Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào

09/10/201408:53(Xem: 13278)
Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào
hay yeu










Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ gì khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đã xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói gì là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lãng du trong cõi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đã là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nhìn cái gì đó tình cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đã yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ. 

 

Tôi đã tự ru tuổi thơ của mình bằng những lời quê hiểu sao cũng xong: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Thân người khó được, chọn sai lý tưởng thì mất toi một đời. Tôi thích hiểu câu ca dao kia bằng cách nghĩ như vậy. Tôi muốn mình suốt đời là một thằng bé chăn trâu trên cánh đồng văn nghệ để giữ lại cái quyền mộng mị theo cách riêng. Cái quyền cảm nhận cuộc đời mà không bị ám ảnh bởi những nguyên tắc, công thức.


Tôi vẫn hiểu có những trường hợp dù muốn hay không, người ta phải chấp nhận một sự thật duy nhất, không thể suy diễn tùy thích. Như trong lĩnh vực khoa học, mọi người phải hiểu trái bom là trái bom. Hiểu khác đi, sẽ không còn dịp hiểu. Hay trên đường đạo, người ta không thể hiểu phá chấp, giải thoát là muốn làm gì cũng được. Bởi khi cho rằng mình tự do vì không bị ai ràng buộc, thì rất có thể người ta đang bị ràng buộc bởi phiền não của chính mình. Tôi phải lạc đề mấy hàng để yên tâm không bị sư phụ mắng cho là đứa ham chơi quên tu. Rào đón xong rồi thì xin trở lại sân chơi.

Hơn hai mươi năm trước, tôi từng học qua bài kinh Chuyển Pháp Luân để tụng ở chùa. Ngày đó cứ thấy lạ với câu xác quyết của đức Phật rằng đây là nhận thức về bốn Thánh Đế mà Ngài chưa từng nghe (ananussuta), nay khởi lên nơi Ngài với một sự quán triệt toàn diện, sâu sắc nhất. Sao lại thế được? Thuở còn là Bồ-tát, Ngài đã chẳng từng ngồi dưới chân bao vị Phật quá khứ để học thuộc như cháo những giáo lý Thánh Đế, Duyên Khởi,... đó sao? 

 

Sao lại bảo là chưa từng nghe? Hơn hai mươi năm sau, lang thang qua những nẻo đường trần, tôi chợt mơ hồ nhận ra một chuyện. Những gì Bồ-tát học thuộc lòng kiếp xưa chỉ là những tấm ảnh không hồn do người khác chụp xong đem trao cho Ngài làm kỷ niệm. Những gì Bồ-tát Tất-đạt chứng nghiệm dưới gốc Bồ-đề sau này mới đúng là của riêng Ngài. Như sau này Ngài cũng từng xác định với tôn giả Kaccāna: Thánh trí ở đây không phải vay mượn từ người khác!

Bỗng nhiên tôi muốn chạy ngay về Bình Ý để đến ngồi bên mộ ông Lê Hựu Hà và nói một lời cảm ơn, cùng một câu hỏi ngu ngơ nhất: Ông đã học A-tỳ-đàm bao giờ để có đề nghị đó. Hãy yêu như chưa yêu lần nào. Và chưa hết, tôi từng hết hồn khi tình cờ nghe một ca từ của Trịnh Công Sơn: Tìm em, tôi tìm... tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi. Vạn hữu là một dòng chảy bất tuyệt của vô số sát-na sinh diệt. Cái sau thừa tiếp cái trước bằng một lực đẩy có tên gọi chuyên môn là Thường Cận Y Duyên. B không phải là A, nó hoàn toàn tinh khôi và chưa từng xuất hiện, nhưng nó không thể có mặt mà không có A.

Tôi biết có hơn một nửa trong số những người đọc bài viết này đang trách tôi sao làm chuyện tu sĩ ca ngợi nhạc sĩ. Xin thưa, hơn cả Lê Hựu Hà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam có nhiều nhất những nhạc khúc mà dù nghe bằng tai hay đọc bằng mắt đều được cả. Vì không muốn các vị buồn lòng rằng tôi đã phá giới khi nghe nhạc Trịnh, tôi đành nói dối rằng tôi đã đọc bằng mắt những ca khúc của Trịnh Công Sơn in kèm trong một số cuốn sách viết về ông sau ngày ông mất, của khoảng hai mươi tác giả trong và ngoài nước (như Bùi Vĩnh Phúc, Bửu Ý, ..).

Không riêng với trường hợp hai nhạc sĩ trên, mà với nhiều nhà khác cũng vậy, tôi yêu tác phẩm của họ theo cách hiểu của riêng tôi. Như đã thưa ở trên, trừ ra vài chuyện sinh tử cấm kỵ, tôi vẫn thích phiêu bồng bằng đôi chân của mình và chẳng vui vẻ gì khi ngắm nhìn thế giới bằng nhãn quan của người khác. Chán chết. Vả chăng, tôi là đứa dốt, rất e ngại những gì mang tính kinh viện bác học. Đó cũng là lý do khiến đến tận tuổi này tôi vẫn cứ là cái thằng người có một nhân thân như các vị có thể đã biết.

Viết dở lại viết dài, đúng là chẳng nên, nhưng buộc tôi phải dừng lại ở đây thì dang dở quá! Chẳng lẽ đến tuổi này gì cũng dở dang sao chứ!? Tôi đang muốn nhắc lại tâm tình của tôi đối với vài nhân vật khác ngoài hai nhạc sĩ vừa nhắc. Thôi thì ngắn gọn vậy. Xem như từ chỗ này về sau là tôi viết cho tôi, không viết ra mai mốt lại quên mất. Già rồi.

Thầy Tuệ Sỹ có rất nhiều thơ hay, nhưng tôi nhớ dở, chỉ nhớ lốm đốm, quên mất xuất xứ, và hôm mai vẫn thỉnh thoảng đọc thầm một mình như thằng khùng đọc thần chú. Đọc với tất cả cảm xúc nồng nàn mà không hiểu thầy muốn nói gì. Thôi thì, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục cũng là cái ao:

“Phút vội vã, bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya, ngồi kể chuyện trăng tàn”.

Nghe ra chút gì đó hiu quạnh nhưng rất đỗi nhà Thiền. Thầy tu cần chừng đó thôi cũng đủ. Một chút nao nao, ngậm ngùi, nhưng không hề tục lụy. Có đọc mấy câu thơ kiểu đó thì mới chịu nổi kiếp đời chẳng giống ai của một thầy tu. Có yêu được xương rồng và cồn cát thì mới mong về chơi sa mạc. Không yêu được cũng nên ráng tìm cách để yêu. Vì thế giới này rộng hay hẹp là nằm ở khả năng thích nghi của mỗi người. Và chỉ có yêu thì mới dễ dàng thích nghi. Tôi còn nhớ thêm hai câu khác của thầy (tạm không dùng chữ Thượng tọa nghe chẳng thơ tí nào):

“Đôi mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ 
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương”.

Ý nghĩa đích thực của hai câu này, tôi chịu! Nhưng tôi yêu chúng theo cách của tôi. Tôi hiểu mắt biếc ở đây là một tấm lòng không hệ lụy nhân gian. Không hệ lụy nhưng không phải vô trách nhiệm. Anh không cần đến những thứ đó, nhưng thiên hạ có người cần đến. Hãy thương lấy người ta. Bồ-tát đứng trên cuộc đời nhưng mắt không rời cuộc đời. Thương người sinh tử, xót kẻ lầm than. Với riêng mình sao cũng được, nhưng thấy thiên hạ đổ lệ thì chẳng đành lòng. Nỗi đau sinh tử, lầm than của nhân sinh đúng là mối hờn thiên cổ. Mắt còn thấy thì lòng còn xót. Có điều xót thì xót, nhưng trước sau lòng tu vẫn phải hồn nhiên đến dại khờ để làm ngơ được trước những trò đời nhắm vào mình, để tiếp tục yêu thương chân tình, không toan tính mặc cả. 

 

Biên cương là mán mọi, khờ khạo. Mưa lũ thì vô tâm vô tri, cứ chỗ thấp thì tìm về. Vô thủy về trước và vô chung về sau, mưa lũ luôn thế. Mãnh liệt, hết mình và thơ ngây, mông muội. Chỉ nhắm đến những khía cạnh tích cực của mưa lũ thì người ta có thể ôm nó vào lòng như một đứa bé hư. Mầy phải có chút hư đốn mới là con của mẹ. Hoàn thiện, ngoan ngoãn quá, có thể mầy làm mẹ thấy xa cách vì không có dịp mắng yêu mầy, hiểu chửa thằng nhóc?

Tôi hiểu hai câu thơ đó của thầy Tuệ Sỹ theo cách nghĩ của tôi, và hình như nhờ vậy tôi đã yêu chúng không chán. Ai đó bắt tôi hiểu chúng theo cách khác, kể cả cách của thầy, có thể tôi sẽ tìm cách quên chúng đi. Vì chúng không còn như tôi nghĩ nữa. Yêu lần hai thì làm sao có thể yêu chúng như chưa yêu lần nào.

Rồi thì ông Phạm Công Thiện. Ông uyên bác từ lúc nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì thế mà xa cách dân gian. Bởi giống hệt thiên hạ thì có gì để nói. Một cách gián tiếp, tôi mang ơn ông nhiều chuyện. Chỉ bực mình một chuyện nhỏ là ông ấy có vẻ chẳng mặn mà với Nam tông. Thế thôi! Nhưng được cái ông chẳng cực đoan. Bởi giỏi đến mấy mà cực đoan thì cũng sâu như cái giếng dầu thôi. Mà thế giới này đâu phải chỉ có một chiều không gian. 

 

Tôi có tất cả sách của ông Phạm Công Thiện. Dễ đọc và giàu tính trách nhiệm nhất trong số đó có lẽ là cuốn Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, nghe đâu ông viết năm 25 tuổi. Với mấy cuốn còn lại, tôi phải thề độc rằng hiểu nổi thì chết liền. Kể cả cuốn thơ Ngày Sinh Của Rắn, nói là thơ mà hầu hết vẫn cao xa trừu tượng quá chừng. Tôi nói là hầu hết vì trong tập thơ đó có vài chỗ theo tôi là đủ để làm nên tên tuổi một nhà thơ, với điều kiện nhà thơ đó đừng có chi những bài thơ khác chẳng ngang tầm với chúng. Làm Thôi Hiệu của Việt Nam là ok rồi. Đó là những đoạn thơ đã được nhà văn Vĩnh Hảo và ông Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn, nhắc nhở.

Ở đây dĩ nhiên không thể trích dẫn ra hết những chỗ tuyệt vời đó. Tôi chỉ còn đủ thời gian để nhắc lại hai câu của tập thơ trên, như nhiều người vẫn yêu thương chúng:

“Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn 
Cây khế đồi cao trổ hết bông”.

Tôi cứ trộm nghĩ, người Việt Nam muốn làm thơ, viết văn và yêu nước thương quê chỉ cần để ý cái hồn của hai câu thơ đó. Giản dị, thiệt thà và gợi cảm quá chừng. Người học Phật nếu chịu để ý sẽ thấy các luận thư đời sau dù có bắt đầu bằng mấy chữ Như Thị Ngã Văn cũng không sao có được cái hồn hậu, giản phác, thâm thúy theo cách CẦN và ĐỦ mà ta luôn bắt gặp trong kinh điển Pāḷi và các tập A-hàm. Yêu tha thiết chân thành cái gì đó, người ta có thể chỉ nói rất ít nhưng chan chứa khôn cùng. Đó cũng là trường hợp của ca dao:

- “Với tay mà ngắt ngọn ngò 
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”.

- “Ngó lên Sở Thượng thêm buồn 
Muốn chăm cội rễ, ngặt đường xa xôi”.

- “Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa, trăm năm cũng về”.

Nhắc tới một người, lại nhớ về bao người khác. Tôi lại muốn nhắc chơi những câu thơ của ông Bùi Giáng, thầy Lê Mạnh Thát, ông Quách Tấn, Thượng tọa Viên Minh, Thượng tọa Triều Tâm Ảnh,... Nhưng ở trên đã trót nói rồi, yêu thì nói ít cũng xong. Yêu thì để trong lòng mà nhớ. Chỉ mong mai này có kẻ tri âm kéo áo bảo viết thêm bài nữa thì có thể xem đó như một nhân duyên mới. Đường dài ngựa chạy biệt tăm...

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8248)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7376)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8394)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4393)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14065)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4779)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3926)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 4998)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3612)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3780)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]