Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)

17/06/201408:01(Xem: 18931)
39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)

 

 Vào năm 1984, lần đầu tiên đến chùa dự lễ Phật Đản (lúc ấy chùa còn là một ngôi nhà nhỏ thuê lại từ một hãng xưởng tọa lạc tại đường Eichelkamp). Khi đi vào chánh điện của Chùa tôi lặng nhìn những hình ảnh hùng vĩ, đầy trang nghiêm thanh tịnh, rồi mải mê nhìn bỗng phía sau lưng tôi có tiếng nói: „Đến chùa thấy Phật mà không lễ lạy thì không ra gì hết“. Tôi quay đầu nhìn lại thì thấy một vị sư trẻ khoảng ngoài 30 tuổi (sau này tôi mới biết đó là sư trụ trì Chùa Viên Giác).

 Lúc ấy tôi rất buồn vì lần đầu tiên đến chùa bị nói một câu oan ức, nhưng cũng nhờ vào câu nói đó như một lời khai thị mà tôi phát tâm tu tập, tuy nhiên Pháp Phật thì vô biên, còn tôi thì hữu hạn, những gì tôi học được từ quý Thầy như một hạt cát từ đại dương mênh mông. Rồi theo thời gian, phật sự ngày càng thêm đa đoan, người tỵ nạn ngày càng đông, nhu cầu tâm linh càng đòi hỏi nhiều, nên Thầy đã phát nguyện mở rộng ngôi nhà Phật Pháp, để đáp ứng nhu cầu của những người con Phật, và nhất là cho những người Việt tha hương có nơi nương tựa về đời sống tâm linh. Với đôi bàn tay nhỏ bé, bằng một con tim đầy từ bi yêu thương, bằng một ý chí tha thiết Thầy đã không từ chối một sự hy sinh nào. Thầy đi từng tỉnh, từng nơi để quyên góp tịnh tài về xây chùa, có những nơi cúng dường Thầy bằng tất cả tấm chân tình, thành kính của những người con Phật, nhưng cũng có những người buông ra những lời miệt thị, mỉa mai đầy chua xót. Đứng trước những nghịch cảnh này Thầy vẫn hoan hỷ không một lời than trách. Với tâm nguyện tự độ và độ tha Thầy đã đi suốt mấy mươi năm trên đường đạo không một phút ngưng nghỉ, mỏi mệt không làm chùn bước trước nguyện lực cao sâu của Thầy. Rồi ngôi Tam Bảo cũng được hoàn thành, khang trang, rộng rãi để có thể chứa được một lượng người đến từ nhiều nơi trên thế giới. Hằng năm những ngày đại lễ Phật tử về dự lên đến hơn ngàn người, rồi những khóa tu học cũng được phát triển thêm lên.

 Khi Chi Hội Phật Tử Reutlingen thành lập, Thầy về hướng dẫn Phật tử tu Bát Quan Trai giới lần đầu tiên, Thầy chỉ dạy chu đáo từ những việc sắp xếp cho buổi ngọ trai cũng như lễ lạy, bái sám. Rồi tiếp theo những Chi Hội khác ra đời. Hằng tuần Thầy đi luân phiên từng Chi Hội để hướng dẫn tu học cho hàng Phật tử tại gia. Thời gian có làm cho Thầy già đi, nhưng bước chân của Thầy vẫn kiên vững trên con đường đạo nhiều chông gai.

 Đứng trước nhị nguyên đối đãi của cuộc đời, con người luôn sống trong sự phân biệt khen chê. Hợp với những nhu cầu của chính mình thì cho là đúng, là hay; nhưng nếu ngược lại thì chê bai, chỉ trích, sống như thế nào cũng không vừa lòng người. Tôi còn nhớ một câu chuyện thời Đức Phật: Có một người Bà La Môn đến mắng Đức Phật thậm tệ, ngài A Nan đứng bên hầu Đức Phật nghe mà thấy xót xa trong lòng, nhưng không dám lên tiếng. Khi vị Bà La Môn mắng xong ra về, ngài A Nan hỏi đức Phật tại sao người ta mắng thậm tệ như vậy mà Đức Phật vẫn im lặng không trả lời. Lúc bấy giờ đức Phật

mới ôn tồn nói với ngài A Nan: „Này A Nan khi có một người mang mâm cao cỗ đầy đến mời A Nan dùng, nếu A Nan không dùng thì mâm cỗ ấy thuộc về ai?“. A Nan trả lời: „Thưa Thế Tôn thuộc về họ“. Thế Tôn đáp: „Cũng vậy, nếu ai đó mang đến cho ta toàn là những lời phỉ báng, trách móc, nếu ta không nghe, không để vào tâm những lời nói thô ác ấy, thì lời nói đó thuộc về người nói, chứ có động gì đến ta đâu“.

 Ở bất cứ thời đại nào, lời khen chê cũng luôn tồn tại, thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết có vậy thôi, chỉ khi nào tự mình biết tu, biết phản quang tự kỷ, biết người biết mình thì trăm trận trăm thắng.

 Thầy cũng vậy, nghịch cảnh là thước đo của chính Thầy, đứng trước những lời nói không đẹp thầy vẫn an nhiên tự tại, không vui khi được người khen, cũng không buồn khị bị người chỉ trích. Dòng đời thì cứ trôi, riêng Thầy thì đã bước ra được cái nhị nguyên đối đãi của cuộc sống để rồi tiếp tục sứ mạng của Như Lai giao phó. Thầy nghiêm trì giới luật, vì giới luật là ngọn đuốt soi đường, là dòng nước thanh lương tưới tẩm những hạt giống tốt trong tâm thức của Thầy.

 Thầy luôn tâm niệm rằng: “Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hằng sa”, và đó cũng là lời dạy của Thầy tôi, tôi luôn nằm lòng lời dạy này, mỗi ngày vẫn niệm Phật, lạy Phật, tuy chưa làm được như Thầy. Kinh Pháp Hoa Thầy mỗi chữ mỗi lạy, trong mùa an cư Thầy lạy Đại Bát Niết Bàn cũng mỗi chữ mỗi lạy, nhưng tôi cũng có thực hành một chút lời chỉ giáo của Thầy.

 Tôi còn nhớ trong chuyến hành hương tháng 12 vừa qua, khi phái đoàn đến Cực Lạc giới Tự Thái Lan để tu học 4 ngày, Thầy biết rằng phật tử Âu Mỹ rất ưa thích trái cây của quê hương, Thầy đã đưa tiền nhờ các chị sống ở Thái Lan mua trái cây đủ loại cho Phật tử Âu Mỹ ăn cho thỏa lòng mong nhớ, từ những việc nhỏ nhặt như quan tâm đến việc ngủ nghỉ, ăn uống cũng đủ nói lên được tấm lòng đại từ đại bi của Thầy, Thầy chăm sóc lo lắng cho mọi người trong suốt chuyến đi. Và chỉ với ước vọng duy nhất là mọi người đều được lợi lạc, an vui khi bước chân đến xứ Phật, Thầy sống và hành theo lời chỉ giáo của Đức Từ Phụ Thích Ca, đem cả cuộc đời nầy hiến tặng cho Tam Bảo, cho Phật Pháp và cho dân tộc.

 Viết về Thầy thì còn nhiều lắm, suốt 30 năm theo Thầy học đạo, những vui buồn của thế gian cũng dần dần bớt bị ảnh hưởng, bởi vì Thầy đã trao truyền lại trong tôi những hạt giống tốt mà Thầy đã gieo, mặc dù tôi đôi khi cũng còn bị điên đảo bởi đối đãi nhị nguyên của cuộc đời. Thầy luôn hiện hữu trong tôi, và mong rằng tôi luôn luôn được nghe những lời chỉ giáo của Thầy để làm kim chỉ nam cho chính mình.

 Thầy sẽ đi như một dòng sông và luôn chuyên chở những hương hoa, vị ngọt của cuộc đời để tiếp tục trao truyền cho hậu thế. Mong rằng ngôi nhà Phật Pháp luôn vững mạnh và tồn tại dài lâu.

 Trời đã vào tháng 5 rồi, có được ít nắng, rồi lại ba bốn ngày mưa, trời Âu hình như hiếm nắng, cũng vậy tình người khi nắng khi mưa. Tuy nhiên có được chút nắng ấm dù sao cũng đã quý lắm rồi.

 Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo. 

 Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22202)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
06/10/2013(Xem: 71424)
Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này
22/09/2013(Xem: 16574)
Bản Tin Khánh Anh
19/09/2013(Xem: 27245)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
11/09/2013(Xem: 6669)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 7694)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2557)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 3096)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2985)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
22/06/2013(Xem: 4295)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan, Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng, Xin thành khẩn hái mười đóa sen dâng Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]