Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Gõ cửa giọt không

31/01/201206:22(Xem: 11554)
38. Gõ cửa giọt không

GÕ CỬA GIỌT KHÔNG

Phương thảo viên, giữa mùa đông.
Hương Tâm cẩn chí
Tháng 11 - 2008

Thơ Mặc Giang bao gồm nhiều thể loại: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ tự do, và cuối cùng là lục bát. Đi vào thế giới thơ ông là đi vào cõi KHÔNG của sinh tử, giữa bờ này và cõi kia, của lòng đại từ, đại bi, của người anh hùng, của người yêu nước ra đi…

Phần lớn lục bát thơ ông nói về tình yêu quê hương đất nước; phần lớn nói về tình người; phần lớn nói về phép tĩnh tu, sự đi tu; phần lớn nói về tình thương; phần lớn là ước mơ một thế giới thanh bình, một đất nước thật sự thái bình. Bao hàm trong đó những khát vọng cháy bỏng của một tâm hồn yêu quê hương đất nước rất lớn; Bàng bạc trong đó: dòng máu anh hùng ẩn trong một trái tim nghệ sĩ đi suốt chiều dài lịch sử, địa lý, thiên nhiên, chim chóc, người, đá cuội, dã thú, cõi hư vô và cõi tồn sinh.
Xuyên suốt trong ấy: niềm cô đơn sâu sắc của cánh chim bằng, một giống chim bay rất cao và rất xa.
Trên cơ sở đó: Một người luôn thao thức theo vận nước nổi trôi, dẫu ẩn chốn thiền môn mà trái tim luôn hướng về lịch sử một đất nước mấy lần chia phân cho đến bây giờ. Tình trạng phân hóa, chia rẽ liên miên không dứt. (Trẻ em nghèo không có tiền đến lớp, người già chưa được phụng dưỡng đủ đầy). Một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, người cày cấy không đủ tiền cho con đi học, càng ngày đất nông nghiệp càng bị thu hẹp lần… Một nền giáo dục tụt hậu, thiếu hẳn tình nhân ái và lòng bao dung cần thiết. Một nơi mà tính tham lợi và lòng ích kỷ ngày càng phát triển, cái thiện có nguy cơ bị dìm trong cái ác khi mà người khuyết tật, nông dân và trẻ em nghèo chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Tình trạng qua phân của đất nước kéo dài dù đã “nhất thống”, vẫn chưa lành lặn những vết tích nghiệt ngã. Với Mặc Giang sau hết là nỗi đau. Ông có câu thơ:

Sao ta mang một trái tim đau
Hỏi làm chi nước chảy qua cầu

Không chỉ mình nhà thơ mang trái tim đau mà gánh nặng nhân gian ấy, là niềm đau chung của dân tộc, chỉ có những tâm hồn nghệ sĩ mới đủ sức mang vác. Là một trái tim giàu lòng thương người, yêu nước, thương quê… Là một tâm hồn nhạy cảm trước những chuyển biến của đất trời, sau bao nhiêu thăng trầm đầy ải giữa cõi tạm chợt ngộ ra rằng không chỉ đời là một bến mê, cõi phù sinh hư ảo, chốn diêm phù huyễn hóa. Trên dặm đường còn quá xa xôi của cuộc lữ, mà niềm thương nỗi nhớ chưa hề nguôi bao giờ, chỉ dừng lại khi ông trở về dưới chốn bóng Phật đài:

Từ ngày tôi bước đi tu
Tâm tư rũ nhẹ mây mù trần gian


Đó là một cõi khác, không hình tướng, không thanh sắc, không chấp thủ. Đó là cõi KHÔNG:

Lợi danh như thể phù sa
Cửa quyền như thể sương pha đầu cành

Gõ cửa giọt không (trang 9, quyển 7)

Nói điều này để kết thúc lời tựa trước khi đi vào cõi thơ. Thơ là cõi riêng, dù thơ được dành cho tất cả, dẫu thơ viết không để riêng mình thì tình thơ vẫn luôn sâu lắng và cuốn hút giữa một cuộc đời ngắn ngủi. Nghịch lý này tồn tại từ Hoa Tiên, Nhị độ Mai, Bích Câu Kì Ngộ… Để rồi hội tụ tuyệt vời nơi thiên tài Nguyễn Du. Với truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ, giữa phóng dật và cổ điển, giữa chốn thanh lâu là cõi lưu đày với khát vọng “ngày về hỏi liễu Chương Đài khôn nguôi”, giữa chữ tình và chữ hiếu, giữa hạnh phúc và đau khổ… là một giòng chảy triền miên không dứt, chẳng thế mà cuối cùng, Kiều “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì” sau mấy lần trốn chạy định mệnh không thoát, nương tựa chốn am mây, muối dưa chay lòng.
1. Có cần phải phân tích nhiều về thơ lục bát Mặc Giang? Tự bản chất của thơ lục bát vốn trữ tình, thể hiện qua ngôn ngữ thơ. Lục bát thơ Mặc Giang là một nguồn thơ vô tận, lai láng ý tình, tràn ngập cõi thơ. Cô đơn, tả cảnh ngụ tình, niềm đau nhân thế, nỗi u hoài trước cảnh qua phân, nỗi buồn xa xứ, quê hương và cuộc lữ của riêng mình. Có người trút hết nỗi hận tình vào thơ, thơ ông dường như chưa nói hết mọi ý tình. Thơ là cõi riêng. Phần còn lại là cuộc tao phùng nơi đất khách giữa chủ thể và khách thể, giữa tư duy và bản thể, giữa trời và đất, giữa biển và núi, trăng và sao, để cuối cùng “Gõ cửa giọt không”:

Nhìn trông cát bụi mây mù
Vô môn khép cửa thiên thu giật mình!

Hình tượng trong thơ Mặc Giang khiến người đọc thầm kinh ngạc. Giữa cuộc lữ thênh thang thơ là cõi riêng còn tình thơ thì không không. Không vướng vào một mối u tình nào khác hơn mối sầu nhân thế. Nhưng trên hết là nỗi u hoài suốt chặng đường dài lịch sử, đất nước trải qua mấy lần binh lửa để tôi và anh, chị và em, mẹ và con xa cách hai bên bờ đại dương. Hình tượng con chim Hồng Lạc vừa thể hiện rõ nét vừa ẩn tàng. Chim Lộc Tục phải chăng là giống chim trời, chúng bay suốt mấy ngàn năm lịch sử để rồi không trở về? Nhưng trong khái niệm đi đã hàm chứa sự trở về, trong chuyến trở về đã bao hàm sự chia cách. Điều này ông hiểu rõ hơn ai hết. Nỗi buồn một đất nước qua phân thể hiện rõ trong câu thơ:

Ai nghiêng nắng đổ về tây
Cho chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời

Con chim Lộc Tục thuở vua Hùng Vương dựng nước đã bay về trời, một đi không trở lại chăng, hay nó sẽ bay trở về một ngày nào đó? Không phải khi nào ta cũng đến được chỗ nào ta muốn đến. Ta đi chỉ vì cuộc lên đường của người “du thủ” chẳng đặng đừng. Có ai ngờ một chuyến đi là một nửa đời phiêu linh lục hải, phiêu bạt sơn khê, dặm trường nước chảy phù sa, sỏi đá kêu đau; nhưng nửa đời đày ải chốn quê người chưa thật bằng sự đày ải trong trái tim mình. Những cánh buồm lộng gió trùng khơi, những đèo heo hút gió, những đêm khuya nghe gió gọi trăng ngàn, những ốc đảo xa xăm, những chân trời cao rộng. Tất cả cái đó chỉ càng khiến cho người thơ trút hết nỗi lòng, khiến cho tình thơ nhanh chóng chạm đến cung đàn. Điệu nhạc này ngân lên không dứt, nó khiến cho ta động lòng, khiến mười ngón tay phàm chỉ mong sao gảy được bản đàn muôn thuở, dễ chừng một trăm năm mới có một lần. Một người chỉ có thơ, Tôi không bán thơ, Dẫn thơ đi chơi, mà lại trải nghiệm cõi tâm linh của mình đến thế, chỉ qua những vần thơ giản dị, hàm súc!
Chim đại bàng vỗ cánh tầng không, mà đại bàng thì bay cao và xa lắm. Mỗi khi nó đã bay, thì vạn dặm mù khơi. Cũng như chim phượng hoàng, bay rất cao và rất xa. Cánh chim Lộc Tục thuở Hùng Vương dựng nước, bay cao và quá xa, bay mãi không trở về chăng? Làm sao có thể hoài nghi điều đó được khi ta biết trong khái niệm đi đã hàm chứa sự về, trong khái niệm trở về đã bao hàm sự ra đi. Cánh chim Lộc Tục tồn tại mấy ngàn năm trong tâm thức mỗi người Việt, bây giờ và mai sau để một ngày nào đó tất cả đều gặp nhau dưới một mái nhà quê hương thật sự thanh bình và nhất thống. Đó mới là khát vọng của tình thơ giữa cõi Không Không. Nửa đời phiêu linh lục hải thật ra chỉ tồn tại trong tâm thức ta. Ra đi để trở về, trở về để ra đi. Con chim nho nhỏ, ánh trăng ngàn, cõi phù sinh hư huyễn, sỏi đá kêu đau. Giấc mơ về một đất nước không còn cảnh thập nhị sứ quân tranh chấp quyền lực. Sao ông không thấy rõ điều đó được. Sự sống và cái chết còn có ý nghĩa gì đâu với người đã trải qua bao lần sống chết.
Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc
Người hiểu hơn ai hết rằng mặc dù có một thời nào đó, có thể cho đến bây giờ những người đọc thơ ông cũng tìm thấy tâm trạng mình qua hai câu thơ:

Ngày về mòn mỏi ngóng trông
Nào ai hiểu được người vong quốc buồn


Là một trái tim đa cảm, một tâm hồn giàu lòng nhân ái, thương yêu muôn loài để ngôn ngữ thơ còn chạm đến chỗ tinh tế nhất của hồn người trên đường đời vạn nẻo.

Ta xin vén lớp mây ngàn
Để tìm sao lạc lang thang cuối trời
Trang 261/q3
Đố ai nhặt hết thơ ca
Để ta thôi động âm ba tao đàn
Đố ai nhặt hết trăng vàng
Để ta thôi bắt đường ngang lối về
Vần thơ còn đó, đẹp thay!

Trang …/q2 

Những tứ thơ rất lạ, mộc mạc như người dân quê, uyên bác như người thông thái, mà không, đó là những vần thơ đẹp như ánh trăng rừng. Giữa hai mặt của một thực tại thì cõi Đi - Về, Trước - Sau, thể hiện qua ngôn ngữ thơ ông một vòng nhất quán. Mặc Giang từng viết ông có thơ cho đời, cho chị, cho em, cho mọi người… Vì thế cho dù ông không đến, hồn thơ lai láng của ông hay tự thể của ông vẫn hiện hữu đó. Tự trong ý thức sâu thẳm, mỗi người biết rằng cuộc đời chỉ là một giấc mộng nhưng có ai viết như ông:


Đêm đêm tỉnh mộng rì rào
Ba sinh chìm nổi máu đào còn tươi!
Héo hon còn đó nụ cười

Trang 171/q2.

Khiến ta giật mình. Phải chăng thơ là tất cả cuộc đời nên ta tìm thấy trong thơ ông một nghệ thuật diễn cảm tự nhiên, vô số điệp từ chỉ làm cho các tứ thơ liên miên không dứt, mà tình thơ càng trào dâng lai láng lại càng sâu.

Tôi đi trong gió thu phong
Đón trông chiếc lá theo dòng rụng rơi.

Nhiều tứ thơ mới, diễn tả nhẹ nhàng, rất lạ, tưởng bình thường và cũ kĩ mà không! Có thể nói nó ẩn tàng vô số ẩn ngữ.

Tôi đi trong gió trong mưa
Gom bong bóng nước mà đưa về nguồn.
Tôi đi trời đất vuông tròn
Gom từng giấc mộng nghê thường thế nhân.

Nỗi cô đơn lạc lõng, niềm tuyệt vọng và phẫn nộ biến thành thơ. Bởi thơ là cõi riêng của tâm hồn người nên tự nó, thi ca nói lên tất cả, những u tình, hạnh phúc và đau khổ của đời người. Ở đây người thơ mãi độc hành trong cuộc lữ mênh mang:

Tôi đi không một âm vang
Nhạc rung không tiếng lên đàng không dây
Tôi đi chưa đó chưa đây
Tôi về hoa lá cỏ cây đổi màu
Tôi đi không trước không sau
Tôi về ngày cũ đêm sâu lụn tàn

Trong sự im lặng đó chỉ có tình thương bao la mới sưởi ấm được trái tim người. Lòng Từ rộng mở những giọng thơ thấm nhuần tình đạo là khúc hoan ca làm ấm lòng người viễn xứ. Trên đường đời, ông gặp những em bé mồ côi, chị bán hàng rong, những người khuyết tật, những bệnh nhân giàu và nghèo, những con chim nhỏ, cỏ cây hoa lá, đá cuội… Chính phần đạo ca trong thơ lục bát, phần tả cảnh thiên nhiên, là ánh sáng tâm linh chiếu sáng khắp cõi vô thường. Hồi ức về thời thơ ấu ở một xóm quê nghèo khi trở về thăm lại mái chùa xưa, khi bước chân lên đường tiếp tục cuộc hành trình… Ông tự cho mình là kẻ du thủ trong hóa thân một nhà sư, không còn ray rứt bởi niềm đau nhân thế, nỗi cô đơn của kẻ độc hành giờ đây hóa giải. Có khi nhà thơ hóa thân thành con chim nho nhỏ mà tình thơ thì thanh thoát.
Một cánh cửa khác đã mở ra cho người đọc trên những dòng thơ ông viết:


Bốn mùa thay đổi mới dễ thương
Ươm mơ sự sống mộng bình thường
Bốn mùa tương tức nhồi sinh lực
Khá biết nhau nghe mới tỏ tường

Bốn mùa cho hết cõi nhân gian

Nặng nhẹ chi cho lắm bẽ bàng
Khá biết bốn mùa thay đổi mãi
Biết rồi thì tích tịch tình tang

Trang 60/q1


Lòng từ bi là con thuyền đưa người đi qua bao nhiêu cửa ải khắt khe của cuộc đời. Những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ trữ tình nhất. Tình thơ cũng như tình yêu, vượt trên thiện ác, nằm ngoài mọi lý luận so đo. Tự bản thể của thi ca – đạo ca là vô phân biệt trí.
Để: “Giữ lại cây đào trước sân” ông đã :

Mang thơ đi khắp cuộc đời
Rải thơ cùng khắp chơi vơi trên ngàn
Dù ai đã bán trăng vàng
Còn tôi gõ tiếng tao đàn thân thương.

Những hình tượng đẹp nhất trong thơ lục bát Mặc Giang thì rất nhiều. Ấn tượng mà ông đem lại cho người đọc, là tình yêu quê hương đất nước, mái chùa thân thương, xóm quê nghèo yêu dấu… Hai câu thơ:

Ai nghiêng nắng đổ về tây
Cho chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời.

Hình ảnh “chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời” rất gợi!
Một lần nữa, người đọc tìm thấy cánh cửa vô môn quan mở ra trên chiều sâu của BÁT NHÃ TÂM KINH với những điệp từ tự nhiên :

Ô hay, các bụi mây hồng
Kê thành xây mộng kết vòng thiên nhai
(Xây mộng kê thành . Trang 49/q6)
Ô hay, cát bụi mây hồng
Cành không điểm nụ, trổ bông mỉm cười!

Trang 106/q2


Ô hay, cát bụi mịt mờ
Đóa hồng mỉm nụ bên bờ trầm kha!

Trang 93/6


Phù sinh cát bụi mây hồng
Rong rêu đem vẽ tang bồng mà chi.
Một chút gì đó của Kinh Kim Cương:
Quẳng đi cái nghiệt đảo điên
Não phiền biến mất, bình yên hiện về
Quẳng đi cái nghiệt ê chề
Khổ đau nhường chỗ bốn bề an vui
Vành khô đã gắn môi cười
Đừng bi lụy nhé, hỡi người thế nhân!

Trang 92/6

Cuối cùng, một lần nữa, cánh cửa Vô môn quan mở ra rồi khép lại với : Tiếng chuông vang vọng ngân dài

Nào ai mê ngủ, nào ai tỉnh hồn
… Giật mình gối mộng thiên thai
Bừng trong giấc ngủ mê dài đã lâu
Rụng rơi một cõi tinh sầu!

2. Trọn bài thơ sử dụng đối ý, đối ngữ, vận dụng rất nhuần nhuyễn phép “tương tức đối đãi” của thập nhị nhân duyên trong nhà Phật mang đầy tính chất thiền. Ông không ngần ngại sử dụng điệp từ, mỗi lần mỗi ngữ cảnh, một tâm trạng khác nhau. Có đi sâu vào cõi thơ ông ta mới có thể nhận ra, một lúc nào đó… nhưng hãy cùng nhau đọc đã. Gượm chút đã nào.
Cô đơn, nỗi cô đơn tưởng chừng vô tận kiếp, với những dặm mù, tăm cá, biệt tăm, dặm băng, giấc mộng, mơ… trong cuộc đời ba chìm bảy nổi của người đi:

Xạc xào gió động rung cây
Rụng rơi xác lá lay lay hoang tàn

Chẳng may nghiệp dĩ xa lìa
Biệt còn không biết còn chia nỗi gì

Kẻ thân người sơ, niềm thương nỗi nhớ như một giấc mơ. Những bóng chim tăm cá, những chiêm bao, mộng huyễn, những tang thương, dâu bể, tử sinh, những niềm kia nỗi nọ… Những mong chờ, giọt sương khuya, ánh trăng vàng… Rất gần gũi với người đọc, nhắc ta nhớ đến Nguyễn Du:

Ta thử tìm xem:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím nầy

(Truyện Kiều)

Thân sơ, bặt tích mịt mù
Ghét thương, bặt dấu thiên thu xa mờ

(Mặc Giang)

Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh

(Truyện Kiều)

Lênh đênh bến đậu, cuối trời lênh đênh

(Nỗi niềm còn đó – Mặc Giang)


Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

(Truyện Kiều)

Người về góp nhặt ly tan
Người đi rơi rụng cung đàn biệt ly

Người đi về đến nơi nào
Người quay mạnh bước mà sao khóc thầm

Người đi thôi thế là xong
Người về thôi thế buồn không đêm dài.

(Một chuyến giã từ - Trang 21/q1)


Chiều tà én liệng truông mây
Hoàng hôn khép cánh nỗi này tình kia

TRĂNG là chứng nhân cho bao nhiêu cuộc tình đẹp và bao nhiêu dâu bể. Trăng có thể là một ám ảnh của Mặc Giang chăng? Rất nhiều lần ông nhắc đến trăng như một ám ảnh từ tấm bé, có khi như một người bạn.
Trăng treo vàng vọt xa gần
(Gõ cửa giọt không) trang 8/7
Vầng trăng mười sáu chia đôi
Nửa từ quê cũ, nửa trôi quê người
(Từ đó xa mờ ) tr/ 1
Rất đẹp! Viết thơ dùng toàn hình ảnh để diễn tả niềm nhớ quê hương.
Vầng trăng ngiêng nửa mái đầu
Nửa in dưới biển, nửa chầu lên non

Dặm ngàn sẵn ánh trăng soi
Đường trường mở lối vạn lời hoan ca
(Một chút lưu tình) trang 55/8
Lung linh bát ngát trăng rằm
Nâng tay đỡ cánh hoa đàm thơm hương
Trang 47/8
Trăng sao kinh ngạc khép màn hư vô
Trang 118/q 3
Vầng trăng một mảnh cuối bờ cô liêu
Trang 28/10
Có ít nhất…hai mươi lần vầng trăng được nhắc đến trong thơ ông, chép ra đây thì dài quá.

BUỒN cũng thường xuyên được nhắc đến trong các điệp từ:

Buồn trông chiếc lá la đà
Đan tâm đoài đoạn, xót xa sao đành
….
Đèn khuya chợt tắt , giật mình buồn trông
(Tôi còn đứng đó với tôi) tr /100
Tầng không én liệng buồn bay cuối trời
(Đỡ nét mây ngàn) trang 118/2
Buồn trông nước chảy qua cầu
Quyển 2
Đi như những cuộc chiêm bao
Buồn không, ai vẽ cây đào trước sân quyển 2

Ta xin vén lớp mây ngàn

Để tìm sao lạc lang thang cuối trời
( Đỡ nét mây ngàn) quyển 2
Vầng trăng một mảnh chênh vênh
Dõi soi chiếc bóng lênh đênh cuối trời
…Thâu canh le lói bên đèn
Buồn trông đổ xuống dưới thềm trơ vơ
(Một mảnh trăng mờ) trang 14/10
Buồn trông thu tím la đà

Một mai sóng vỗ đầu ghềnh
Thuyền du chiếc bóng mông mênh cuối trời
( Ai thương) trang 45/9

NỬA cũng không ít.

Nửa đời một cuộc tử sinh
Nửa mang nửa gởi chút tình trần gian
Trang 36/quyển1
Nửa đời phiêu lãng đi qua
Nửa đời đứng lại còn ta với mình
Trang 126/2
Nửa đời như một giấc mơ
Trăng soi đáy nước bóng chờ đầu non
Tr126/2
Tìm trong câu nói tiếng cười
Nửa in dấu ngọc nửa khơi vô thường
Tìm trong le lói tà dương
Nửa hong giọt nắng, nửa vương ráng chiều
Tr119/2
Nửa bên này tôi đập dũa tôi chơi
Nửa bên kia tôi luyện tôi gang sắt

Nửa bên này phải đày cho thấm mệt

Nửa bên kia không động đậy mảy may
Nửa vầng son thắm đong đầy
Nửa vầng ấp ủ niềm tây ửng hồng

Nửa vầng chị giữ trên ngàn

Nửa vầng tôi giữ trên đàng tôi đi
( Nửa vầng trăng) trang 171/8
Nửa này gió bụi phong trần
Nửa kia phân mục góp phần quê hương
( Cha về thăm lại quê nhà)
Nửa thân còn lại đang mang
Biết bao đồng đội nát tan mấy lần
Nửa thân còn lại cơ bần
Biết bao đồng đội tấm thân sao tìm
( Cha về thăm lại quê nhà)

Thay Phần Kết

Những gì Mặc Giang đang để lại cho đời chính là cõi thơ của ông, kể cả nỗi buồn kể cả niềm vui kể cả hạnh phúc hay đau khổ. Ở một nơi xa ngái bên trời tây lại có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng luôn tưởng nhớ đến quê nhà với những vần thơ sáng trong, bình dị như trăng rằm và cũng vô vàn ẩn ngữ, như cuộc đời. Mấy ai viết được những gì mình muốn viết mà không chở theo đó ít tâm tình đau đớn, khắc khoải hay hoan lạc? Nhưng dù là bi thê cõi tạm thì tình thơ luôn đứng trên thiện ác trên những gì gọi là luận lí so đo. Dưới bóng thiền môn, thơ không còn là ẩn ngữ và tứ thơ thì có khi thật ác liệt mà thật vô biên:

Chữ tròn khép lại chữ vuông
Rụng rơi cát đá, vỡ tuông ngọc ngà
Chữ gần khép lại chữ xa
Không gian nín thở, nữa là thời gian

Tất cả trong một, một trong tất cả, tình thơ và hồn thơ lai láng khôn cùng. Thực tại không bao giờ là chốn lưu đày và tình thơ thì Không Không. Trong cõi thơ bất tử, vằng vặc ánh trăng vàng qua kẽ lá.

Vầng trăng mười sáu chia đôi
Nửa từ quê cũ, nửa trôi quê người.

Và đó là cái tình sâu thẳm của người ở bên kia bờ đại dương trùng trùng sóng vỗ gởi đến chúng ta. Kính phục thay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2021(Xem: 4918)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay trường, thương súc vật và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
03/09/2021(Xem: 7270)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
31/08/2021(Xem: 7754)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
25/08/2021(Xem: 8465)
Do sự cố vấn chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp của chúng con/chúng tôi rất hoan hỷ để kính trình Quý Ngài và Quý Vị chương trình giảng dạy tiếng Phạn cơ bản cho Tăng Ni cũng như Quý Phật Tử nào có tâm muốn trau dồi Phạn ngữ trên hệ thống Online như thư chiêu sinh của Giáo Sư Đỗ Quốc Bảo có gửi kèm theo thư nầy. Mục đích chính là để tiếp nối truyền thống đọc được kinh điển trực tiếp từ tiếng Phạn và có khả năng đọc cũng như dịch giải những bản Kinh bằng tiếng Phạn về sau nầy; nên bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 việc chiêu sinh được thực hiện, nếu số lượng Tăng Ni và Phật Tử ghi danh đầy đủ như về số lượng và những điểm yêu cầu khác cho một người muốn học Phạn ngữ (xin xem điều kiện có gửi kèm ngay bên dưới). Vậy kính xin Quý Ngài tạo điều kiện cho tử đệ của mình tham gia học ngôn ngữ nầy để tiếp nối con đường của những bậc tiền nhân đã đi trước. Việc học nầy không hạn chế là Tăng Ni hay Phật Tử, miễn sao Quý Vị đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu cần có và đủ của một người
23/08/2021(Xem: 2621)
Sau giờ tan trường, Dung thong thả đạp xe về nhà dọc theo đại lộ Thống Nhất. Đến ngã tư Thống Nhất-Hai Bà Trưng gặp đèn đỏ, Dung rẽ phải về hướng Tân Định. Với mái tóc thề đen mướt xõa trên vai áo dài màu tím của trường Nữ Trưng Vương làm cho nhiều người đang chờ đèn xanh không khỏi chú ý. Vài phút sau, bỗng có một chiếc xe Jeep chạy qua mặt Dung rồi dừng lại. Dung đạp xe đến gần, bất ngờ một thanh niên trong bộ quân phục sĩ quan Hải quân màu trắng từ trên xe nhảy xuống chặn làm Dung hốt hoảng dừng lại, lảo đảo suýt ngã xe. Anh chàng vội vàng đỡ xe cho Dung và nói: - Xin lỗi cô về cử chỉ đường đột của tôi. Cô cho tôi hỏi thăm, cô có phải là Dung, người Phan Rang không? - Xin lỗi, anh là ai mà hỏi tôi như thế? - Tôi là Thanh, bạn ngày xưa của Đạt, anh của Dung… - Vậy sao?… Dung chau mày, cơn bàng hoàng sợ sệt chưa dứt, trong đầu cố nhớ lại vì đã lâu lắm rồi không nghe anh Đạt nhắc đến. Thanh giải thích thêm để trấn an và chờ cho Dung hồi tưởng
23/08/2021(Xem: 3156)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt.
19/08/2021(Xem: 7571)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
17/08/2021(Xem: 7448)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
06/08/2021(Xem: 9615)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
05/08/2021(Xem: 6514)
Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]