Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chư Thiên vấn Phật

09/01/201621:46(Xem: 14529)
Chư Thiên vấn Phật
 
 
 
Phat Thich Ca
Namo Sakya Muni Buddha
 
Chư Thiên vấn Phật
 
Một thiên nhân đến với Phật trong hóa thân một người Bà la Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ 
trang phục trắng như tuyết. Vị thiên nhân hỏi những câu mà Đức Phật trả lời sau đây. 
 
 Thiên nhân hỏi:
 - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? 
Chất độc nào tàn hại nhất? 
Ngọn lửa nào dữ dội nhất? 
Bóng đêm nào đen tối nhất?
 
 - Đức Phật trả lời: 
Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất,
dục vọng là chất độc tàn hại nhất, 
đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, 
vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
 
 - Vị thiên nhân lại hỏi:
 ‘’Ai là người lợi lạc nhiều nhất?
 Ai là người chịu thiệt thòi nhất?
 Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng?
 Vũ khí nào lợi hại nhất?’’
 
 - Đức Phật trả lời:
 - Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho.
Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam không chút biết ơn.
 Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được, và trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.
 
 - Vị Thiên nhân hỏi:
 ‘’Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất?
 Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, 
mà còn trên thiên giới? -  Đâu là nơi an toàn nhất để kho báu?’’
 
 - Đức Phật trả lời::
 ‘’Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất. Đức hạnh là kho tàng quý báu nhất. 
Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này,
 mà còn trên thiên giới.  Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.’’
 
 - Thiên nhân hỏi:
 ‘’Cái gì là hấp dẫn?  Cái gì là ghê tởm? 
Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?’’
 
- Đức Phật trả lời:
 ‘’Thiện là hấp dẫn, Ác là ghê tởm;
 một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất,
 sự giải thoát là cái vui lớn nhất.’’
 
 - Thiên nhân hỏi: 
‘’Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? 
Cái gì làm tình bạn tan vỡ? 
Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? 
Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?’’
 
- Đức Phật trả lời:
 ‘’Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.
 Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. 
Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, 
và Pháp vương là vị thầy thuốc giỏi nhất.’’
 
 - Vị thiên nhân lại hỏi:
 ‘’Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin Đức Thế Tôn giải đáp cho.
 Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?’’
 
 - Đức Thế Tôn trả lời:
 ‘’Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức 
của một việc thiện,  và những phước đức đó cải cách cả thế giới.’’
 (Trích Những lời Phật dạy - Mây Vô Danh dịch)
 
'Thân Giáo.Một gia đình có 3 người con trai, lũ trẻ từ nhỏ đã phải lớn lên trong tiếng cãi vã giữa cha mẹ, mẹ của chúng thường xuyên bị đánh tới mức thương tích khắp người. Người anh cả nghĩ:“Mẹ của mình thật đáng thương! Ta sau này nhất định sẽ đối xử tốt với vợ của mình”. Người anh thứ 2 nói: “Hôn nhân thật vô nghĩa, ta khi trưởng thành nhất định sẽ không kết hôn”.Người em út nói:“Hóa ra, làm chồng là có thể được đánh đập vợ mình như bố!”- Với cùng một hoàn cảnh nhưng mỗi người sẽ có những lối suy nghĩ khác nhau, và nhất định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Vì vậy, là cha mẹ ngoài việc giáo dục con cái bằng lời nói, thì những hành động gương mẫu của mình cũng vô cùng quan trọng mà ngôn từ nhà Phật gọi là Thân Giáo.Namo Buddhaya__(())__'
 
 Hai Ngọn Sóng
 
Con sóng nhỏ nghìn năm ôm buồn tủi..
Sao đời mình bé bỏng chẳng bằng ai!
Nên thầm lặng sóng đi, về thui thủi 
" Kiếp đời ta.. có lẽ.. đã an bài? "
 
Một sớm nao sóng mơn man tìm đến
Miền khơi xa trò chuyện với trùng dương
- Sao lạ thế, thân anh không bờ bến
Phận tôi hoài trong nhỏ nhắn, thê lương?
 
Con sóng lớn xoa đầu cười sóng nhỏ
Này, phải chăng vì nghĩ thế em buồn?
Em nhìn lại thân chúng mình sẽ rõ 
Ta và em, hai giọt nước chung nguồn.
 
Trong bản thể mình nào đâu to, nhỏ
Không thấp, cao, không giàu, khó, chia phân
Em thấy khác vì nhìn.. trên '' cái vỏ ''
Rồi buồn, vui, rồi biên giới, cách ngăn!
 
Em nhìn kỹ, trong em là ta đó
Và trong ta, có cả cuộc đời em.
Mình vốn dĩ trong nhau từ muôn thuở 
Cách xa vì xây đố kỵ, hờn ghen..
 
Con sóng nhỏ cúi đầu cười bẽn lẽn..
Bao nỗi niềm sương khói tận trùng khơi.
Rồi bất chợt vỡ tan hòa trong biển
Hai Sóng từ hôm đó một tên thôi...
Như Nhiên  (T Tanh' Tuệ)  
Thiền biển - California 
 
                                      Thich Tanh Tue's photo.
                                                                                  blank
                                                                           blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3511)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15311)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4128)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3865)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15381)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14421)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6861)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3915)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18189)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 11634)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]