Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

31/01/201206:22(Xem: 15209)
08. Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

Trần Ngọc Bảo Luân 

Đầu tiên, tôi được tiếp xúc thơ Mặc Giang qua trang mạng Đạo Phật Ngày Nay. Khi biết, để lúc nào cũng có thể trầm ngâm hay đọc thơ Mặc Giang mà không cần phải lên mạng, tôi đã download tất cả những bài đăng trên trang Đạo Phật Ngày Nay và đã in ra gần 350 trang khổ giấy A4, thì nhà thơ Mặc Giang đã giới thiệu cho tôi địa chỉ để có thể đọc thêm là :

<http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=414> và

<http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=416> . Đó là nhân duyên tri ngộ của chúng tôi.

Sống cách xa hàng vạn hải lí, chúng tôi chỉ đành trao đổi một vài vấn đề về thi phú qua phương tiện thông tin bằng thư điện tử. Nhưng rồi, chiều nay, nhà thơ Mặc Giang đã gọi cho tôi. Nhà thơ gọi tôi với tư cách là, tác giả của một đại thi phẩm thăm hỏi người hâm mộ tác phẩm của mình. Vậy thôi! 

Trong phút giây vụt thoáng đầu tiên, tôi nghĩ : “ui chao ! nhà thơ Mặc Giang mà lại gọi điện cho tôi, tôi mà lại được thi hào Mặc Giang gọi điện thoại thăm hỏi !!!???”. Nỗi niềm vui mừng, bỡ ngỡ, tự hào, vinh hạnh, bỗng nhiên cảm thấy đời mình thật có ý nghĩa, không biết lúc nào đã xâm chiếm hồn tôi. Vì vậy, những phút đầu tiên, tôi không tránh khỏi hơi hồi hộp, nhút nhát, vụng về, không biết lời nào nên nói trước, lời nào nên nói sau, và nói như thế nào? Nói thật, lúc ấy tôi như muốn nhảy tót lên và la thật to, nhưng lại không dám, vì như vậy thì không được điềm đạm cho lắm, nên đành thôi” 

Sau khi ân cần hỏi thăm cuộc sống và điều kiện du học của tôi, thì tôi được nhà thơ kể cho nghe về tâm nguyện, mục đích cao xa thầm kín, tấm lòng ưu đời mẫn thế trong sự nghiệp tác thơ của mình. Sau đó tôi thăm hỏi về những thuận lợi và khó khăn trong việc phổ nhạc ngâm thơ, hòa âm phối khí, hát, thu, diễn tiến và sự thể ra sao với số lượng lớn các bài thơ gồm tất cả các thể tài thể loại, thì được nhà thơ cho biết một cách khái quát nhưng cụ thể, rõ ràng. Đoạn nhà thơ kể xong, tôi tiếp: “Chú ơi!, Chú sống xa quê hương Việt Nam lâu dữ rứa rồi và chưa hề về, mà răng đọc thơ Chú, cháu cứ tưởng như mới tháng trước hay ngày trước chú vừa đi ngang qua những miền thôn hẻo lánh, ruôïng vườn khô cháy, đất cày lên sỏi đá của quê hương Việt Nam; cứ ngỡ như Chú đã từng sống chung với những em bé lam lũ bên vỉa hè, với những cụ già hẩm hiu cô độc. Rồi qua thơ của Chú, cháu thấy Chú có được lòng cảm thông sâu sắc trước những hoàn cảnh thương tâm tủi nhục oán hờn, và xót xa ray rứt cho những mảnh đời 'không áo cơm cù bất cù bơ' nhưng không còn lối thoát” của các tỉnh thành từ Bắc chí Nam. Cháu thật không thể hình dung nỗi. Nhà thơ cười ha ha một cách trầm ấm rồi hỏi: “chắc là cháu thấy lạ lắm, phải không ?”, rồi ôn tồn giải thích đơn giản, và cười”. Tôi cũng khá nhanh miệng, tiếp theo liền: “Chú ơi!, từ nay về sau, cháu gọi chú bằng Thầy, được không?, 'Thầy' mà cháu gọi không phải là Thầy trong Chùa, hay là Thầy dạy chữ cho cháu ; Thầy ở đây được hiểu là Bậc Thầy tư tưởng lớn trong thế giới thi đàn, trong tư trào thi ca đương đại”. Chú Mặc Giang chỉ cười ha ha nhưng rất đỗi trang nghiêm cẩn mật, rồi chầm chậm bảo: “Cháu khen Chú nhiều, e rằng chú không xứng đáng đâu. Thì tùy cháu, nếu cháu thích thì cứ gọi vậy”. Tôi tiếp lại ngay: “thế là từ nay trở đi, cháu gọi Chú là Thầy Mặc Giang”. Nhà thơ lại cười và cười trong âm giọng đoan trang, mực thước và mô phạm… Trong cung cách ấy, tôi cảm nhận ra rằng khiêm cung hạ mình là một trong những đức hạnh quý báu nổi bật nơi nhà thơ Mặc Giang. Phong độ, tiếng cười hay giọng nói trầm tĩnh, ổn định, ôn hòa và thong thả chậm rãi của nhà thơ, khiến tôi không thể không liên tưởng đến phong thái nói chuyện thuyết giảng từ những Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng huyền bí. 

Điều đặc biệt trong lần nhân duyên tiếp chuyện này là, nhà thơ đã cho tôi nghe qua điện thoại vài bài ngâm thơ hay vài bài hát (được phổ từ thơ của Người) được biểu diễn bởi giọng ca của nghệ sĩ ưu tú trong nước. Có bài thì nghe rất rõ, có bài thì nghe không rõ lắm, nhưng tôi cũng hiểu được ý chỉ của âm từ. Vì cái điện thoại tôi dỏm, nên có đến ba lần đang nghe hay ho nửa chừng thì tự nhiên nó bị cúp máy. Lát lâu (vì Thầy Mặc Giang cứ tưởng tôi đang nghe cho đến hết bài), nhà thơ gọi lại, rồi kiên nhẫn phát lại bài đó từ đầu cho tôi nghe, và có đến 3 lần như vậy.

Là một người chai lì và khó mà nhỏ nước mắt, nhưng khi nghe những bản ngâm thơ, bài hát ấy thì tôi lại rơi nước mắt. Tôi biết như thế yếu mềm, không đủ nghị lực. Nhưng theo tôi, nguyên nhân dẫn đến việc rơi nước mắt, thì việc cảm động lại được đánh giá theo một giá trị khác. Do vậy có thể nói, sự rung cảm đôi khi lại rất cần thiết…. Nếu là một Phật tử chân chính hay là một tu sĩ Phật giáo chân tu, thì làm sao bạn lại không rung động khi đọc những đoạn mô tả khung cảnh trước khi Đức Phật sắp từ giã cõi đời, phải vậy không? Theo tôi, đó là xúc cảm quan trọng. Nếu không có nó, bạn sẽ khó mà tiến bộ trên con đường tu. Nay nghe lời thơ tiếng hát đong đầy tình người, đầy ắp niềm cảm thương đến cả cỏ cây hoa ngàn, suối chảy vô tình hay đá trắng vô tư của nhà thơ Mặc Giang; tôi cảm nghe vạn vật không gian như đang ngừng lại, lắng đọng và khóc cùng tôi, khiến thay đổi cách nghĩ và hành xử…

Cứ sau khi mở cho tôi nghe xong một bài, thì Nhà thơ lại hỏi : “cháu nghe có được rõ không và cảm thấy thế nào?”, và trước khi nghe từng bài, nhà thơ cũng cho tôi biết về xuất xứ, rồi giải thích chậm rãi, chân thành và nhiệt tình, từ đầu đến cuối.

Ông Cuội trong câu chuyện cổ tích nhi đồng khiến cho trẻ thơ thấy rằng, Ông đâu phải ở trên cung trăng cao xa với không tới, mà đã rời cung trăng dạo chơi trong dân gian, kể cho các em nhi đồng nghe nhiều về các sự tích. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được dân chúng hoan hô là vị Thầy sáng lập Đạo Phật, là Thầy cứu tinh của nhân loại, thì Ngài đâu phải ngồi trên tòa cao, mà là đi khắp nơi, chăm sóc quan tâm diễn biến cảm xúc của mỗi người. Đức Phật đã từng thân thiết ngồi xuống bên cạnh và giải thích, khai đạo cho những người nghèo nàn cùng khổ, bị xã hội xa lánh ruồng bỏ. Phải chăng chính vì vậy, trong vô hình trung, Đức Phật vốn đã vĩ đại, lại càng vĩ đại hơn. 

Chiều nay, tôi bỗng thấy mình được ưu đãi như một thượng khách trong thế giới thi đàn và văn đàn. Bên ngoài, hoàng hôn như đang chạy đua với thời gian, ánh đèn của vài nhà bên cạnh đã chiếu hắt ánh sáng qua khung cửa sổ bên tôi; và đâu đó, từng phiếm đàn đang được gảy lên cao vút với những nốt nhạc của cung bậc tình thương, rồi hòa tan vào cỏ cây mây ngàn và hoa lá đơn sơ. Tôi đứng lên rồi, nhưng vẫn còn cảm nghe văng vẳng bên tai tiếng nói chuyện ôn tồn và giọng cười hòa ái khả kính của Thầy Mặc Giang. 

Mai này dù con ở bất kì phương trời nào, dù trải qua bao rêu mờ tuyết phủ sóng thời gian, không hề được nghe lại âm tiếng của Thầy, thì con vẫn mãi nhớ về Thầy; giả sử có nghe bao lời dù đánh giá, phê bình, khen chê hay tán tụng tác giả Mặc Giang đi nữa, thì Thầy vẫn mãi trong con như ngày nào, vĩnh viễn không bao giờ “thay vị đổi ngôi”. Chỉ cần nghĩ đến Thầy vẫn đang khỏe mạnh ở một nơi nào đó trên năm châu bốn bể, là con thấy hạnh phúc lắm rồi! Mai kia, dù có cơ hàn bên mái tranh nghèo xơ xác, hay trong nhung lụa bên ngói đỏ tường hoa, thì con vẫn mãi tôn thờ một người Thầy đại diện cho sứ giả tình yêu thương và triết lí sống đẹp; giả sử con có làm quyền cao chức trọng, hay chỉ là kẻ phục tùng mệnh lệnh “thì Thầy Mặc Giang vẫn mãi trong lòng con như thuở ban sơ: trinh nguyên điềm đạm, cao sang mà hiền hòa bình dị, trang nghiêm mà thân thiện khoang dung”.

Vẫn biết rằng, thế gian là thống khổ, đời là một sự biến đổi tang thương, không có gì đáng để bám víu, nhưng chính thời gian trong cuộc đời nhiều khi lại tạo nên những giá trị bia đá sử xanh. Hôm nay con chân thành cảm kích hướng về Thầy, cầu mong sao Thầy luôn an lành và “thọ tỷ nam sơn”, cho dù trăm năm vẫn còn ngắn lắm, Thầy ơi !!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2018(Xem: 3762)
Lời Sám Hối - Cư Sĩ Huệ Hương, Gần đây mỗi khi mở các trang báo điện tử hàng ngày , tôi thường chú ý đến các tiêu đề của những bài được đọc nhiều nhất và thường thấy đa số đều là những bài dạy về cách sống nhân sinh mà ta có thể rút ra những bài học áp dụng cho mình chẳng hạn như :
21/11/2018(Xem: 5537)
Phải tập tánh không giận Luôn bình thản nhẹ nhàng Khen chê không vướng bận Dù gặp điều trái ngang
03/11/2018(Xem: 6102)
Hôm nay, thứ 7 ngày 3 tháng 10 năm 2018 diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử của Thiền sư Thích Nhất hạnh với các huynh đệ và con cháu của Tổ Đình Từ Hiếu, Huế. Hôm nay, sau bao năm xa cách tha hương, Thầy Nhất Hạnh lại có mặt tại Việt Nam để đoàn tụ trong sự chờ đón của các Phật tử Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh đã xuất gia tại Tổ Đình Từ Hiếu này lúc 16 tuổi và hôm nay, đã quay về chùa Tổ để cùng các học trò và Phật tử thực tập chánh niệm, để mang chánh niệm về với quê hương Việt Nam, về cho dân tộc Việt Nam. Thật là màu nhiệm và vi diệu.
01/11/2018(Xem: 15605)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ XỨNG DANH THẠCH TRỤ (thơ Thích Viên Thành), trang 11 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ TÔI (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 11 ¨ CHUYẾN ĐI ÚC CHỨNG MINH LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA TRÚC LÂM (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ MÙA CHỚM VÀO ĐÔNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 14 ¨ SINH VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH (Quảng Tánh), trang 15 ¨ THÀNH TỰU NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 16 ¨ TỎA SÁNG BÓNG THIỀN TĂNG (thơ Chúc Hiền), trang 17
24/10/2018(Xem: 13673)
Chánh Pháp, số 83, tháng 10.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ TÌM LỐI SỐNG (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ CAO ĐẸP NGƯỜI TU (thơ Thích Viên Thành), trang 10 ¨ TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 11 ¨ VÔ NGÃ, TRĂNG GIÀ, DƠI, LUÂN HỒI (thơ Chu Vương Miện), trang 15 ¨ ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA (Nguyên Giác), trang 16 ¨ MẤT NGỦ, MẸ TÔI KỂ, BỨC CHÂN DUNG CUỘC ĐỜI (thơ Pháp Hoan), trang 21
15/10/2018(Xem: 3430)
Bao kiếp trầm luân vòng lưu lạc Trong mê nghiệp chướng đã cuộn đầy Một sớm tỉnh bừng nghe Phật Pháp Nghìn năm trôi tựa áng mây bay!
24/09/2018(Xem: 4255)
Từ non cao, những đợt lá vàng cuốn theo gió, rơi theo dòng suối, trôi giạt xuống con sông nhỏ trong làng; rồi từng nhóm lá xuôi dòng, tấp vào bờ này hay bờ kia. Đôi khi cũng có vài chiếc lá đơn chiếc, chẳng tụ bên nhau, không ghé nơi đâu, trôi thẳng ra biển lớn.
14/09/2018(Xem: 15155)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
12/09/2018(Xem: 12444)
Đọc "Mẹ Hiền", Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long, Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn. Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương, êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán. Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa. Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thi
07/09/2018(Xem: 5775)
Chùa Hoằng Pháp, sinh hoạt và phát triển hợp với tên gọi từ thời khai sơn năm 1957, đã thực hiện vai trò hoằng pháp trong nước suốt 60 năm qua mà tích cực nhất là từ năm 1975 đến thời hiện tại. Những người theo đạo Phật hay có khuynh hướng tìm hiểu đạo Phật đã khá thích thú theo dõi nội dung sinh hoạt tổ chức tại chùa Hoằng Pháp với hơn 60 chương trình tu học đã được thực hiện, bao gồm nhiều đề tài chuyên biệt về tôn giáo, xã hội, giáo dục… dành cho đại chúng thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi. Pháp sư, giáo thọ, diễn giả… thuyết pháp, pháp thoại, thuyết trình, nói chuyện… đã quy tụ nhiều nhân vật trong đạo cũng như ngoài đời nổi tiếng hay có bề dày trải nghiệm thực tế ở mức độ sâu và đặc biệt về mặt nầy hay mặt nọ. Nhưng tổng quát, đều có một mẫu số chung là tìm về Phật pháp để chiêm nghiệm, học hỏi hay tu trì sau những trải nghiệm thăng trầm của cuộc sống giữa đời thường. Nhiều nhân vật bày tỏ tấm lòng chân thành qua quá trình nương nhờ Phật pháp và các chương trình tu học của
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]