Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Dưỡng, Chùa làng tôi (bài của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Hương và Diệu Danh diễn đọc)

19/09/201317:34(Xem: 27259)
An Dưỡng, Chùa làng tôi (bài của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Hương và Diệu Danh diễn đọc)

chua-an-duong 2


An Dưỡng - chùa làng tôi

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc


Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc



Chùa làng dựng ở xóm côi,
Sớm khuya hai buổi nghe hồi chuông ngân.

Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.

Chùa làng quê khắc sâu trong ký ức tôi những kỷ niệm đậm đà; nơi đó tôi đã sống, đã khoác lên người màu áo đà hoại sắc, đã thơ ngây với tuổi đạo ban đầu, nhưng sắt son trong ý thức!

Rồi thời gian trôi qua, các pháp duyên khởi, tất cả hữu tình, vô tình đi vào sinh diệt, chợt biến chợt hóa, mất còn, lay động. Tôi, cái tôi của ngày xưa giờ vẫn còn, nhưng cũng có thể nói đã mất! Tôi muốn nhắc đến kỷ niệm, tôi muốn nói đến cảnh giới vô thường, quốc độ biến dị. Và chùa tôi cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Theo lời sư phụ kể, trước kia chùa tọa lạc cách vị trí hiện nay về hướng đông khoảng 50m và không rõ chùa được di dời như vậy từ bao giờ, lại được trùng tu mấy lần; chỉ biết chùa được tái tạo vào năm 1893 tức niên hiệu Thành Thái thứ V. Khoảng năm 1938 thời Bảo Đại năm thứ 3, chùa được trùng tu lần nữa; đến năm 1974 thì chùa bị hư nát khá nặng nên Thượng Tọa Thích Như Ý lúc ấy là trụ trì, cùng với Phật tử địa phương đã thực hiện xây lại ngôi Tự viện mới. Công trình này được xây trước mặt tiền và cách ngôi chùa cũ khoảng 7 mét. Vừa xây xong phần nền móng thì bị đình trệ, vì thời cuộc rối ren năm 1975. Mãi tới năm 1985, sư phụ tôi mới đủ duyên khởi công tái xây dựng, và 3 năm sau đã hoàn thành.

Thân tộc tôi có duyên với ngôi chùa này từ nhiều đời, truyền thống ấy vẫn tiếp tục duy trì và đến thế hệ cha mẹ tôi, đỉnh điểm cao nhất là trong gia đình tôi có 3 người con xuất gia đầu Phật. Công đức này phải được kể đến là Bổn Sư chúng tôi Hòa Thượng Thích Như Ý, Người được Phật tử trong làng cung thỉnh về trụ trì năm 1970, dù sau đó ngài cung cử đệ tử của Ngài là Thầy Tâm Như, (một người cùng làng tôi, sau 1975, vị này đã hoàn tục), để chăm sóc chùa, nhưng lãnh đạo tinh thần vẫn là trách nhiệm của Ngài. Mỗi năm đến mùa Phật Đản, Vu Lan đều có những lễ truyền giới quy y, và dân làng tham dự rất đông. Tôi thích nhất là lễ cúng cầu an đầu năm vào rằm tháng giêng với giàn đèn Dược Sư và đèn cầy được xếp theo mô hình Cửu Diệu Tinh Quân (vị trí của 9 ngôi sao trong vũ trụ, 9 ngôi sao này biểu trưng cho sự sống thiện ác của con người dưới bầu trời), được thiết trí trang hoàng trong khóa lễ trông rất đẹp mắt và linh thiêng. Gia đình tôi đã quy y với Hòa Thượng Thích Như Ý hồi năm 1970, tất cả được Người đặt pháp danh bằng chữ Tâm, như Tâm Hưng, Tâm Thái, Tâm Chánh, Tâm Phương, Tâm Vân, Tâm Hương, Tâm Nguyên  [1]....

Hoa Thuong Thich Nhu Y

HT Thích Như Ý
Vị Thầy Bổn Sư của gia đình tác giả


ht tam tri
HT Thích Tâm Trí
Vị Thầy Bổn Sư thứ 2 tác giả

 




Chu Tieu Nguyen Tang 1981

Hình tác giả, Chú Tiểu Nguyên Tạng
(chụp năm 1981)




Đặc biệt trong thời gian này, Gia đình Phật tử An Dưỡng được thành lập, và các anh chị tôi đều tham gia sinh hoạt, trở thành những huynh trưởng đầu đàn của Gia đình. Nhờ được hun đúc, rèn luyện tinh thần “bi, trí, dũng”, “duy tuệ thị nghiệp” lấy trí tuệ làm sự nghiệp... mà sau đó bào huynh Tâm Phương đã phát tâm xuất gia với Hòa Thượng Như Ý tại chùa Linh Sơn. Tôi xuất gia với Thượng Tọa Tâm Trí (Trụ Trì Chùa An Dưỡng từ năm 1975), chị tôi sư cô Thích Nữ Tâm Vân, xuất gia với Sư bà An Tường. Riêng bào huynh Tâm Phương sau khi xuất gia với Hòa Thượng Thích Như Ý, đã về lại Chùa An Dưỡng hỗ trợ với Sư huynh Thích Tâm Trí trong việc hoằng pháp trước khi về Sàigòn, và sau đó tìm đường định cư tại Úc châu.

Sau thời gian trùng tu và ổn định, hiện tại chùa An Dưỡng làng tôi là trung tâm tu học của Phật tử xa gần trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa.. Sư phụ tôi đã từng bước tổ chức các khóa tu học ngắn hạn, lễ sám hằng tháng, ngõ hầu phương tiện chuyển hóa người dân trong làng đi vào chánh đạo, đúng như câu ca dao Việt Nam từng có câu:

“Làng tôi nhỏ bé xinh xinh,
Chung quanh có lũy tre xanh rườm rà,
Trong làng san sát nóc nhà,
Đình làng lợp ngói có vài cây cau,
Chùa làng rêu phủ mái nâu
Dân làng thờ cúng để cầu bình an”.

Mong rằng, An Dưỡng, ngôi chùa làng tôi luôn ấp ủ lòng từ bi, yêu thương, là nơi mở khai ánh sáng trí huệ, giúp cho đời sống của người dân làng Thái Thông mỗi ngày mỗi thăng hoa, mỗi ngày mỗi xa dần chỗ tối tăm đau khổ mà bước lên cảnh giới an lạc giải thoát.


Tâm Nguyên
(sau khi xuất gia Bổn sư đặt lại pháp danh là Nguyên Tạng)     
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2020(Xem: 3848)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát. Nắng quái chiều hôm ngưng đọng mênh mông bãi vàng. Xương rồng xanh, xương thú trắng, lác đác nhô lên giữa trùng trùng đồi cát. Chết đi sống lại bao lần trong cuộc mộng phù hư mà vẫn cứ hăm hở đi tìm, đi tìm...
08/02/2020(Xem: 4464)
Phần này bàn về một số cách dùng liên hệ đến thời tiết như gió nồm, gió nam, gió bắc/gió bớc. Đây là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đời sống xã hội/văn hóa dân Việt cũng như để lại dấu ấn trong lịch sử hình thành tiếng Việt hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
05/02/2020(Xem: 6135)
Mới mùng 1... 2... 3 tết… Thoáng cái đã là mùng 10 tháng giêng… Trong mỗi khoảnh khắc cứ vùn vụt trôi qua... Trôi nhanh cho từng kiếp con người… Sự thật cảm nhận niềm vui thì ít, ngậm ngùi thì nhiều… Năm nay tết Canh Tý đến với tất cả chúng ta, người dân việt nam phập phồng, lo sợ đại nạn dịch cúm xảy ra toàn cầu. Nụ cười dường như tắt hẳn trong mỗi khi chúng ta gặp nhau bởi ai cũng đeo khẩu trang phòng chống đại dịch… Còn lại đôi mắt thì cũng toát lên vô vàn sợ sệt mỗi khi tiếp xúc với đám đông người lạ…
02/02/2020(Xem: 14543)
Báo Chánh Báo số 97 (12/2019)
02/02/2020(Xem: 16314)
CHÁNH PHÁP Số 99, tháng 02.2020 Hình bìa của Donvikro (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO TIN, CHÚC XUÂN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ ĐẠO VÀ THƠ, THƠ VÀ XUÂN... (thơ Minh Đạo), trang 12 ¨ THÔNG TƯ: Thông tri các Phật sự quan trọng năm 2020 (GHPGVNTNHK), trang 12 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ III NHIỆM KỲ IV (2020-2024) (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ BÓNG ĐỔ MÊNH MANG (thơ TN. Tịnh Quang), trang 16 ¨ THƠ VÀ ĐÁ, THAY LỜI TỰA (Tuệ Sỹ), trang 17 ¨ GIÁO LÝ NGHIỆP (Thích Tâm Thiện), trang 19 ¨ TAM GIỚI BẤT AN DU NHƯ HỎA TRẠCH (thơ Thích Viên Thành), trang 22 ¨ ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚC (TN. Hằng Như), trang 26 ¨ LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2020,... (thơ Tánh Thiện), trang 61 ¨ GIỮ TÂM NHƯ CHĂN TRÂU (Quảng Tánh), trang 31 ¨ PHÚ ÔNG CẤT LẦU – Câu Chuyện Dưới Cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi), trang 32 ¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC
26/01/2020(Xem: 3353)
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.
03/01/2020(Xem: 5705)
Tết đến thường là mọi người đi xem bắn pháo hoa, đi liên hoan, nhâu nhẹt, tiệc tùng. Ai cũng tìm cách đón năm mới một cách đông vui nhất, hoàng tráng nhất, khí thế nhất. Ấy thế mà những thiền sinh lại đón năm mới 2020 bằng một cách khác. Tĩnh lặng. Hơn chục thiền sinh rủ nhau đến một ngôi chùa vắng ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và tham gia Tết Thiền 2020. Hành trang mỗi thiền sinh mang theo là quần áo nâu, hay lam, hoặc quần áo bình thường, miễn là thoải mái khi ngồi thiền. Tiệc liên hoan trong Tết Thiền của chúng mình là cơm gạo lứt, muối vừng, lạc rang và rau hấp các loại. Buổi sáng có ngô luộc bởi xung quanh chùa người dân trồng rất nhiều ngô rất ngon và rẻ.
01/01/2020(Xem: 4188)
Hơn 50 năm trôi qua! Tưởng rằng thân xác các Anh- 81 chiến sĩ nhảy dù đã tan thành tro bụi, chìm vào quên lãng, không ngờ có một ngày các Anh đã được vinh danh rạng rỡ, quan tài được phủ với lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và đã bình yên an nghỉ sau một thời gian dài lạnh lẽo biệt tích vô tăm. Ngày 26.10.2019 vừa qua, tại Westminster Orange County, nơi được coi là Thủ phủ của người Việt tị nạn Cộng sản, đã tổ chức Lễ Truy điệu và An táng các Anhrất uy nghiêm và cảm động.
01/01/2020(Xem: 4446)
Cảnh 1: QT: (Cầm tờ giấy vừa đọc vừa càm ràm) Ối dào, mấy Thị mẹt này tu hành kiểu gì, đã làm con Phật rồi còn đi kêu oan không biết? Oan bằng Thị Kính không hay oan kiểu Thị Mầu đấy? Vào Chùa sinh hoạt chung thì nên thương yêu nhau chứ! (hát) “Nếu có thương tôi thì thương tôi lúc này, đừng để ngày mai khi tôi qua đời, đừng…” NNT: (Bên trong đi ra nói) Ngày mai mi mà qua đời, ta bảo đảm cả khoá tu học Phật Pháp Úc Châu ni sẽ đi hộ niệm cho mi liền, yên tâm đi con. Nì, việc ta sai nhà ngươi đi cung thỉnh Ni Sư đã làm xong chưa? QT: Bẩm ông, dạ xong hết rồi. Mà ông này (cười cười) hôm đấy con lên Chùa, con thấy có mấy Sư Cô đẹp dữ tợn thiệt! NNT: Nì, qúy Sư đi tu rồi thì chỉ có đẹp hiền chứ không có đẹp dữ mô hí! QT: Hi hi hi… Ôi sao đẹp quá giời qúa đất mà đi tu uổng nhỉ? NNT: (Lấy cái quạt gõ lên đầu QT) Uổng cái con khỉ khô, được đi tu phước báu vô lường đó mi. Nhưng răng mi không hỏi Sư Bà trú trì đi? QT: (Gãi gãi đầu) Vào Chùa mà ai đi hỏi cái câu vô duyên tệ vậ
25/12/2019(Xem: 4557)
Tiếng nói là sinh mệnh của dân tộc. Không phải phở, nước mắm không còn hay truyện Kiều không còn thì dân tộc mất. Tiếng nói không còn, dân tộc diệt. Phở, nước mắm không còn thì ăn món khác, dù có tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Truyện Kiều không còn thì viết truyện khác, dù tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Mất tiếng nói là dân tộc biến dạng và biến thành một dân tộc khác. Chẳng hạn mai đây toàn dân Việt Nam đều nói tiếng Tàu thì Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Hoa. Nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Pháp thì Việt Nam biến thành một “Pháp Quốc Hải Ngoại”. Còn nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Anh thì Việt Nam biến thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay giống như Phi Luật Tân, Puerto Rico.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]