Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân phía trước

18/01/201204:54(Xem: 8701)
Mùa xuân phía trước

Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau...

Có một thời khi cánh cổng tu việnChơn Không mở ra, nhiều người nuôi mộng lên núi tu thiền. Tên bạn trẻ vừa gởilời từ biệt theo kiểu “nhất đao đại đoạn”, ý rằng tui sẽ mai danh ẩn tích turục, thế là có người chép vội mấy câu thơ mượn ở đâu đó:

Người đi mưa bụi trên rừng vắng
Chắc cũng đong đầy theo gót xưa
Cỏ úa một hồn ta tĩnh lặng
Cũng sầu theo sóng gió đong đưa.

9293.jpg

Biết rằng hắn chẳng có buồn sầu gì,nhưng ít ra tặng vài câu thơ đưa tiễn, người đi kẻ ở diễn ra rất đúng điệu. Cổngtu viện rất đơn sơ bằng gỗ khép nhẹ, một khoảng sân có nhiều cây bông sứ trắng,gốc nổi sù sì bên mấy phiến đá, Nhà khách, Trai đường và Nhà bếp gần nhau,khoảng không gian có gì đó thu hút. Người ta bước vào đó thong thả nhẹ nhàng,khuất bên trong là Thiền đường, Tăng đường, chỗ tu luyện nội công. Vì đangtrong thời truyện kiếm hiệp của Kim Dung đầy dẫy trên các trang báo, thiền sưcũng như kiếm khách, thích các câu chuyện lãng đãng bồng bềnh.

Thiền sa Trường Sa Cảnh Sầm một lầnnọ đi dạo chơi trên núi, lúc trở về gặp Thủ tọa ngoài cổng hỏi, Hòa thượng điđâu về? Trường Sa đáp, du xuân đỉnh núi. Thủ tọa hỏi, Ngài đã đi đến những nơinào? Thiền sư: Lần đầu theo dấu vết cỏ non đi, lại theo hoa rụng trở về (Thủy tùy phương thảo khứ, hựu trục lạc hoahồi). Đối thoại vắn tắt đơn giản mà cũng thành thơ được, đi và về như bướctheo cỏ hoa. Té ra trong đời sống chỗ nào cũng có thể thấy ra mùa xuân. Ngườita ái mộ các câu chuyện thiền là như vậy.

Kim Dung để cho Hoàng Dung và QuáchTĩnh tình cờ gặp nhau trong tửu điếm, sau đó trên võ lâm nhiều chuyện tranhhùng. Hòa thượng mở tu viện dạy thiền, dạy cách sống giữa cuộc đời cho tỉnh táo.Nhiều người thích đọc chuyện Kim Dung lại đầu quân vào thiền viện. Cho đến bâygiờ mỗi khi về thăm lại Chơn Không, tôi luôn nhớ lại khoảng thời gian tu học ởđây rất thú vị. Cửa thiền đường mở ra một khoảng trời mây, trống vắng đến tậncùng, những bản kinh ngồi chép ở trên bàn, gió thổi qua bay đi vô ý. Khi cóhuynh đệ nào xuống núi, được gọi là hạ sơn, nghe y như chuyện Tàu. Hòa thượngrất ít cho phép đi đâu, mặc dù ở gần biển cũng không được ra biển, hạ sơn gầnnhất là đi chợ Vũng Tàu – Thành phố đó cũng thường vọng lên thiền viện nhữngbản nhạc mang điệu Boléro, báo hại giờ thỉnh nguyện có người ra thú tội. Mangtất cả đống tâm tư lộn xộn đó đặt dướichân Thầy, dù không đến nỗi tệ hại, nhưng mơ mộng giống thiền sư thì chưa giốngđược.

Bên ngoài cổng tu viện có mấy thấtcốc của các bà già. Bà Năm Oshawa ở gần nhất, có biệt danh như vậy vì bà ngangtàng bướng bỉnh không thua Kim Hoa Bà Bà, cả đời không nể ai trừ Krishnamurtivà ông Oshawa, bà cất cốc ở đây để tìm “Tự do đầu tiên và cuối cùng.” Chuyệntrò với bà rất thoải mái nhưng đừng hòng ăn uống gì được vì trong tủ của bà chỉcó gạo lứt muối mè. Các thất kia hiền lành hơn, cô Ba Tịnh Viên, cô Ba Chơn Huệthường có bánh kẹo, phía dưới một chút là thất cô Như Năng, bà cô Từ Tánh cũnghay đón đường chia sẻ quà vặt. Thất cô Ba Nhi, cô Hồng, bà Hiển, cô Thuần Thiệnở phía đối diện, những ngày học rộn rịp khách quen. Người ở thành phố, ở miền xavề tụ tập nghe giảng, cười nói vang rân như một cõi riêng. Thầy chỉ dạy tu thôi,chỉ nói những lời của Phật của Tổ, khô khan không pha trò, không thêm bớt.Ngoài các giờ Thiền học, thỉnh thoảng thầy mở lớp dạy các bộ kinh căn bản dễhiểu cho các lão bà, không khí như Phật thời xưa giảng dạy cho đệ tử dưới nhữngtán cây rừng. Các tâm hồn già nua trở nên tươi tắn nhẹ nhàng. Bây giờ kiểm lại,những thất chủ của một thời Chơn Không đã qua đời rất nhiều. Cô Ba Chơn Huệ mớimất đây, chỉ còn một hai người già của xóm cũ, tôi tưởng tất cả niềm vui củamình bay theo các bà cụ.

Tưởng không có gì reo ca trong tâmmình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vàocửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng, Thầy đang bước vào chỗ tu học của mình. Đơngiản như không, có phải thầy vừa ra đi theo dấu cỏ, và trở về theo hoa rụng? Thầyđi như là mùa xuân ở phía trước. Tu viện có gì trong đó? Đời sống tăng nhân thếnào? Nếu đọc Tây Du Ký chúng ta sẽ thấy đoạn miêu tả các thầy tu rất nhộn vàquậy. Thầy trò Đường Tam Tạng đi đến Bảo Lâm tự, nước Ô-kê lỡ đường xin vàochùa tạm trú, tăng quan xua đuổi không cho, ông ta nói trước đây cũng có cácthầy đến xin trọ, mấy người đó toàn là:

Lúc rỗi trèo tường ném đá
Khi buồn lên vách nhổ đinh
Trời rét bẻ chấn song đốt
Mùa hè ngáng cửa nằm kềnh
Giải phướn làm dây buộc cẳng
Mạch nha trộm đổi rau xanh
Dầu ở dĩa đèn thường đổ trộm
Cạo nồi vét bát sạch sành sanh.

Tác giả Ngô Thừa Ân hẳn cũng có tiếpcận đời sống tăng lữ, cách diễn tả của ông không khách sáo. Chúng ta cũng biết khôngphải chùa nào cũng là Niết bàn thanh tịnh. Nhưng hình ảnh một nhà tu bước vàocổng chùa của mình, gợi lên một nét đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu sau này cụ bà nàotrở lại với hình thức ông thầy, chắc chắn sẽ có vì hồi xưa các lão bà rất ái mộchư Tăng, thường tìm cách cúng dường. Nếu gặp nhau ở trên đường vào tu viện,tôi sẽ đọc hai câu thơ của Bùi Giáng :

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau.

Như Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1601)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 1152)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 2364)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1327)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 1187)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 1311)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 4094)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 1366)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 1359)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 1761)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]