Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)

17/06/201408:36(Xem: 20410)
53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)

 (Để nhớ đến vị Thầy đầu tiên nơi đất mới)

  Thiện Căn Phạm Hồng Sáu

 

Tôi rời miền Nam Việt Nam đang giữa mùa Đông năm 1978. Những đám mây đen của buổi chiều ngày 19 tháng 11 cộng với những cơn gió Bắc thổi cực mạnh, đường sá, phố xá vắng ngắt tiêu điều. cảnh buồn mà lòng người lại càng buồn hơn, khi phải ngậm ngùi nhỏ lệ để bỏ lại quê hương, mất tất cả những ngày xanh của tuổi trẻ hứa hẹn cho tương lai và cả cho những người già định yên thân mồ mả… Đời sẽ ra sao, biết trôi dạt về đâu !?.... Bão tố hãi hùng, thân chìm dưới đáy biển ?!.., bất chấp sự không may nếu gặp phải những con hung ngư xé xác, banh thây hay sự kinh hoàng lâm vào tay thảo khấu ?!... Tất cả và tất cả đã bỏ lại sau lưng để đổi lấy „Quyền làm người“ và hai chữ „Tự do“ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng sản miền Bắc.

 Những lênh đênh vất vả, hiểm nguy trong cuộc hành trình đầy đau thương, nghiệt ngã nơi biển cả bao la với sóng gào gió thét, rồi cũng nhờ Phật Trời gia hộ nên cha con chúng tôi cùng những đồng bào, đồng hương đã vượt qua để tới được đảo Kochang, một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển Thái Lan. Và cũng nhờ lòng nhân đạo của nước Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức lúc bấy giờ do ngài Thủ Tướng Helmut Schmitdt (SPD) và đặc biệt là ngài Ernst Albercht (CDU) Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachsen đã hứa khả nhận tất cả số người trên tàu của chúng tôi vào định cư ở Tiểu Bang do ngài lãnh đạo, nhờ vậy nên chính quyền Thái Lan không làm khó dễ, cho chúng tôi được phép lên bờ và tạm trú tại trại tỵ nạn Songkhla, một khu trại trước đây dùng làm trung tâm huấn luyện Biệt kích Thái nằm dọc theo triền núi đã bỏ hoang rất lâu và sau đó 10 ngày chúng tôi rời trại nầy để được „Ngày đi xứ lạ“ nhanh hơn so với những trại tỵ nạn các nơi khác.

Sau cơn mưa mùa buổi sáng ngày 12 tháng 12 năm 1978, lúc 09 giờ sáng, trước khi được thông báo có phi cơ của chính phủ Tây Đức sẽ hạ cánh xuống phi trường Hadyai tại tỉnh Songkhla để rước chúng tôi, Ban Quản Trại sắp xếp chia số người chúng tôi ra đi làm hai đợt, đợt đầu đi trước đợt sau một ngày và đoàn xe Bus của trại đã đến chờ chúng tôi ngoài cổng trại để chở bà con đi đợt đầu của chúng tôi ra phi trường. Tôi và đứa con trai của tôi được đi trong đợt đầu đó. (Phần nầy tôi đã viết chi tiết trong cuốn Nhật ký Hải hành "Một chuyến đi“ nên ở đây chỉ xin tóm tắt).

Đối với bà con đồng hương và tôi nỗi vui mừng có đến, nhưng trong thâm tâm không khỏi những ưu tư, lo lắng dạt dào… Bởi vì từ đây phải từ giã châu Á và quê hương Việt Nam thân thương của mình để chịu sự xa cách nghìn trùng, bỏ lại sau lưng những cao sơn hùng vĩ của ông cha đứng lặng lờ khi bóng chiều buông xuống và những dòng sông xanh nên thơ của bà mẹ nước chảy hiền hòa.

Những giọt nước mắt của bà con chúng tôi tự dưng rơi xuống trong ngậm ngùi và nghẹn ngào thốt lên thành tiếng than ai oán: - Thôi ta đã xa hết rồi !... Thương lắm bầy em ra đón bánh ven sông mỗi khi tan chợ có mẹ theo đò về, nhớ những ngày vui năm nào, khi Tết đến, hội hè, đình đám… Bữa sân trường mùa hè phượng nở, ve kêu… Tất cả và tất cả, nay đã nằm lại trong mây khói hắt hiu xa mờ.

Những nuối tiếc, buồn vui ngây ngất nhớ đến những chuyện thuở nào rồi cũng mau qua, khi tất cả bà con chúng tôi đã lên phi cơ và ngồi yên trong lòng của nó để chờ giờ cất cánh.

 Phi cơ đã rời phi đạo, bay trong một thời gian, tính ra cũng được khá lâu, tôi nhìn ra ngoài không gian bầu trời hãy còn tối và cảm thấy cái lạnh xâm lấn vào người, tôi đưa mắt nhìn xuống đất thấy ánh sáng lấp lánh lung linh muôn màu như một bầu trời sao đang xuất hiện. Bất chợt thấy cô chiêu đãi viên hàng không đi chậm rãi đến quan sát từng hàng ghế, bảo mọi người phải thắt dây an toàn nơi bụng và phi cơ bắt đầu giảm tốc độ, bay đảo quanh mấy vòng rồi từ từ đáp xuống đất.

Phi trường Hannover, cái địa danh ấy từ quê nhà tôi chưa từng nghe ai nói đến, tôi chỉ nghe nói đến Bá Linh (Berlin) hay Bonn là thủ phủ cũ, mới của Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức, (CHLB/TĐ) nhưng rồi tôi cũng tự nhủ lòng mình: – Thôi thì đến đâu cũng được, miễn sao ở được đất nước tự do và nơi đó cho mình cùng tất cả bà con đồng hương của mình có cuộc sống ấm no, nhân bản là đủ rồi.

Phi cơ đáp xuống phi trường Hannover và chuyển hướng chạy đến đậu vào chỗ dành riêng cho hành khách xuống, trong khi mọi người đang ngồi để chờ sự cho phép của vị Chỉ huy phi hành đoàn (Capitan) cho xuống, người đầu tiên tôi gặp là Bác sĩ Nguyễn Xuân Trang, ông ta có khổ người trung trung, ốm ốm, nước da hơi trắng, mặt mày sáng sủa, tướng bộ thông minh và còn rất trẻ, ông ta đến chào mừng và thăm hỏi bà con mới đến. Tôi chưa hiểu được ông ta về chính kiến, chỉ biết rằng ông là Bác sĩ có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho bà con Việt Nam tỵ nạn. Tự nhiên trong lòng tôi dấy lên niềm vui mừng và sự hãnh diện, bởi lẽ ở đất nước nầy vẫn có người Việt Nam của mình làm Bác sĩ. Sẵn dịp ông đến chỗ tôi đang ngồi, tôi gióng tiếng hỏi thăm chút đỉnh về ông, mới biết rằng ông là Sinh viên đi du học trong thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), người miền Nam và quê quán ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Người thứ nhì là một vị Sư rất trẻ cũng người Việt Nam, gọn ghẽ trong bộ tràng phục màu lam, người miền Trung nói giọng Quảng Nam đến từng hàng ghế, dừng lại chào mừng và hỏi thăm sức khỏe bà con. Bỗng dưng tôi cảm thấy thân tâm mình nhẹ nhỏm hẵn lên, bởi tôi nghĩ rằng mình có duyên may nên đến nơi nầy vẫn được gần Tam Bảo. Sau nầy tôi mới biết đó là Đại Đức Thích Như Điển, Thầy ấy cũng là một sinh viên được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) thời VNCH gởi đi du học tại Nhật Bản, qua Tây Đức thăm bạn là anh Văn Công Trâm (lúc đó cũng là sinh viên đang đi du học, sau ra trường thành Bác sĩ) người cùng quê theo lời mời, rồi sẵn dịp có nhiều bà con Việt Nam đến tỵ nạn, Thầy xin tỵ nạn ở lại đây luôn để lo hướng dẫn và chăm sóc đời sống tinh thần cho bà con của mình.

Nói về tôi, tràng phục màu lam hay màu nâu sồng đó đã rất quen thân đối với tôi từ khi tôi còn thơ ấu và ngay cả lúc lớn lên, trong cuộc đời hải nghiệp bềnh bồng trên sông nước tôi thường gặp mỗi khi có dịp đi lễ Chùa, mỗi khi đến ngày lễ Phật, có khi ngay cả trên đường quê, đường phố hay những lúc giang hành trên những dòng sông nơi quê hương, nhưng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đời, đạo của tôi bắt đầu lặng lẽ, sống lao lung trong cảnh cải tạo, đọa đày ở những nơi nước mặn phèn chua, nơi núi rừng hoang dã và cả quyền công dân của mình cũng bị tước đọat, muốn đi đâu phải có giấy phép lận theo trong người nên cảnh chùa chiền tôi không còn lui, tới thường xuyên như trước nữa. Không phải trong lòng tôi đã mất niềm tin, nhưng tôi muốn tránh sự liên lụy hay sự không may có thể xảy đến cho chính bản thân mình và gây phiền toái cho những người xuất gia đang tu hành nơi cửa Phật. Cộng Sản đã nói: „ Tôn giáo là bùa mê, thuốc lú cần phải tiêu trừ“ cũng như thời Cộng sản ở xứ Nga (tức Liên Xô bây giờ) chỉ riêng về tôn giáo, Vladmir Lenin đã biểu lộ một thái độ thẳng tay không khoan nhượng và hết sức độc ác. Chính Lenin là người khởi xướng bốn chiến dịch rộng lớn nhằm chống Chính Thống Giáo (Orthodox) một tôn giáo có tầm quan trọng bậc nhất ở xứ Nga.

- Chiến dịch đầu tiên từ tháng 11 năm 1917 đến năm 1919 : bắt đầu đóng cửa các Tu viện và một số nhà Thờ, tịch thu tài sản và tước quyền pháp nhân của Giáo hội.

- Chiến dịch thứ hai từ năm 1919 đến năm 1920: Khai quật thi hài các Thánh.

- Chiến dịch thứ ba từ cuối năm 1920. Chia rẽ Giáo hội Chính Thống Giáo, làm cho Giáo hội phân rẽ từ bên trong.

- Chiến dịch thứ tư: Từ đầu năm 1922: Cướp bóc hay nói theo từ ngữ của Lenin „ quét sạch“ tất cả các nhà thờ „giàu có“ đồng thời bắn chết với số lượng tối đa các nhà tu hành của Chính Thống Giáo.

(Tham khảo bài „Không có Thánh giá“ của Sử gia kiêm nhà báo nổi tiếng của Nga Atonoli Latyser đăng trên báo „Rossikaya Gazeta“ của Nga ngày 24.10.1929).

Chủ thuyết nầy của Vladmir Lenin đã được Cộng sản Việt Nam đánh giá trị cao và lấy nó làm cẩm nang thực hiện chính sách trị dân, đồng thời tôn thờ Lenin như một vị Tổ khai sáng, nên hiện nay ở miền Bắc Việt Nam có con suối đặt tên suối Lenin và một ngọn núi đặt tên Karl-Marx để ghi nhớ thâm ơn đồng thời kỷ niệm hai ông Tổ chủ thuyết Cộng sản của mình.

Trong buổi giao thời nơi đất khách, quê người xa lạ gặp được hai người nói trên đã cho tôi niềm vui mừng khó tả và cảm thấy mình có được hai sinh quan:

- Một người, người miền Nam ở Mỹ Tho cùng quê quán với vợ và một người ở miền Trung quê quán Quảng Nam cùng với mình. Lòng phấn khởi, tôi đứng dậy nắm chặt tay con tôi nối theo sau các đồng hương rời khỏi chỗ ngồi, đi dần đến cửa phi cơ để cùng họ đi xuống.

Sau thời khắc lễ nghi nghênh đón người mới đến của Đại diện Chính quyền Tiểu Bang Niedersachsen, nhân viên Caritas cùng với các anh chị em Sinh viên Việt Nam đang du học tại Tây Đức trong phòng tiếp tân ở phi trường, rồi chúng tôi rời nơi đó lên xe Bus để họ chở về cho tạm trú trại tỵ nạn Friedland (Đất Lành) gần thành phố Göttingen thuộc miền Trung nước Đức, mọi người trong lòng rất hân hoan nhưng cũng không khỏi những lo âu, buồn tủi cho số phận của mình.

Thắm thoát vào giữa tháng hai năm 1979, tính ra chúng tôi rời xa quê hương chưa đầy ba tháng, nay Tết Mậu Ngọ đến. Ngoài trời tuyết đã bớt rơi, đường sá thấy trống trải hơn, không còn tuyết phủ ngập như những ngày qua, nhưng cái lạnh vẫn còn lưu lại khắp đó đây trong không gian và trong cảnh vật.

Chiều hôm qua, trước một ngày sẽ đến đêm Giao thừa, có Đại Đức Thích Như Điển đến trại Đất Lành thăm viếng và làm lễ Cầu an cho bà con trong trại. Phòng ăn rộng rãi dành cho người tỵ nạn của trại được dọn dẹp sạch sẽ, bàn ghế chất lại gọn gàn để vào một nơi khác. Một bàn Phật được thiết trí trang nghiêm đặt ở trước bức tường nơi cuối phòng ăn, từ cửa chánh nhìn vào. Trên chiếc bàn trải khăn màu vàng, giữa bàn đặt tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và phía sau có tượng Phật A Di Đà, trên bàn phía trước các tượng Phật đặt lư cắm nhang, hai bên có đèn nhiều màu sắc… Tuy đơn sơ, giản dị, nhưng đối với bà con chúng tôi mới đến xứ người xa lạ nầy thì đó cũng đủ để cho tâm tư mình lắng xuống hướng về với Phật, nhớ quê hương trong buổi xuân về.

Với bộ y vàng của Thầy khi mặc hành lễ, khiến bà con chúng tôi ai nấy có cảm tưởng như đang ở trên quê hương, đất Tổ của mình và năm mới đi Chùa lễ Phật. Tiếng mõ, hồi chuông trầm bổng cảnh tỉnh hồn mê, tan biến ưu tư, phiền muộn, xoa diệu những lao đao vất vả trong các ngày hành trình. Bà con chúng tôi ai nấy đứng nghiêm trang chấp tay nguyện cầu trước Tam Bảo, xin cho quê hương được sớm thanh bình, người thân còn ở lại được vạn sự bình an, hạnh phúc và ngày trở về đất Mẹ mau chóng đến.

Tôi thủ chuông, anh Nha sĩ Khải (*) thủ mõ, mặc dù đã lâu lắm gặp những chướng duyên của thời thế, tôi và anh ít khi có dịp được làm công việc chuông, mõ nầy ở chùa, tuy vậy chúng tôi cũng không đến nỗi vấp phải nhiều nhịp lỗi. 

Buổi lễ Phật cầu an chấm dứt, Thầy đứng dậy chắp tay xây mặt lại nói lời chúc mừng năm mới đến cho bà con, nhắc lại những sinh họat rộn rịp vào dịp Tết ở quê hương mình, khiến bà con ai nấy đứng lặng yên vừa mừng vừa tủi thân rơi lệ. Bà con chúng tôi khóc không phải khóc vì hận thù mà khóc vì đã bỏ lại quê hương, mang theo vô vàn thương nhớ với bao nỗi ai oán, nghiệt ngã của cuộc đổi đời.

Lúc bấy giờ Thầy Như Điển là vị tu sĩ Phật Giáo Việt Nam trẻ tuổi duy nhất có mặt tại Tây Đức nầy, là người cứu cánh tinh thần cho những người đạo giáo có một không hai của chúng tôi, nên khi tan lễ Thầy ra về, bà con chúng tôi ai nấy đứng trông theo, luyến tiếc những giây phút có mặt Thầy ở đây sao mà ấm cúng quá !...

 

Để kỷ niệm lần đầu tới trại Đất Lành nhân mùa Tết đến, Thầy đã viết tặng cho tôi hai câu đối chữ Nho, mãi cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ lại, để nghiền ngẫm về một cái Tết tha phương một thời:

 

Xuân đáo bách hoa khai ư hải ngoại,

Thu lai thiên diệp mãn cố hương tha!...

 

Dịch ra Việt ngữ:

 

Xuân đến đất người hoa hé nở,

Thu về quê mẹ lá vàng rơi !...

 

 Là ký ức, là thời gian của tôi nơi trại tỵ nạn Đất Lành (Friedland) năm Mậu Ngọ 1979.

 

Willich tháng 05 năm 2014

Thiện Căn Phạm hồng Sáu

 

 (*) Nha sĩ Trần Đình Khải là Thiếu Tá Quân Y sĩ QLVNCH, tại Bệnh viện 3 Dã chiến Mỹ Tho. Ngoài ra anh cũng có phòng mạch riêng tại TP đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2016(Xem: 3066)
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much. Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
10/05/2016(Xem: 16302)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
23/04/2016(Xem: 11448)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ, suối reo, biển cả, trời xanh, đồng nội cò bay, sắc hương nữ nhân và ưa ru với gió, mơ theo trăng và lơ lững cùng mây . . .”.
21/04/2016(Xem: 18773)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
08/04/2016(Xem: 19048)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
05/04/2016(Xem: 7334)
Với những bậc cha mẹ Việt sống tại hải ngoại, được nghe con nói tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ. Làm thế nào để gieo cho con tình yêu tiếng Việt là câu hỏi lớn với những người làm giáo dục.
26/03/2016(Xem: 4959)
Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh. Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình. Đừng nghĩ suông rằng cuộc sống mong manh vô thường, khi chúng ta chưa thực sự mở lòng thương yêu, cảm thông, đón nhận quan điểm và lẽ sống của người khác.
10/03/2016(Xem: 10621)
Hiện tượng đồng hóa âm thanh (linguistic assimilation) trong ngôn ngữ rất thường gặp: từ thanh điệu (điều hòa thanh điệu) cho đến các âm đứng gần nhau, phụ âm hay nguyên âm, đều có thể ảnh hưởng qua lạ i- nhất là trong khẩu ngữ. Điều này không làm ta ngạc nhiên vì âm thanh phát ra cũng phải tuân theo một số định luật vật lí tự nhiên của con người, khi lưỡi và họng ở những vị trí phát âm sao cho trôi chảy (nói) và thuận tai (nghe).
10/03/2016(Xem: 10330)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10261)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]