Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)

17/06/201403:54(Xem: 21661)
15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)

blank
Phải viết lúc người đó còn sinh tiền mới đọc được„. Đó là ý nghĩ của tôi chợt lóe lên sau khi tôi viết bài “Cơn Dông Giữa Mùa Hạ„ tưởng niệm Hòa Thượng Khánh Anh viên tịch cùng đọc vô số bài viết nhắc nhớ bao kỷ niệm thân thương về Hòa Thượng mà Hòa Thượng không đọc được, tôi cứ tức anh ách sao đó. Rồi trí óc tôi lướt nhanh sẽ viết và nên viết về ai có nhân duyên, kỷ niệm đẹp với tôi và nhất là người đó có cuộc sống hữu ích cho tôi kính trọng, quí mến, thì người mà tôi nghĩ đến, sau Hòa Thượng Khánh Anh, chính là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển.

Vâng, tôi muốn viết về Thầy, không phải tôi là “văn nô„ (danh từ ngồ ngộ nghe rất vui tai mà có lần ai đó gán cho tôi). Văn nô theo tôi hiểu, chỉ… chúi đầu làm nô lệ tâng bốc không dựa vào cơ sở nào và đương nhiên để nhận lại danh lợi từ người đó.

Danh lợi ư? Bao lâu, dễ chừng có tới 25 năm, tôi cộng tác với báo Viên Giác của Hòa Thượng, như một Phật tử làm công quả cho chùa, tôi không hề nhận đồng nhuận bút nào, trong khi viết cho Phụ Nữ Diễn Đàn bên Mỹ, cứ một trang tôi có 20 US đô la (một bài 5 trang, nhận 100 US ngon ơ!). Còn danh (nếu có), không phải Hòa Thượng cho tôi, mà chính do ĐỘC GIẢ đánh giá. Tôi viết bài, nếu độc giả hài lòng, chấp nhận thì cho tôi một vài lời khen lên tinh thần, nếu dở thì chính tôi bôi lọ tôi. Danh lợi tôi hiểu như thế đó.

Hôm nay tôi viết về Thầy, những mong “Có Chút Gì Để Nhớ„ đánh dấu những kỷ niệm giữa tôi và Thầy mà tôi cho là cái “Duyên„ mong Thầy đọc được trước khi Thầy về cõi Phật, để tôi khỏi phải… tức anh ách như cảm giác sau khi viết về Hòa Thượng Khánh Anh.

Thuở bé, từng là Oanh Vũ trong Gia Đình Phật Tử, thế mà lớn lên, không hiểu sao, tôi không thích đi chùa, càng không thích tụng kinh, thế mà giờ, tôi trở thành Phật tử mà là Phật tử thuần thành nữa mới lạ.

Không lạ đâu, đạo Phật luôn cho rằng mọi sự đều do NHÂN DUYÊN từ cái này sinh ra cái kia, thì chính văn chương, văn nghệ là con đường dẫn lối tôi trở về lại với chùa, với Phật.

Tôi còn nhớ rõ lắm, nguyên do nào tôi đến với Viên Giác. Bắt đầu bằng chính báo Viên Giác do một người bạn đưa cho. Đọc rồi cũng để qua nhưng hai chữ "Viên Giác" tự lúc nào không biết đã in sâu vào tâm khảm tôi. Cho đến một ngày (năm 1989) nhân lễ kỷ niệm 10 năm tỵ nạn tại Thụy Sĩ do người Thụy Sĩ tổ chức. Ngày thứ bảy giới thiệu văn hóa mỗi nước thể hiện qua các màn vũ, hát, đám cưới... Ngày chủ nhật dành cho sinh hoạt giới thiệu các tôn giáo.

Ngồi ở đàng ghế xa xa, hội trường có sức chứa hai ngàn người, một anh bạn nói với tôi:

- Vị Thầy khuôn mặt tròn tròn ngồi giữa hai Thầy ốm ốm là Thầy Như Điển đó.

Tôi đưa mắt nhìn theo rồi tìm một phong bì nhỏ, đặt một số tịnh tài kèm tên và địa chỉ của tôi đích thân đến trao Thầy. Đó là lần đầu tiên tôi ra mắt cùng Thầy. Và cũng sau lần đó, tôi nhận báo dài dài. Đọc không chưa đủ, tôi gởi những bài viết, tuy chỉ lai rai nhưng cũng đủ cho tôi dần dà với thời gian thắt chặt tình thân cùng Viên Giác.

Lần thứ hai tôi gặp lại Thầy nhân dịp lễ Phật Đản tổ chức tại Bern (thủ đô Thụy Sĩ). Bài thuyết giảng của Thầy hôm đó như trăm ngàn các bài thuyết giảng của các vị Thầy khác nhưng chính tiểu tiết rất nhỏ, nhỏ nhưng rất quan trọng đối với tôi, vừa thuyết giảng thỉnh thoảng Thầy liếc mắt nhìn đồng hồ canh giờ, đến và đi chính xác, không chậm trễ phút nào đã khiến tôi chú ý. Tôi nhủ thầm: "Đây là vị Thầy làm việc rất nguyên tắc" mà tôi thì luôn tôn trọng những gì có nguyên tắc, nhất là nguyên tắc đó đặt đúng vị trí của nó.

Điều tôi suy đoán quả không sai. Thầy Như Điển chẳng những là người rất nguyên tắc mà còn có óc tổ chức, làm việc có kế hoạch có phương pháp rõ ràng. Điều đó thể hiện trong buổi lễ Phật Đản lần đầu tiên tôi có dịp tham dự nhân lúc Thầy triệu tập những cây bút có tác phẩm ra mắt do chùa Viên Giác xuất bản (trong đó có tác phẩm "Giấc Mơ Xưa" của tôi) ngay tại chùa Viên Giác.

Hôm đó, với một chương trình san sát liên tiếp ba ngày: thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật; Thầy không để sơ sót, chậm trễ một tiết mục nào suốt từ 6 giờ sáng đến 24 giờ khuya. Đó là tôi chưa nói đến còn lồng thêm một chương trình văn nghệ cổ truyền thật đặc sắc, thật công phu huy động từ toàn thể các anh chị em Gia Đình Phật Tử trên nước Đức. Tinh thần làm việc vừa hăng say vừa trách nhiệm như vậy đã nói lên được khả năng điều động tài tình của người lãnh đạo tài ba, biết phối hợp nguyên tắc tổ chức của Tây phương để giới thiệu cái hay, nét đẹp của văn hóa Đông phương, còn gì tuyệt bằng. Từ đó tôi bị lôi cuốn theo sinh hoạt của chùa Viên Giác, đương nhiên dõi theo luôn bước chân của người chủ nhiệm báo Viên Giác, đó là Thầy!

Đạo Phật còn có câu “trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhổ„. Đúng vậy, văn chương, văn nghệ đã… câu dắt tôi đến chùa, để từ đó tâm trí tôi mở ra cho tôi thấy được những điều quí Thầy làm khiến cho tôi ngày càng kính trọng. Vậy tôi… thấy những gì, đó là câu hỏi, xin trả lời ngay trong bài viết này.

Tuy đã biết và quen với Thầy, nghĩ Thầy là minh sư đạo cao đức trọng, tôi muốn được học hỏi, nhưng Thụy Sĩ xa xôi, tôi chỉ gặp được Thầy một năm một lần trong những khóa Tu Học Âu Châu. Rất muốn lại gần Thầy để hỏi vài câu, nhưng tôi để ý, Thầy rất “kỵ„ phụ nữ, gặp tôi, Thầy chỉ hỏi thăm qua loa rồi biến nhanh để tôi… ngơ ngẩn nhìn theo, muốn… níu áo hỏi thêm vài câu mà không được (đụng áo cũng bị cấm ở đó mà níu!). Biết ý rồi, tôi không… quấy rầy Thầy làm gì! Tôi giữ ý cho Thầy và cả cho tôi nữa!

Thế nhưng nhân duyên vẫn đưa đẩy tôi gặp Thầy trong những dịp hành hương như đi Tích Lan, lần đó không chỉ cho tôi chứng kiến lễ lãnh giải danh dự do chính phủ Tích Lan và Hội Đồng Tăng Già Tích Lan trao tặng Thầy cùng Hòa Thượng Khánh Anh, người có công phát triển Phật giáo tại trời Tây mà những kỷ niệm vụn vặt cũng làm tôi khó quên. Trong bàn ăn dài nơi phòng khánh tiết khách sạn dành cho 20 người, Thầy ngồi đầu bàn chủ tọa, tôi và Hoa Lan, cô bạn văn (hai cô này mà nhập lại thì cấp số “quậy„ tăng theo cấp số nhân). Cả hai rủ nhau ngồi chót cuối bàn càng xa… mặt trời (Thầy) càng tốt để được tự do cựa quậy, thế nhưng, dưới bầu trời quang đãng chạy đâu cho khỏi nắng nên “ánh sáng„ chiếu rọi cho thấy chỗ chúng tôi đang thiếu chuối và mít. Thầy cầm hai dĩa chuối, mít lên tiếng: “Chuyền xuống bên dưới đi!„ Tôi cảm động lắm về sự quan tâm của Thầy, tiếc là tôi và Hoa Lan… thiếu phước nên dĩa trái cây mới đi đến nửa đường thì… gãy gánh! Đúng là “nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định!

Dịp khác, tình cờ “không hẹn mà gặp„ đó là dịp tôi cùng gia đình người bạn hành hương xứ Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Gặp Thầy tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác, nhưng lúc tôi vừa đến lại là ngày cuối Thầy sắp đi. Tuy chỉ một ngày ngắn ngủi cũng đủ cho tôi thấy tấm lòng sốt sắng của Thầy lo cho đàn hậu học. Hôm đó khá đông Tăng Ni sinh tụ hội, mới có cũ có. Cũ là những vị đang nhận trợ cấp học bổng của Thầy, mới là những người tới mong được Thầy hỗ trợ. Cứ hằng năm, Thầy lại ghé thăm, khảo sát việc học bằng cách tổ chức buổi hội thảo, cho đề tài để các Tăng Ni sinh thuyết trình, và khích lệ bảo ban để Tăng Ni sinh có tinh thần học tập. Thầy có nói với tôi: “Kệ, ai cần, tôi cũng giúp cả. Không phân biệt Trung-Nam-Bắc. Chị thấy đó, trong số Tăng Ni sinh du học đương nhiên cũng có hạt chắc hạt lép thôi. Chỉ cần vài hạt chắc, Phật giáo mình cũng đủ phát triển„ Tôi thực sự cảm kích tấm lòng quảng đại và tầm nhìn chiến lược của Thầy.

blank

Rồi hơn 5 tháng sau đó, một lần nữa, tôi lại có nhân duyên gặp lại Thầy, trong cùng một chuyến bay qua Ấn Độ để tham dự lễ phát bằng Tiến sĩ của 5 học Tăng. Tôi được mời với tư cách “chứng nhân„ viết bài tường thuật (muốn biết chi tiết xin đọc bài “Có Một Thế Giới Lạ„ Viên Giác số 189). Còn Thầy, đương nhiên như cha già, Đại Ân Nhân mà các học Tăng muốn tri ân. Không chỉ lời cảm tạ của tân khoa hôm đó, Đại Đức Thích Như Tú và Đại Đức Thích Nguyên Tân phát biểu cảm tưởng tại buổi tiệc do Hòa Thượng khao đãi mừng ngày vui tốt nghiệp, mà nhiều học Tăng nghe tin Thầy sang đã đến cung kính đảnh lễ, đã tâm sự cùng tôi, nhiều lúc chới với vì thiếu tài chánh tưởng bỏ học thì may sao có Hòa Thượng đưa tay ra đỡ!

Họ nói với lòng cảm kích sâu đậm, chân thành, càng khiến tôi cảm phục Thầy hơn. Như thế chưa đâu, có những sự việc nhỏ nhặt nhưng đầy tình thương Thầy dành cho Học Tăng Ấn Độ, chẳng hạn biết nơi đó không có gia vị Việt Nam, (Ấn Độ chỉ toàn cà ri nị khó nuốt lắm), Thầy đã chẳng nệ hà, không kể mỗi người đã có bao lì xì, Thầy còn xách qua 85 chai xì dầu nhỏ dự định tặng mỗi vị một chai, tiếc là hành lý có giới hạn nên cuối cùng mang theo phân nửa để “hai người chung một chai, chia sao tùy ý„. Sự chăm sóc tiểu tiết đó nhưng chứa chan bao tình thương lo cho đàn hậu học, lo cho mạch sống của Phật giáo mong được trường tồn, vững mạnh, khỏi hổ thẹn với tiền nhân. Thầy quí sự học, vì luôn cho rằng: “Sự học không phải là con đường giải thoát. Nhưng muốn giải thoát, không thể thiếu tu và thiếu… học!„ Có lẽ vậy mà Thầy luôn vun bồi và trọng bằng cấp chăng. Nhưng không phải có bằng cấp mới được ăn… xì dầu, mà ngay lúc quay trở về Đức, Thầy lại mang không biết bao mít, chuối, khổ qua, mướp… làm quà cho Phật tử bên Đức, cho chùa Viên Giác.

Đấy, những điều tôi thấy, tôi nghe… như thế có đủ cho tôi nhận ra cái giá trị của tờ giấy trắng hơn là cái chấm đen?! Con người vốn không ai toàn hảo “nhân vô thập toàn“. Toàn hảo như Đức Phật mà vẫn có người chê trách, không hài lòng. Thì cái chấm đen đối với tôi quá nhỏ không thiệt hại gì quá đáng cho tờ giấy, mà nếu khéo léo, có thể nhẹ nhàng… xóa được bằng một nét bút ngang qua nó, hơn là chỉ ngồi chăm bẳm nhắm vào đó mà... nguyền rủa chấm đen! Do đó, nếu tôi có bị cho là “văn nô„ tôi vẫn vui vẻ mong được làm…văn nô để viết lên những cảm xúc trung thực chân thành phát xuất tận đáy lòng tôi, để vinh danh cái hay nét đẹp của đời, của đạo. Chứ viết trái ý để ăn tiền thì thật tôi không quen.

Ngày nay, không chỉ riêng tôi, mà nhiều Phật Tử Đức quốc nói riêng và Âu Châu nói chung biết và hiểu đến đạo, trở thành những Phật tử thuần thành sống theo giáo pháp của Đấng Từ Phụ để cuộc sống an lạc hơn thì phải nghĩ do đâu nếu không là công lao của Thầy, một trong những Cao Tăng của Âu Châu hết dạ hết lòng hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sinh.

Mai đây đánh dấu 50 năm xuất gia của Thầy, một chặng đường dài rong ruổi, cho dù đã 65 tuổi đời, cái tuổi về hưu cần ngơi nghỉ mà cứ đọc chương trình sinh hoạt hằng năm của chùa Viên Giác, tôi đã phải giựt mình trước sức làm việc miệt mài không ngưng nghỉ của Thầy cho Phật giáo. Tôi không khỏi cúi đầu khâm phục nguyện vui vẻ làm… “văn nô“ cho Thầy hôm nay và mãi mãi!

Kính nguyện Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp nối hành trình mà Thầy đang theo đuổi, và trên tờ giấy trắng, con được viết lên, ghi lại những kỷ niệm mà trên đường trần con có duyên gặp Thầy.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2022(Xem: 5850)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 8639)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3855)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 5609)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8479)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3404)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 5981)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5651)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7476)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
04/01/2022(Xem: 7152)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]