Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

13/06/201519:36(Xem: 4765)
“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

  
Nha Tho Tran Hau (4)
“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

 

                        Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm  lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút  tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là  cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu.  Chính những dòng đó  như chứng minh với  mọi người rằng chân lý Phật đà  luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm  ảnh tập thơ)

 

                       Dòng sông nào khi tìm về với biển

                       Cũng phải qua những khúc khuỷu nông sâu

                       Phải vặn mình chịu đựng những cơn đau

                       Chứa con nước lớn ròng trăn trở

                       Như hạnh phúc vốn đến từ đau khổ

                      Trong cuộc hóa thân nào cũng có nổi đau riêng.

 

                                              (Thay Lời Tựa)

 

                      Nha Tho Tran Hau (3)  Giờ đây người viết mới hiểu tại sao bài thơ Trăn Trở được chính nhà thơ chọn làm tiêu biểu và được người nhạc sĩ thân cận  Trần Đức Tâm ưu ái phổ thành bàn nhạc cùng tên.(đính kèm ảnh nhà thơ Trần Hậu và nhạc sĩ Trần Đức Tâm)

Nha Tho Tran Hau (2)

                        Để bắt đầu từ đó, người đọc như chìm sâu vào cái biển đời trăn trở ấy của Trần Hậu và theo  nhà thơ đi xuyên suốt  mọi khổ sầu vui  sướng với nhiều trạng thái khác nhau, có cả giận hờn man mác lẫn  mạnh mẽ; những chê trách và kể cả lên án một  bóng đen nào đó trong cuộc sống. Nhà thơ dẫn chúng ta đi bằng từng nhịp bước  của 122 bài thơ được rút ta từ  con tim  chan chứa sự từng trải, ma sát  với cuộc đời đến khốc liệt:

 

                         Hay là ta lên tới đỉnh chiêm bao

                        Hay là ta vùi dập ở cõi nào

                        Hay là ta lưng chừng đèo ảo mộng

                        Hay là ta đứng lặng để kêu gào

 

                        Hay là ta qua hai lòng chế độ

                        Còn sống đây lơ lững xác thân thừa

                        Kẻ hiền kẻ ngu trần gian lẫn lộn

                        Ai biết ai tri kỷ với

 

                       Với những khi đụng chạm men đời đắng ngắt ấy, nhà thơ chỉ biết tin và dựa vào một khung trời của cõi thơ, một nơi yên bình nhất của riêng mình:

                       

                        Chì có một điều lòng ta luôn hẹn

                        Bay về Thơ cõi ấy rất tinh khôi

                       Ở cõi ấy cái tình luôn bổi hổi

                       Chẳng tính toan hơn thiệt của đời thường

                       Ơi oan nghiệt! Đời thường là chân lý

                       Hay là ta còn nợp những oan khiên..

                                                  (Hay Là Ta)

 

                    
Với bạn bè, với quê hương bản sở, cái tình của những đứa con xa xứ lúc nào cũng đau đáu nỗi khoắc khoải chờ mong, mong khi nhẹ gánh áo cơm về lại chốn xưa nối lại  dây đời truyền thống, huống đây lại là tâm trạng của một nhà thơ thì cái nỗi nhớ mong mong ấy nó  da diết biết  chừng nào!

               

                             Nghe gió bắc thì ngựa Hồ lại hí

                             Thấy Cành Nam Chim Việt vẫn bay về

                             Bao trăng rồi từ độ ta xa quê

                             Nỗi nhớ cứ đầy lên theo ngày tháng…

 

                            Nhớ núi nhớ sông nhớ bạn nhớ bè

                            Nhớ những đêm thơ Vệ Giang Trà Khúc

                           

                            Ơi Quảng Ngãi đứa con xa xin khóc

                            Cũng ví áo cơm đành phải ra đi

                            Mơ một ngày về lại mái nhà xưa

                            Nằm nghe gió nghe mưa trên biển sóng.

                                                           ( Về Quảng Ngãi và Bạn Bè Tôi)

 

                      Trong  nổi niềm  u hoài này, với bạn bè chung quanh, lắm khi nhà thơ  cũng như muốn bật lên tiếng nói làm  ta chợt nhớ đến tiếng nấc của Tô Đông Pha ngày trước, đem nổi buồn của mình  lý giải những  khung trời xa: “Sầu cô quạnh tung trời lên Bắc đẩu/ Dãi Ngân Hà tan tác lá thu bay”. Với  cõi thơ của Trần Hậu ta cũng bắt gặp điều tương tự   khi anh  đứng trước những  bậc thềm  trong tình nghĩa anh em  để rồi thi vị hóa  bản thể của mình của chung quanh:

 

                               Ta từ cái cõi xa xôi

                                Về đây ngồi lại chỗ ngồi năm xưa

\                              Ngồi mà nhớ những đêm mưa

                            Ngồi mà nhớ những sớm trưa đi về

                            Ngồi nghe chim gọi cuối khuya

                            “Bớ thằng chăn vịt” mà chua xót lòng

                            Ta từ phương ấy xa xăm…

                                                  

                                                                (Về Lại Nhà Bạn)

 

                         Cuộc ra đi nào cũng có lằm nguyên do, xa xứ, từ biệt xứ nhuộm nhiều màu sắc, nhưng với nhà thơ cái màu sắc ầy  chỉ có một. Đó là cái chất mạnh mẻ trong từng câu thơ mềm mại trên bất kỳ chất liệu giấy nào ở cõi trần gian:

 

                             Ta đi ôm một bầu nghĩa dũng

                             Khuầy thành men rượu tưới trần gian

                             Còn lại xin mời nầy tri kỷ

                             Nâng chén giang hồ giữa biển trăng..

                                                                  

                                                              ( Ta Đi Đây)

                          Đất Sài gòn  luôn là chân dừng chân của nhiều hoài bảo, dù lớn dù nhỏ hay đó chỉ là một dự định trong cuộc mưu sinh. Sài gòn  không có thơ, sài gòn không có nhiều không gian  ảo mộng huyền  diệu nhưng Sài gòn luôn sòng phẳng với  tất cà những gót chân lưu trú. Và như vậy Sài gòn  là nơi  làm nên đáp án bài thi trắc nghiệm quan trọng nhất  cho từng số phận con người  đi qua nó. Nhìn Sài gón  cũng chính là nhìn  một  cánh của trần gian vừa chợt hé mở:

 

                           Nhớ Sài gòn những đèn xanh đèn đỏ

                           Với ba, tư, năm sáu, bảy, ngả đời

                           Tình yêu cũng chạy theo thời hối hà

                           Còn ngả nào? Sao tôi đứng ngần ngơ.

 

                                                          (Nhớ Sài gòn)

                             Và còn nhiều  trăn trở nữa trong suốt mỗi bài thơ của Trần Hậu. Xếp tập thơ lại rồi  mà vẫn thấy  chơi vơi ngay  trong cuộc sống của mỗi chủng tử  thế  gian này đang còn muốn hé mở nhiều uần khúc.

 

                            
Nha Tho Tran Hau (2) 

Nghe được thêm thông tin hiện giờ nhà thơ Trần Hậu đang sống  những ngày tháng sau cùng với căn bệnh nan y mà lòng  tôi chùng  xuống! Đoạn kết của một  nghiệp đời là cả một biển đời trăn trờ là đây, chất chứa  trong đó vô vàn buồn vui lẫn khóc hận. Nhưng một ý thơ, một  lời thơ của anh vẫn luôn là một lối ứng xử đàng hoàng, tử tế với chung quanh. Trên giường bệnh, nhà thơ Trần Hậu cố gượng dậy  viết lên bảng đen bốn câu thơ cảm ơn nhạc sĩ Trần Đức Tâm sau khi anh được vị nhạc sĩ này mở cho nghe bản demo  bài nhạc Trăn Trở lấy ý thơ của chính mình. Bài nhạc này đã nhanh chóng có mặt trên trang xã hội  you tube (Đính kèm ảnh câu thơ viết trên bảng đen)

Nha Tho Tran Hau (1)

 

                              Xếp lại tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” rồi mà vẫn nghe sóng vỗ trong lòng.  Âm thanh tiếng sóng của một kiếp nhân sinh, đi  gần hết cả một đời rồi mới nhìn thấy biển, biển đời! Cũng như tất cả những dòng sông, mang theo  từng thân phận con người mà  đổ ra biển cả, và đối với con nhà Phật chúng ta ai cũng  dễ dàng nhận ra  đó chính là biển khổ mênh mông không hơn không kém.

 

                              Nếu nhà thơ Trần Hậu có đọc được  bài này thì cũng xin được hai chữ hoan hỷ, vì dám  bình phẫm lời thơ anh theo cách suy nghĩ của riêng mình. Và nếu được vậy thì xin được là món quà nhỏ tặng anh- một người chưa quen biết để  có được một thoáng  niềm  an vui  trong tháng ngày chóng chọi với bệnh duyên, nhìn lại cái Biển Đời Trăn Trở của cõi lòng mình.

 

                             Nguyện cầu chư Phật từ thùy gia hộ cho anh.

 

 

                                                                      Sàigòn ngày 13/6/2015

                                                                    DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 2675)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
30/09/2020(Xem: 19054)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8480)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 12057)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2532)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5450)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5425)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10718)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11846)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]