Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc

28/10/201521:07(Xem: 4936)
Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc



HT Thich Thong Qua 2
Trang nhà Quảng  Đức vừa nhận tin HT Thích Thông Quả viện chủ Tu Viện Phước Hoa và Tu Viện Phước Lạc, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai viên tịch ngày 25-10-2015 tại Tu viện Phước Hoa xã Phước Thái huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. 

Được biết HT Thích Thông Quả khai sơn Tu viện Phước Hoa, Ngài sinh năm 1939 tại Đà Nẵng là đệ tử của Đại lão Ht Thích Thanh Từ thiền phái Trúc Lâm. Tu viện Phước Hoa là nơi đào tạo tăng tài, tu tập dòng thiền tông. Ngài là bậc thầy của hàng trăm đệ tử. Hòa thượng hạ lạp: 32 năm, Trụ thế: 76 tuổi

Lễ nhập kim quan lúc 10h ngày 26-10-2105 (nhằm ngày 14/09/ Ất Mùi). Lễ động quan, nhập bảo tháp ngày 09h ngày 01-11-2015 (nhằm ngày 19/09/ Ất Mùi) tại khuôn viên Tu viện Phước Hoa

Trang Nhà Quảng Đức thành kính phân ưu đến bậc thầy cao cả. Nguyện giác linh Ngài cao đăng Phật quốc.


***


Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc

Tiếp nhận thông tin Hòa Thượng Thích Thông Quả, viện chủ Thiền Viện Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai  viên tịch khiến  không  ít  anh em phụng sự văn nghệ Phật giáo chúng tôi bàng hoàng. Nếu có ai đó từng đến  Thiền Viện, gặp gỡ và trò chuyện cùng Hòa thượng hẳn rằng niềm thương tiếc này sẽ càng thêm to lớn, vượt qua ngưỡng duyên trần mang tên ái lụy!

 

           Không sao  cả, chúng ta hiện đang sống và ngụp lặn trong cõi thương yêu giận hờn ganh ghét, một chút ái lụy để tỏ lòng tiếc thương người vừa khuất bóng âu đó cũng  không phải là sai trái. Anh em chúng tôi mạnh dạng chấp nhận điều đó, bởi  qua đó chính là lực đầy cần thiết, như một ga nhỏ ven đường vắng, cho mình dừng chân và nhìn lại chặng đường đã qua.

 

            Cố Hòa thượng đối với anh em chúng tôi như một dấu lặng  khiêm nhường nằm  bên trên những nốt nhạc tưng bừng nhiều cung bậc. Cái dấu lặng  đó rất cần thiết để làm dịu đi bao cơn khát đến cháy bỏng  nhân gian. Vì thế, như một chốn bình an, như một chốn đi về, Thiền Viện Phước Hoa  hằng năm chào đón anh em  về tụ họp, quây quần bên bóng mát của Hòa thượng, được Hòa thượng ân cần hỏi han  từng người một. Một cử chỉ vuốt  đầu, hay một lời  gọi “Hồng Vân đâu rồi!”, “Thúy Vinh đâu rồi, ngâm cho Thầy nghe đi”.v…v..vẫn cứ như còn văng vẵng đâu đây. Bên bờ dậu thiền xá, bên từng khóm  hoa vẫn còn lưu giữ biết bao ân tình êm ái đó để anh em chúng tôi có những  giây phút xả bỏ hết  bao phiền lụy của chính con đường mình  đi qua  trong thế giới văn nghệ Phật giáo còn nhiều hổn tạp này.

 

                        Thế cho nên  cần lắm những lời dạy của Hòa Thượng  để anh em định lòng tinh tấn, cố gắng tránh xa những  vết trượt trước mắt và biết từ chối  những hư danh mà  không ít  giới làm  văn nghệ Phật giáo  đã và đang  lạc bước.

 

                        Những nốt nhạc dù đang nhày múa  ở độ trầm hay lên cao quảng năm, quàng sáu, chỉ cần một dấu lặng ấy nằm giữa khe ( la-si), tức khắc sẽ dịu êm và đi vào  hư vô, trả lại cho nhân thế  những xô bồ, ồn ào  phiền trược mà  những nền nhạc  trong vắt này vốn không bị tạo nhiểm từ lâu.

                       Cố Hòa thượng đã làm được điều đó, cái điều mà trước giờ nhiều vị lãnh đạo  văn hóa văn nghệ Phật giáo  đang rất khát khao muốn có được. Ca sĩ Phương Dung  sau khi cùng anh em  vấn an Hòa thượng đã có nói với người viết rằng nếu  Hòa thượng là người lãnh đạo thì giới văn nghệ sĩ Phật giáo mình hạnh phúc biết chừng nào. Đó cũng là ước mơ  của cả  một nến văn nghệ Phật giáo mà nhiều thập niên qua  đã bị những  bàn tay vấy bẩn mất rồi.

 

                       Nay Hòa thượng không còn nữa! Có lẽ rồi đây anh em chúng tôi sẽ phải tự ôn lấy bao lời dạy tốt đẹp  của Hòa thượng , tiếp tục sống trong sự tự chủ, gìn giữ lấy mình và đương nhiên  không quên trách nhiệm  gìn giữ và bảo vệ ý nghĩa trong sáng của cụm từ “Văn Nghệ phật Giáo”.

 

                       Tiển đưa Hòa thượng vào cõi vô cùng, anh em vẫn dàn hang ngang cúi đầu đứng đó như khi xưa đứng chờ Hòa Thượng  bên dậu  hoa thơm ngát chốn thiền  môn.

 

                       Thoảng đưa một tiếng chuông  ngọt lịm từ chánh điện vọng sang, anh em chúng mình mới biết rằng đã vĩnh viễn  mất Hòa thượng rồi. Thôi thì  đành chấp nhận  sự chiến thắng của vô thường, mong nơi chốn xa kia Hòa thượng vẫn còn nở nụ cười bên  anh em chúng con mãi mãi, và mãi mãi

 

                       Nguyện cầu giác linh Hòa Thượng  Cao Đăng Phật Quốc.

                      Anh em chúng con còn ở lại  để trả hết nợ trần trong muôn thuở  đắng cay!.

 

Giác Đạo – DƯƠNG KINH THÀNH

 

 

 

(Đính kèm  một số hình ảnh về Hòa thượng Thích Thông Quả và anh em nghệ sĩ)





Họp mặt nghệ sĩ tại Tu viện Phước Hoa

Sáng 27/7/2014 anh chị em nghệ sĩ đã có mặt tại nhà ca sĩ Phương Dung trước 8 giờ. Xe chuyển bánh về  ngã ba Cát Lái để lên đường cao tốc đi Long Thành.

Đã trở thành truyền thống họp mặt hàng năm dành cho giới văn nghệ sĩ tại Tu viện Phước Hoa, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, gần Thiền viện Thường Chiếu.

tu viện phước hoa,họp mặt nghệ sĩ,phương dung,uy thi ca,hằng vang

Tuy theo hệ phái Trúc Lâm củ HT T. Thanh Từ, nhưng ngôi Tam Bảo  mang dáng dấp của một ngôi chùa hơn là một Thiền viện; nội điện tôn thờ đơn giản; Tăng chúng trên 40 vị; được xây cất khang trang, rộng thoáng, nhiều phòng ốc rãi đều trên vuông đất nhiều cây cao bóng mát. Rừng cây dầu xanh mướt tạo dáng dấp thanh tịnh che phủ cả khuôn viên. Trên 5 mẫu  là hoa màu; đó là một phần giải quyết kinh tế cho cuộc sống đạm bạc nơi đạo tự; Sau chùa  trồng rau bắp như cố phủ xanh mặt đất; cuối chùa là ranh giới nghĩa trang. Diện tích đất được 11 hecta. Hầu hết các chùa viện tại Long Thành, Bà Rịa đều có diện tích khá rộng.

Từ Hòa Thượng tọa chủ đến thầy Huyền Lan, thầy Lộc, gốc miền Trung xứ Quảng, đều thấm đượm chất thi ca, nên thích hợp với giới nghệ sĩ Thành phố. Cứ hàng năm, Vu Lan về, anh chị em nghệ sĩ đều nhiệt tình đóng góp chương trình văn nghệ. Hôm nay, tuy chưa đến Vu Lan, nhưng thầy Huyền Lan thay mặt HT Tọa chủ, mời anh chị em nghệ sĩ về dùng cơm chay, thay đổi sinh khí mà suốt năm, anh chị em quá chật vật mệt mõi giữa chốn phố thị. Ngôi chùa xa phố thị, nằm khuất cách quốc lộ đi Vũng Tàu độ vài trăm mét, cách Sài gòn gần 70km theo đường xa lộ Hà nội, nếu đi đường cao tốc phía Cát Lái thì chỉ cần 45 phút từ Thị Nghè đã đến chùa.

tu viện phước hoa,họp mặt nghệ sĩ,phương dung,uy thi ca,hằng vang

HT. Thích Thông Quả bậc ân sư chia s

Hôm nay có cả bác Tống Hồ Cầm, nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân, có các nhạc sĩ: Hằng Vang, Uy Thi Ca, Giác An, Đặng Công Ninh, Thanh Hiệp, Nguyễn Hiệp, Tôn Thất Lan, nghệ sĩ Thúy Vinh, Nguyễn Quỳnh Hoa, ca sĩ Phương Dung, Hiếu Ngọc soạn giả Dương Kinh Thành...Rất tiếc hôm nay vắng mặt nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh; họ đều là những nghệ sĩ Phật tử thuần thành, nổi tiếng, từng đóng góp cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam trên 50 năm, những hạt giống gạo cội đó là những  nhân tố Hoằng pháp thầm lặng.

tu viện phước hoa,họp mặt nghệ sĩ,phương dung,uy thi ca,hằng vang

Thầy Huyền Lan cùng các nghệ sĩ kỳ cựu

Nghệ sĩ Hồng Vân và Thúy Vinh thay nhau trình bày thơ Hàn Mặc Tử qua giọng ngâm chuyên nghiệp. Gia đình nhạc sĩ Giác An gồm vợ và con cũng trình bày những nhạc phẩm tự biên tự diễn khá xuất sắc mà đã từng tồn tại trên nền âm nhạc Phật giáo khá lâu. Mặc dù hôm nay không  chính thức văn nghệ, nhưng máu văn nghệ thấm đượm trong huyết quản của nghệ sĩ, nên các anh chị thay nhau lên trình diễn  một cách hồn nhiên và lắng đọng.

tu viện phước hoa,họp mặt nghệ sĩ,phương dung,uy thi ca,hằng vang

Thầy Huyền Lan quá chu đáo, lo cơm trưa thật thịnh soạn cho đoàn, không quên quà cáp mang về, còn điều xe tại Sài Gòn để đưa những ai ở ngoại biên Thành phố. Thầy dành một tình cảm đặc biệt và chất phác đối với mọi người. Một anh tài xế Taxi đến Hốc Môn và qua Tân Bình đón chị Thúy Vinh, anh ta tỏ ra quý kính quý thầy ở Phước Hoa; mặc dù làm ăn tại Sài Gòn, nhưng anh vẫn ra chùa thường xuyên, và kể về  quý thầy bằng sự tôn kính; hôm nay anh ta tình nguyện đưa đón khách của chùa, đi và về mà không lấy tiền xe.Thảo nào anh chị em nghệ sĩ đã xem Tu việnPhước Hoa như ngôi Tổ đình của mình.

tu viện phước hoa,họp mặt nghệ sĩ,phương dung,uy thi ca,hằng vang

Các áp phích cho mùa Vu Lan đã chuẩn bị sẵn, treo dọc các lối vào sâu phía sau chùa, có lẽ Vu Lan năm nay chùa Phước Hoa sẽ tổ chức quy mô hơn, anh chị em nghệ sĩ cũng sẵn sàng để đóng góp khi nhà chùa  thông báo.

Đoàn trở về Thành phố vào lúc 2g chiều. Trên đường về, thầy Huyền Lan vẫn tiếp tục gọi điện  chúc anh chị em để chia tay, không quên dặn dò Tài xế Taxi đưa thành viên của đoàn về đến nơi đến chốn. Một ngày cuối tuần được ra ngoại ô hít thở khí trời miền thôn dã, hỷ hã chung vui với chùa, anh chị em nghệ sĩ vẫn tự hứa lòng, sẽ không quên mỗi khi chùa thông báo hữu sự.

27/7/2014

Minh Mẫn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 4291)
Quán trọ là nơi tạm dung của người xa xứ. Hầu hết chúng ta là những người đang sống lưu vong và các quốc gia định cư, trong ý nghĩa nào đó cũng mang tính chất của một quán trọ bên đường. Tâm cảm nầy không phải duy nhất cho người Việt nam mà hầu hết di dân, nhất là người tị nạn khắp nơi trên thế giới đều chia sẻ trạng thái tâm lý nầy. Enrico Marsias, ca sĩ Pháp gốc Hi Lạp, đã mô tả tâm trạng nầy thật tuyệt vời qua bài hát Adieu Mon Pays:
02/04/2013(Xem: 8861)
Tôi được nghe nhiều người truyền tụng ngợi ca Trung niên thi sĩ từ lâu lắm rồi, dần dần tôi làm quen tìm đọc thơ của bác, lúc còn làm chú tiểu ở chùa Tường Vân-Huế.
01/04/2013(Xem: 11487)
Sư trưởng Như Thanh đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật khoảng 20 tác phẩm Phật học.
01/04/2013(Xem: 2599)
Tôi đang đọc một bài thơ thì có tiếng gõ cửa. Người bạn đạo đến thăm như đã hẹn. Chắp tay xá nhau xong, tôi sẵn trớn, đọc luôn hai câu cuối.
01/04/2013(Xem: 19054)
Truyện Kiều (thơ)
29/03/2013(Xem: 3920)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 3575)
Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định (viết tắt NNBĐ) của Quách Tấn, cố học giả Nguyễn Hiến Lê có nói rằng, ông vốn rất mê các cửa biển miền Trung.
29/03/2013(Xem: 3794)
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi.
29/03/2013(Xem: 3772)
Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn.
29/03/2013(Xem: 10652)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]