Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

18/03/201415:02(Xem: 15935)
Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga

Nhận Định Tổng Thể Về Thơ Tuệ Nga


Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói. Lời nói không đạt tới được cái tận cùng của cảm xúc nên sinh ra vịnh thán. Khi đã vịnh thán thì không thể không vận dụng đến tiết tấu tự nhiên từ mối rung động xốn xang... Và từ mối rung động đó mà một thể tính cảm xúc xuất hiện. Người ta gọi đó là nguồn thơ.



Tất cả những người làm thơ đều có nguồn cảm xúc giống nhau, như nhau. Khác nhau là ở cái căn nguyên từ đối cảnh, đối tình của mối rung động. Nguồn cảm xúc ấy vượt lên trên, không chỉ là một tâm sự tách bạch. Một bài được gọi là thơ, diễn đạt để phô bày một tâm trạng chưa hẳn là một bài thơ, đó không phải là nguồn thơ. Nguồn thơ là dòng chảy mênh mông bất tận, dẫu cho đến khi cuộc sống có mỏi mòn, thể xác kia có già nua thì nguồn thơ vẫn không tàn héo.

Tuệ Nga chưa hẳn đã đi tìm ngọn ngành của nguồn thơ như ý người xưa mà tôi vừa biện dẫn. Cũng không phải ngẫu nhiên để bà có những tác phẩm với các tựa đề: Suối, Suối Hoa, Suối Trầm Tư, Hoa Đài Dâng Hương, Hoa Sương, Về Bên Suối Tịnh, Từ Giòng Sông Trăng và nay là Dòng Cổ Nguyệt… đó là những thi phẩm tập hợp nhiều mối cảm xúc từ một nguồn thơ lai láng trong tâm hồn tác giả.

Thơ Tuệ Nga thường tập trung vào ba chủ đề chính, thể hiện cảm xúc chất chứa dạt dào từ trong tâm khảm: Mẹ, Quê Hương và Tâm Đạo. Ba chủ đề, ba nội dung này có khi trộn lẫn, chan hòa, xen kẽ vào nhau, người đọc dễ dàng nhìn thấy trong từng bài thơ, trong từng chương đoạn, dù không được sắp xếp rạch ròi.

Mẹ – một hình ảnh, một biểu tượng đẹp tự nhiên muôn thuở của nhân loại, nhất là đối với Á Đông, và với con người Việt Nam.

Mẹ - với Nhà thơ Tuệ Nga không còn trong phạm trù mẫu tử, Mẹ là vầng trăng vằng vặc, là đóa hoa tươi thắm, là làn hương thơm ngát, là thanh âm dịu ngọt:

Từ tình cảm mẫu tử thiêng liêng đằm thắm, dưới ngòi bút Tuệ Nga, mẹ đã hoá thân thành quê hương, hay đúng hơn quê hương đã hoá thân thành người mẹ, một sự đồng hóa chỉ có ở những tâm hồn dạt dào lòng yêu nước, yêu quê hương của mình. Với Tuệ Nga, hai hình ảnh – quê hương và mẹ đã hòa nhập thành một chủ thể cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ: Tình Mẹ và Tình Quê. Mẹ và Quê Hương là một.

Đọc những bài thơ Tuệ Nga nói về trăng, về quê, về mẹ mới thấy ở tâm hồn nhà thơ là cả một trời cảm xúc dạt dào, cả một nguồn cảm hoài lai láng về tình mẹ, về vầng trăng Việt Nam, về mảnh vườn, về con sông, thành phố, ruộng đồng: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Sài Gòn...

Từ nơi đây, trên quê người xứ lạ, nhà thơ chắt chiu từng hình ảnh, từng kỷ niệm để mà bâng khuâng, để mà hoài vọng: Từ hoài vọng đó nhà thơ ngồi soi rọi, nhìn vào tâm khảm để thấy, để biết mình có gì, còn gì và mong ước những gì.


Về Thơ Đạo, Tuệ Nga không đi tìm nguyên khởi của Đạo mà từ Đạo, chứng nghiệm lẽ đạo vào cuộc nhân sinh, vào nhân duyên nghiệp quả để “ngộ” lẽ vô thường, từ đó phóng suy tư vào cuộc sinh tồn, vào lẽ sắc không thanh thản.


Như hầu hết những người Việt Nam lưu vong tỵ nạn, chưa một lần về thăm lại quê hương. Quê hương từ ngày quay gót ra đi, đã bao lần ngoái nhìn về cố xứ, quê hương từ ngày “tiễn khách sầu xa quê”, “nhìn mây trời giăng mắc. Rừng xanh chắn nẻo về” hình như không bao giờ vơi nguôi trong đoái tưởng của nhà thơ.

Trong thi phẩm Từ Giòng Sông Trăng, tác giả đã lấy hình ảnh Rừng Xanh để ẩn dụ về một quê hương còn nhiều nghịch lý, bất trắc, còn những tráo trở, bất an, chưa đủ an toàn cho một ngày sum họp hoan ca của những người con lưu lạc. Trong tâm hồn nhà thơ, ước vọng một ngày về vẫn là “Nửa đời cơn mộng huyễn. Tuyết sương chắn nẻo về” (Vầng Trăng Cổ Độ), và cứ như thế quê hương và ngày về như một ray rứt, một ám ảnh không rời.


Băn khoăn với những gì có hôm qua, với những gì mất hôm nay, thời gian và lẽ biến thiên của cuộc nhân sinh tại thế - quê hương đã xa, tuổi trẻ đã mất, người Phật tử thuần thành Tuệ Nga quán triệt cái giả tạm, cái vô thường của cuộc nhân sinh, thơ không còn là tiếng buồn của muộn phiền, ủy mị. Nhà thơ nhìn lại cuộc đời, nhìn vào lẽ đạo để thấy một thực tại phản chiếu, để rồi thấy lòng thanh thoát, an nhiên tự tại, “bởi đã hiểu đời là quán tạm” trên “một chuyến xe đời”, “một vòng tử sinh”, một “bữa tiệc đủ đầy vị chua vị ngọt ”, và có đủ tiếng chim hót, có nắng ban mai - thuở rộn ràng của buổi đầu đời hoa mộng, cho đến ngày sau, chặng cuối, có tiếng vọng đại hồng chung ngân dài, gọi con người tìm về hài hòa an lạc...


Tuệ Nga đã có trên mười tập thơ xuất bản, trong đó tập SUỐI đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa của Văn Học Miền Nam năm 1974. Tác giả đã có hàng mấy chục bài thơ được phổ nhạc; từng cộng tác với nhiều tờ báo, tâïp san, tạp chí tại hải ngoại.

Có thể nói giới nữ-thi-nhân trong làng thơ Việt Nam cận đại, Tuệ Nga là một nhà thơ đã sống trọn cuộc đời với Thơ, cho Thơ và vì Thơ. Bà là một trong số ít ỏi nhà thơ nữ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam hải ngoại và trong nước hiện nay. Bà đã góp vào kho tàng Văn chương Nghệ thuật nước nhà những áng thơ, những tác phẩm có giá trị văn học nhất định.


Song Nhị



Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga_bia
Xem nội dung PDF (483 trang):
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1769)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 4935)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1689)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5624)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6544)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4378)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 1959)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4128)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 9000)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1643)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]