Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai bút đêm giao thừa

24/01/201202:02(Xem: 2958)
Khai bút đêm giao thừa

Viết một câu thật hay vào giờ khắc thiêng liêng của đất trời!Ý nghĩ này ám ảnh tôi một thời gian dài, hình như từ thời trung học chođến hết tuổi hăm.

Cáimầm được gieo từ cô giáo dạy văn. Trước khi nghỉ Tết cô lì xì đám học trò lau nhau lóc chóc một đề bài luận văn chỉ vỏn vẹn hai chữ “Khai bút”. Tụi này kêu trời, cô bảo cứ thử đi, giao thừa là thời khắc thiêng liêng, cứ viết ra suy tư của mình, rồi sẽ thấy linh nghiệm. Kể ra hồi nhỏ tôi cũng dễ bị dụ khị. Hoặc trẻ con nào cũng mê tín hoang đường.

Đêmgiao thừa ở nhà tôi đơn giản. Ăn xong bữa cơm chiều ba mươi là kể như năm đã thành năm cũ, mọi chuyện năm cũ kể như cho qua. Nhà cửa đã dọn dẹp bày biện, mọi người tắm gội, mặc quần áo mới. Để tiêu bớt thịt cá trong bụng, tôi đi một vòng qua mấy chỗ bán bông, coi cái gì ế thì mua dùm một hai chậu. Hồi trước, ba tôi còn buôn bán, ông rất kỵ cuối năm rinh đồ ế của người ta về nhà mình. Thấy tôi ôm về một chậu cúc hơi héo héo (người ta lo bán tống bán tháo nên không tưới nước), ba tôi quát thét dữ tợn, quăng chậu hoa ra đường, lấy chổi quét lia lịa cửa ngõ như xua đuổi bóng vía con ma ế.

Tôibị tổn thương ghê lắm. Ở tuổi tập làm thiếu nữ, trau chuốt câu văn hay, nâng niu cái đẹp, chuộng nét thanh tao, tôi sững sờ và đau đớn trước cách đối xử với hoa quá ư phũ phàng của ba tôi. Sau này càng lớn tôi càng nhìn thấy rõ hơn ở trong lớp võ thô lỗ của ba là một tâm hồn nhạy cảm cao thượng. Nhưng như những người buôn bán khác ông có những điều mê tín và tuân thủ những nghi lễ tập tục của giới mình. Gặp người nặng bóng vía mở hàng thì phải đốt vong xả xui, gặp con ma ế thì phải “làm dữ” cho nó sợ mà không đeo bám mình.

nguoiduatin-viet_jpg

Nhưngmười mấy tuổi đời làm sao tôi hiểu? Buổi chiều ba mươi đó, tôi ngồi thu lu trên căn gác buồn tủi thân phận mình, sinh ra dưới vì sao xấu, mẹ mất sớm, cha hung dữ độc tài. Trời xâm xẩm tối là ông lùa hết ba đứacon gái lên gác, đóng cửa cài then. Cho dù đó là tối ba mươi Tết, trong xóm râm ran mấy hội kêu lô tô. Già trẻ lớn bé khắp xóm đều tụ lạimấy hội lô tô mà khoe áo khoe giày, rủ rê mai đi chơi Tết ở đâu. Các em tôi chỉ còn nước đi ngủ sớm với chút háo hức sẽ được lì xì sau khi cúng giao thừa. Ba tôi luôn đánh thức con cái dậy vài phút trước nửa đêm, bắt rửa mặt cho tỉnh táo, phát cho mỗi đứa mấy cây nhang, bắt quì lạy trời đất, khấn vái theo ba tôi. Ông cầu cho buôn may bán đắt, con cái mau lớn mạnh giỏi, nhà cửa yên lành.

Tôithao thức với những ưu tư tuổi trăng rằm. Trong căn nhà nhỏ vách ván, trong con hẻm nhỏ người chen chúc, những phút yên tĩnh hiếm hoi là giấcgần nửa đêm, sau khi cái chợ đêm đầu ngõ đã tàn, trước khi những ngườibán rong thức dậy bào đủ đủ, xay đậu nành, nấu xôi, xào mì, pha cafe… để kịp dọn hàng ra bán lúc bốn năm giờ sáng. Thời gian ngắn ngủi mọi người chìm trong giấc ngủ là lúc tôi cảm thấy được tự do. Tôi thức với cảm giác được sống với riêng mình, trong cõi riêng tư của mình. Tôi quên đi mấy đứa em nằm ngủ say trong mùng, tôi chiếm lĩnh hoàn toàn căngác với ô cửa sổ mở ra những mái nhà tôn nhấp nhô.

Emtôi nói nó thỉnh thoảng thức giấc, thấy tôi đi phất phơ quanh gác cườicười hay ngồi vật dựa thổn thức như bà khùng. Tôi mắc cỡ nạt ngang chối phắt. Khi em tôi tới tuổi dậy thì, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp tại trận tụi nó mơ màng trong thế giới tưởng tượng của riêng mình. Tôi không dám động chạm đến thế giới đó. Đó là cái riêng tư tuyệt đối mà nóhay tôi có được trong cuộc sống chung dưới mái nhà không có buồng riêng và không có gì là của riêng ai. Nhật ký của tôi bị tụi nó lục ra coi rồi xé đi khi đọc tới chỗ có dính tới tụi nó. Nên tôi sớm hiểu là cái thực sự riêng tư là cái mãi mãi ở trong tâm tưởng của mình.

Đêmgiao thừa, cúng xong và nhận được lì xì rồi, hai đứa em tôi đi ngủ tiếp. Tôi mở tập ra để viết bài luận “Khai bút”. Từ cửa sổ bay vào mùi khói nhang và tiếng xe tiếng người trong xóm đi chùa. Rồi đêm lắng dần. Tôi thò đầu ra nhìn lên trời thăm thẳm. Đầy sao. Người ta nói “tối như đêm ba mươi”, nhưng thực ra Tết nhằm mùa khô phương Nam, trời không mưa, ít mây, nửa đêm là lúc bầu trời sáng long lanh vô vàn tinh tú.

nguoiduatin-khaibut-vnweblogs_jpg

Trínhớ thích chơi trò đánh lừa. Có khi mình nhớ như in một điều không đúng như thực tế. Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi: “Chú ý chính tả và chấm câu”. Vì được cô giáo tập cho thói quen giữ gìn những bài luận văn, ít nhứt cho đến khi hết niên học, nên tôi đã giữ được bài đó trong nhiều năm. Cho đến ngày dọn ra khỏi căn gác trong xóm tản cư, tôi còn cầm nó lần cuối cùng, đọc lại lần cuối cùng, rồi mới cho nó hóa thân.

Sựthật là bài đó tôi viết vào mùng năm hay mùng sáu, khi đi học lại và tới hạn nộp bài. Tôi viết vội vàng trong tâm thế một học sinh làm bài, hơi miên man, nghĩ được ý gì là chớp lấy viết ngay, đề là “Khai bút” mà,đâu có yêu cầu hay giới hạn nào cụ thể. Tôi đã nộp bài viết đó thế chobài khai bút thực sự. Nhưng tôi đã không (chịu) nhớ chi tiết đó.

Chođến một hôm, giữa mùa đông buốt giá xứ người, trong một căn nhà cũng nhỏ nhưng không có gác, khung cửa sổ rộng đóng chặt hai lớp kính, lửa trong lò sưởi cháy bập bùng, một người đang thiu thiu ngủ trên ghế bành chợt vùng bật dậy, ngơ ngác. Chỉ là giấc mơ ư? Sao có thể chỉ là giấc mơ? Tôi đọc rõ từng chữ từng câu trên tờ giấy mà. Tôi thấy rõ ràng cô gái còng lưng, mím môi, cắm cúi viết một mạch. Tôi nghe cả tiếng tim cô đập trong lồng ngực, cảm được nhiệt độ trong cơ thể cô tăng lên, đầu côváng vất, mắt long lanh. Cô viết say sưa hết bốn trang của tờ giấy đôimà không hề ngẩng đầu lên một lần.

Niềmhân hoan hạnh phúc của cô gái thậm chí còn dư âm trong tôi sau khi thức giấc. Nhưng câu chữ trên trang giấy nhòa nhạt dần, càng cố nhớ càng quên. Khi cô gái đọc lại những gì vừa viết, nét mặt cô bình tĩnh hơn, thân nhiệt hạ xuống. Cô lại mím môi, đôi mắt rời những dòng chữ, ngước nhìn những vì sao. Rồi, trước khi tôi thảng thốt thét vỡ giấc mơ,không kịp nhào tới chụp tay cô ngăn lại, cô gái đã xé vụn tờ giấy.

Lúcđó cô đã hành động theo một linh cảm mà ba bốn chục năm sau tôi mới trải nghiệm từ từ: có những giờ khắc thiêng liêng, con người có thể giaocảm với đất trời, bùng lên những cảm xúc nghĩ suy rực rỡ, là mình trọnvẹn trong cõi riêng tư. Khoảnh khắc đó không thể chia sẻ với ai cả.

Lý Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2022(Xem: 1866)
Thuở còn niên thiếu, ông Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.
04/12/2022(Xem: 2212)
Vậy đó mà đã một năm, thời gian trôi qua thật nhanh mà con dường như không để ý Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hôm nay nhờ Thầy gửi con mới biết là Tiểu Tường của Sư Bà Nhìn chân dung Sư Bà trong khung ảnh trái tim và 3 bông hồng rực đỏ, với gương mặt từ hòa, sống động , bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ lại hiện ra trong con thật gần gũi Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Sư Bà qua Đức, về chùa Phật Huệ, con luôn ngồi dưới chân Sư Bà, Sư Bà nắm tay con trong yên lặng, nhìn con thật ấm áp, như hình ảnh người mẹ hiền thương yêu con trẻ, những lúc ấy con chỉ hỏi " thưa, Sư khỏe không? Con thương Sư lắm" Sư Bà lại nhìn con thật âu yếm, xoa đầu và bóp nhẹ tay con, chỉ ngần ấy thôi là con đã cảm nhận được, tình thương trải dài, lưu chuyển theo từng tế bào mà Sư Bà đã truyền đến cho con, tâm từ bi loan toả con thấy chung quanh đều hiền hòa không còn những bụi bặm của thế gian.
04/12/2022(Xem: 2073)
Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.
03/12/2022(Xem: 4347)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
29/11/2022(Xem: 2645)
Nhân dọc một mẫu chuyện trên trang mạng điện tử nào đó, theo thuyết định mệnh có người đã cho rằng cuộc đời là một thước phim đã được quay sẵn. Vậy nếu ta chính là diễn viên thủ vai chánh với những nỗi buồn, niềm vui, kỷ niệm , nước mắt nụ cười mà tất cả đều cũng chỉ là những tình tiết trong KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI thì ai sẽ là người đạo diễn đây?
23/11/2022(Xem: 2601)
Vẫn còn đây những gương niệm Phật linh ứng Được quý Giảng Sư trong pháp thoại ba ngày Lịch sử Tịnh Độ Việt Nam …hãnh diện thay Trao truyền lại cho thính chúng hàng hậu học
21/11/2022(Xem: 5540)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2052)
Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.
12/11/2022(Xem: 4217)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
07/11/2022(Xem: 7245)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]