Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào

09/10/201408:53(Xem: 13782)
Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào
hay yeu










Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ gì khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đã xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói gì là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lãng du trong cõi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đã là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nhìn cái gì đó tình cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đã yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ. 

 

Tôi đã tự ru tuổi thơ của mình bằng những lời quê hiểu sao cũng xong: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Thân người khó được, chọn sai lý tưởng thì mất toi một đời. Tôi thích hiểu câu ca dao kia bằng cách nghĩ như vậy. Tôi muốn mình suốt đời là một thằng bé chăn trâu trên cánh đồng văn nghệ để giữ lại cái quyền mộng mị theo cách riêng. Cái quyền cảm nhận cuộc đời mà không bị ám ảnh bởi những nguyên tắc, công thức.


Tôi vẫn hiểu có những trường hợp dù muốn hay không, người ta phải chấp nhận một sự thật duy nhất, không thể suy diễn tùy thích. Như trong lĩnh vực khoa học, mọi người phải hiểu trái bom là trái bom. Hiểu khác đi, sẽ không còn dịp hiểu. Hay trên đường đạo, người ta không thể hiểu phá chấp, giải thoát là muốn làm gì cũng được. Bởi khi cho rằng mình tự do vì không bị ai ràng buộc, thì rất có thể người ta đang bị ràng buộc bởi phiền não của chính mình. Tôi phải lạc đề mấy hàng để yên tâm không bị sư phụ mắng cho là đứa ham chơi quên tu. Rào đón xong rồi thì xin trở lại sân chơi.

Hơn hai mươi năm trước, tôi từng học qua bài kinh Chuyển Pháp Luân để tụng ở chùa. Ngày đó cứ thấy lạ với câu xác quyết của đức Phật rằng đây là nhận thức về bốn Thánh Đế mà Ngài chưa từng nghe (ananussuta), nay khởi lên nơi Ngài với một sự quán triệt toàn diện, sâu sắc nhất. Sao lại thế được? Thuở còn là Bồ-tát, Ngài đã chẳng từng ngồi dưới chân bao vị Phật quá khứ để học thuộc như cháo những giáo lý Thánh Đế, Duyên Khởi,... đó sao? 

 

Sao lại bảo là chưa từng nghe? Hơn hai mươi năm sau, lang thang qua những nẻo đường trần, tôi chợt mơ hồ nhận ra một chuyện. Những gì Bồ-tát học thuộc lòng kiếp xưa chỉ là những tấm ảnh không hồn do người khác chụp xong đem trao cho Ngài làm kỷ niệm. Những gì Bồ-tát Tất-đạt chứng nghiệm dưới gốc Bồ-đề sau này mới đúng là của riêng Ngài. Như sau này Ngài cũng từng xác định với tôn giả Kaccāna: Thánh trí ở đây không phải vay mượn từ người khác!

Bỗng nhiên tôi muốn chạy ngay về Bình Ý để đến ngồi bên mộ ông Lê Hựu Hà và nói một lời cảm ơn, cùng một câu hỏi ngu ngơ nhất: Ông đã học A-tỳ-đàm bao giờ để có đề nghị đó. Hãy yêu như chưa yêu lần nào. Và chưa hết, tôi từng hết hồn khi tình cờ nghe một ca từ của Trịnh Công Sơn: Tìm em, tôi tìm... tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi. Vạn hữu là một dòng chảy bất tuyệt của vô số sát-na sinh diệt. Cái sau thừa tiếp cái trước bằng một lực đẩy có tên gọi chuyên môn là Thường Cận Y Duyên. B không phải là A, nó hoàn toàn tinh khôi và chưa từng xuất hiện, nhưng nó không thể có mặt mà không có A.

Tôi biết có hơn một nửa trong số những người đọc bài viết này đang trách tôi sao làm chuyện tu sĩ ca ngợi nhạc sĩ. Xin thưa, hơn cả Lê Hựu Hà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam có nhiều nhất những nhạc khúc mà dù nghe bằng tai hay đọc bằng mắt đều được cả. Vì không muốn các vị buồn lòng rằng tôi đã phá giới khi nghe nhạc Trịnh, tôi đành nói dối rằng tôi đã đọc bằng mắt những ca khúc của Trịnh Công Sơn in kèm trong một số cuốn sách viết về ông sau ngày ông mất, của khoảng hai mươi tác giả trong và ngoài nước (như Bùi Vĩnh Phúc, Bửu Ý, ..).

Không riêng với trường hợp hai nhạc sĩ trên, mà với nhiều nhà khác cũng vậy, tôi yêu tác phẩm của họ theo cách hiểu của riêng tôi. Như đã thưa ở trên, trừ ra vài chuyện sinh tử cấm kỵ, tôi vẫn thích phiêu bồng bằng đôi chân của mình và chẳng vui vẻ gì khi ngắm nhìn thế giới bằng nhãn quan của người khác. Chán chết. Vả chăng, tôi là đứa dốt, rất e ngại những gì mang tính kinh viện bác học. Đó cũng là lý do khiến đến tận tuổi này tôi vẫn cứ là cái thằng người có một nhân thân như các vị có thể đã biết.

Viết dở lại viết dài, đúng là chẳng nên, nhưng buộc tôi phải dừng lại ở đây thì dang dở quá! Chẳng lẽ đến tuổi này gì cũng dở dang sao chứ!? Tôi đang muốn nhắc lại tâm tình của tôi đối với vài nhân vật khác ngoài hai nhạc sĩ vừa nhắc. Thôi thì ngắn gọn vậy. Xem như từ chỗ này về sau là tôi viết cho tôi, không viết ra mai mốt lại quên mất. Già rồi.

Thầy Tuệ Sỹ có rất nhiều thơ hay, nhưng tôi nhớ dở, chỉ nhớ lốm đốm, quên mất xuất xứ, và hôm mai vẫn thỉnh thoảng đọc thầm một mình như thằng khùng đọc thần chú. Đọc với tất cả cảm xúc nồng nàn mà không hiểu thầy muốn nói gì. Thôi thì, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục cũng là cái ao:

“Phút vội vã, bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya, ngồi kể chuyện trăng tàn”.

Nghe ra chút gì đó hiu quạnh nhưng rất đỗi nhà Thiền. Thầy tu cần chừng đó thôi cũng đủ. Một chút nao nao, ngậm ngùi, nhưng không hề tục lụy. Có đọc mấy câu thơ kiểu đó thì mới chịu nổi kiếp đời chẳng giống ai của một thầy tu. Có yêu được xương rồng và cồn cát thì mới mong về chơi sa mạc. Không yêu được cũng nên ráng tìm cách để yêu. Vì thế giới này rộng hay hẹp là nằm ở khả năng thích nghi của mỗi người. Và chỉ có yêu thì mới dễ dàng thích nghi. Tôi còn nhớ thêm hai câu khác của thầy (tạm không dùng chữ Thượng tọa nghe chẳng thơ tí nào):

“Đôi mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ 
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương”.

Ý nghĩa đích thực của hai câu này, tôi chịu! Nhưng tôi yêu chúng theo cách của tôi. Tôi hiểu mắt biếc ở đây là một tấm lòng không hệ lụy nhân gian. Không hệ lụy nhưng không phải vô trách nhiệm. Anh không cần đến những thứ đó, nhưng thiên hạ có người cần đến. Hãy thương lấy người ta. Bồ-tát đứng trên cuộc đời nhưng mắt không rời cuộc đời. Thương người sinh tử, xót kẻ lầm than. Với riêng mình sao cũng được, nhưng thấy thiên hạ đổ lệ thì chẳng đành lòng. Nỗi đau sinh tử, lầm than của nhân sinh đúng là mối hờn thiên cổ. Mắt còn thấy thì lòng còn xót. Có điều xót thì xót, nhưng trước sau lòng tu vẫn phải hồn nhiên đến dại khờ để làm ngơ được trước những trò đời nhắm vào mình, để tiếp tục yêu thương chân tình, không toan tính mặc cả. 

 

Biên cương là mán mọi, khờ khạo. Mưa lũ thì vô tâm vô tri, cứ chỗ thấp thì tìm về. Vô thủy về trước và vô chung về sau, mưa lũ luôn thế. Mãnh liệt, hết mình và thơ ngây, mông muội. Chỉ nhắm đến những khía cạnh tích cực của mưa lũ thì người ta có thể ôm nó vào lòng như một đứa bé hư. Mầy phải có chút hư đốn mới là con của mẹ. Hoàn thiện, ngoan ngoãn quá, có thể mầy làm mẹ thấy xa cách vì không có dịp mắng yêu mầy, hiểu chửa thằng nhóc?

Tôi hiểu hai câu thơ đó của thầy Tuệ Sỹ theo cách nghĩ của tôi, và hình như nhờ vậy tôi đã yêu chúng không chán. Ai đó bắt tôi hiểu chúng theo cách khác, kể cả cách của thầy, có thể tôi sẽ tìm cách quên chúng đi. Vì chúng không còn như tôi nghĩ nữa. Yêu lần hai thì làm sao có thể yêu chúng như chưa yêu lần nào.

Rồi thì ông Phạm Công Thiện. Ông uyên bác từ lúc nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì thế mà xa cách dân gian. Bởi giống hệt thiên hạ thì có gì để nói. Một cách gián tiếp, tôi mang ơn ông nhiều chuyện. Chỉ bực mình một chuyện nhỏ là ông ấy có vẻ chẳng mặn mà với Nam tông. Thế thôi! Nhưng được cái ông chẳng cực đoan. Bởi giỏi đến mấy mà cực đoan thì cũng sâu như cái giếng dầu thôi. Mà thế giới này đâu phải chỉ có một chiều không gian. 

 

Tôi có tất cả sách của ông Phạm Công Thiện. Dễ đọc và giàu tính trách nhiệm nhất trong số đó có lẽ là cuốn Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, nghe đâu ông viết năm 25 tuổi. Với mấy cuốn còn lại, tôi phải thề độc rằng hiểu nổi thì chết liền. Kể cả cuốn thơ Ngày Sinh Của Rắn, nói là thơ mà hầu hết vẫn cao xa trừu tượng quá chừng. Tôi nói là hầu hết vì trong tập thơ đó có vài chỗ theo tôi là đủ để làm nên tên tuổi một nhà thơ, với điều kiện nhà thơ đó đừng có chi những bài thơ khác chẳng ngang tầm với chúng. Làm Thôi Hiệu của Việt Nam là ok rồi. Đó là những đoạn thơ đã được nhà văn Vĩnh Hảo và ông Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn, nhắc nhở.

Ở đây dĩ nhiên không thể trích dẫn ra hết những chỗ tuyệt vời đó. Tôi chỉ còn đủ thời gian để nhắc lại hai câu của tập thơ trên, như nhiều người vẫn yêu thương chúng:

“Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn 
Cây khế đồi cao trổ hết bông”.

Tôi cứ trộm nghĩ, người Việt Nam muốn làm thơ, viết văn và yêu nước thương quê chỉ cần để ý cái hồn của hai câu thơ đó. Giản dị, thiệt thà và gợi cảm quá chừng. Người học Phật nếu chịu để ý sẽ thấy các luận thư đời sau dù có bắt đầu bằng mấy chữ Như Thị Ngã Văn cũng không sao có được cái hồn hậu, giản phác, thâm thúy theo cách CẦN và ĐỦ mà ta luôn bắt gặp trong kinh điển Pāḷi và các tập A-hàm. Yêu tha thiết chân thành cái gì đó, người ta có thể chỉ nói rất ít nhưng chan chứa khôn cùng. Đó cũng là trường hợp của ca dao:

- “Với tay mà ngắt ngọn ngò 
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”.

- “Ngó lên Sở Thượng thêm buồn 
Muốn chăm cội rễ, ngặt đường xa xôi”.

- “Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa, trăm năm cũng về”.

Nhắc tới một người, lại nhớ về bao người khác. Tôi lại muốn nhắc chơi những câu thơ của ông Bùi Giáng, thầy Lê Mạnh Thát, ông Quách Tấn, Thượng tọa Viên Minh, Thượng tọa Triều Tâm Ảnh,... Nhưng ở trên đã trót nói rồi, yêu thì nói ít cũng xong. Yêu thì để trong lòng mà nhớ. Chỉ mong mai này có kẻ tri âm kéo áo bảo viết thêm bài nữa thì có thể xem đó như một nhân duyên mới. Đường dài ngựa chạy biệt tăm...

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1880)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 5335)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1784)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 6034)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6990)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4447)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 2021)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4887)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 9188)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1717)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]