thay vì mẹ “giúp” con làm gì đó, hoặc mẹ “bắt” con ở trường thay vì “đón” con. Đó cũng là những kỷ niệm vui khi dạy con học tiếng Việt."

Tiết mục của các em trường Việt ngữ Lạc Hồng tham gia SBS Hội chợ Tết năm 2015



***
Source: sbs.com.au/vietnamese



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2013(Xem: 2528)
Tôi đã đi trên con đường này không biết đã bao nhiêu buổi sáng. Có buổi thành phố còn đang ngái ngủ, chỉ có những chiếc xe rửa đường rì rào lăn bánh, có buổi những toà cao ốc còn tắm đẫm sương đêm làm hai hàng mi long lanh những hạt nước trong suốt của hơi lạnh mùa đông. Và có những buổi như sáng nay, đường phố ngập những chiếc lá vàng và những hàng cây hai bên đường xôn xao đổ lá. Tự dưng, tôi nghe hồn mình chùng xuống vì một thoáng nhớ xa xôi.
21/06/2013(Xem: 2271)
Tháng 12, khi tui còn đi chơi lòng vòng. Sở làm dọn sang địa điểm mới. Ngày bắt đầu đi làm nơi mới cũng hơi bỡ ngỡ. Được cái chỗ làm mới ngay trung tâm thành phố. Đi một chuyến xe lửa 12 phút đã tới, mỗi ngày tiết kiệm được 50 phút cho 2 chuyến xe trams từ City xuống nơi làm cũ và trở về. 50 phút nhiều lắm chớ bộ. Nhưng...
28/05/2013(Xem: 2949)
Ai thật sự đã làm đời bạn khác đi? Hãy thử trả lời đôi điều dưới đây: - Hãy kể tên năm người giàu nhất trên thế giới. Hãy kể tên vài người đoạt vương miện hoa hậu hoàn vũ mấy năm gần đây nhất. Hãy kể tên 10 người đã đoạt giải Nobel hoặc giả Pulitzer
28/05/2013(Xem: 2673)
Cứ mỗi tháng tư, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn cố hữu, đó là không biết mùa xuân mới liệu có thể như mùa xuân rồi hay không. Cảnh vật trông như hoang phế, từ bầu trời, những ngọn đồi đến các cánh rừng tuyền một màu xám, giống như nước sơn lót trên vải của những bức tranh nghệ thuật khi chưa thành kiệt tác.
28/05/2013(Xem: 2812)
Một ngày nọ, hai cậu bé đang chơi đùa thì một bà tiên xuất hiện trước mặt và nói: “Ta tặng cho các cháu món quà năm mới” Bà trao cho mỗi đứa một gói quà và biến mất. Carl và Philip mở những gói quà ra và thấy trong đó là những quyển sách xinh đẹp, những trang giấy trắng tinh như tuyết khi lật trang đầu tiên.
14/05/2013(Xem: 2548)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
20/04/2013(Xem: 5161)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3075)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 7241)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 12147)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567