Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

13/12/201018:16(Xem: 12744)
VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

 

Phật giáo nhấn mạnh đến cái tâm trong sáng, linh động, tỉnh thức, hay tâm Phật của mỗi chúng ta. Tu tập là sống với cái tâm chân thật đó chứ không phải bám víu vào các hình ảnh, âm thanh, màu sắc chợt đến chợt đi làm khơi đậy những vui buồn, thương ghét, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.

Để nhắc nhở người tu tập đừng bị dính mắc vào sự hiểu biết sai lầm, Thiền tông cũng như các tông phái Phật giáo khác đều tụng đọc thường xuyên bài Bát Nhã Tâm Kinh, nhấn mạnh đến tánh không của vạn pháp. Về phương diện nhận thức, tánh không là tánh trong sáng tự nhiên của mỗi sự vật. Chúng không dính dáng gì đến những xấu tốt, hay dở mà ta gán cho sự vật. Vạn pháp là mọi hiện tượng vật lý cũng như tâm lý, mọi sự vật do nhiều yếu tố khác nhau nương tựa vào nhau hay kết hợp với nhau mà thành, mà có mặt. Khi thuận duyên, các điều kiện thích hợp có mặt thì chúng xuất hiện. Khi hết duyên, các điều kiện kết hợp không còn nữa thì chúng tan rã. Không có một thứ gì có tánh cách riêng biệt và mãi mãi như vậy (vô ngã). Do đó, về mặt đời thì ta làm mọi điều hợp với luân thường đạo lý, nhưng về mặt đạo thì ta không bám víu vào những thứ ấy mà đề cao mình hay chê bai người để giải quyết những khó khăn nội tâm của chính mình. Nhờ vậy nên lúc nào cũng thong dong tự tại.

Về phương diện thực hành, tâm ta luôn luôn ở trong trạng thái bén nhạy, linh động và tỉnh thức trong đời sống hằng ngày. Thiền chú trọng đến sự tiếp xúc và nhận biết trực tiếp tất cả mọi thứ mà không bám víu vào bất cứ một ý tưởng, cảm giác, tâm tư, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, xúc chạm nào, như ngài Tam tổ Tăng Xán đã nhắc nhở trong bài Tín Tâm Minh:

Chí đạo vô nan,
Duy hiềm giản trạch.
Đãn mạc tăng ái,
Đỗng tự minh bạch.
Trúc Thiên dịch:
Đạo lớn chẳng gì khó,
Cốt đừng chọn lựa thôi.
Nếu lòng không thương ghét,
Thì tự nhiên sáng ngời.

Sự sáng ngời đó là tâm an vui tỏa chiếu khi nó không còn bị che mờ bởi những thấy biết sai lầm do ta bám víu vào sự phân biệt đưa đến việc thích cái này, không ưa cái kia... Dĩ nhiên, sự phân biệt vốn rất cần thiết trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp chúng ta nhận biết những điều tốt, xấu, hay, dở trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chúng ta bám víu vào sự phân biệt đó, dính mắc vào sự phân biệt đó đến nỗi bị chúng ám ảnh không ngừng thì tâm ta sẽ mê mờ. Đạo Phật dạy rằng khi dứt bỏ cội gốc của vọng tâm hay tâm mê mờ đó (si) thì những áp lực bên trong, những lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, khổ đau (luân hồi) sẽ tự rơi rụng.

Như thế, về phương diện chữa trị tâm bệnh, chúng ta thấy thiền và ngành tâm lý trị liệu rất gần gũi nhau, đều nhắm đến nhận biết rõ ràng những xung động, những ham muốn, những động lực thực sự làm chúng ta lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, bất an, phiền não... Hai bên đều tìm đến cội nguồn của khổ đau và giải quyết chúng tận gốc rễ. Khoa tâm lý trị liệu cố gắng làm cho cái tôi (ego) trở lại bình thường, trở nên lành mạnh để có thể sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Một cái tôi lành mạnh là một cái tôi mềm dẻo, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới và có sức chịu đựng tốt. Đạo Phật nhấn mạnh đến cái tôi chân thật mà kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã (cùng với ba yếu tố chân thường, chân lạc và chân tịnh) ở sau những ý tưởng, những cảm giác sướng khổ, nhưng tâm tư vui buồn mà chúng ta thường đồng hóa với chính mình: tôi suy nghĩ, tôi sướng, tôi khổ.v.v... Các ý tưởng, cảm giác, tâm tư ấy đến và đi như những đám mây bay qua bầu trời, nhưng bầu trời vẫn luôn trong sáng không hề bị vẩn đục. Cái tôi chân thật ấy rất lành mạnh, dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh mới và luôn luôn tươi mát, linh động.

Khi sống với cái tôi chân thật thì chúng ta trực tiếp biết rõ cái mà chúng ta cho là cái tôi trước đây chỉ là sự nối tiếp liên tục của các ý tưởng, tâm tư, phản ứng từ những chuyển biến tâm sinh lý, làm cho ta có cảm tưởng có một cái tôi với các tính tình, thái độ, suy tư, phản ứng cố định, có mặt như thế hoài.

Thiền là sống với tâm chân thật, hay cái tôi chân thật mà trong kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã. Sống với tâm chân thật là sống tỉnh thức, là không bám víu vào những ý tưởng, những cảm giác, những tâm tư chợt đến chợt đi như trước đây, là luôn để tâm trong trạng thái linh động, trong sáng, rộng lớn bao la như bầu trời.

Với tâm tỉnh thức và bén nhạy như thế thì những ý tưởng, những ham muốn, những vui buồn, thương ghét tự chúng sẽ thong dong tự tại như những đám mây đến và đi trên bầu trời mà không bị dính mắc, không bị cột chặt. Cái trung tâm mà ta gọi là cái tôi đó không còn là một vùng nhỏ bé mà ta phải bảo vệ qua cơ chế tự vệ (defensive mechanism) nữa. Từ đó, áp lực bên trong giảm dần khi ý tưởng cùng những tâm tư nối tiếp thưa dần và trở nên yên tĩnh.

Lúc ấy, tâm của mỗi chúng ta chỉ là khoảng không gian bao la trong đó tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật tràn đầy. Niềm an vui sâu thẳm lúc đó tự nó biểu lộ, tự nó dâng tràn. Niềm an vui kỳ diệu ấy không nương tựa vào đâu cả, không phải lệ thuộc vào bất cứ một điều gì cả.

Khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp điều ấy thì ta biết một cách chân thật rằng không phải bản năng sinh tồn chi phối mọi hoạt động của con người mà chính là Phật tánh, tình thương yêu trong sáng, sự hiểu biết chân thật và nguồn hạnh phúc tự nhiên tràn đầy thúc đẩy ta tiến lên trên con đường Bồ Tát đạo, thực hành đời sống an lành, hạnh phúc cho mình và cho người. Lúc ấy, chính tình thương bao la, tâm đại bi, là nguồn động lực mãnh liệt như nước vỡ bờ xóa tan mọi điều ích kỷ và tiêu cực để hoàn thành những điều tốt đẹp nhất cho đời sống con người.

Ngày nay, có nhiều bác sĩ phân tâm hay tâm thần học thực hành thiền và áp dụng thiền trong tiến trình chữa trị cho bệnh nhân. Điều này làm chúng ta càng muốn hiểu rõ thêm về sự liên hệ giữa hai bên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2012(Xem: 7787)
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
23/05/2012(Xem: 2643)
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ? Là trăng. Trăng ư? Thiên cổ lại có trăng là Mẹ Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng. Mặt gương tròn lớn.
23/05/2012(Xem: 3846)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
22/05/2012(Xem: 2932)
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
03/05/2012(Xem: 2820)
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
08/04/2012(Xem: 2725)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
04/04/2012(Xem: 3388)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 2737)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 5390)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 2375)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567