Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhất chi mai - Chất người muôn thuở

08/01/201214:25(Xem: 6035)
Nhất chi mai - Chất người muôn thuở

NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải.

Đôikhi, vì cớ này cớ nọ, tôi tìm đọc những vần thơ Thiền. Và tôi bắt gặp bài kệ Cáo tật thị chúng(Có bệnh bảo mọingười) của Thiền Sư Mãn Giác (1052 – 1096):

Xuân khứ bách hoa lạc,canh_mai_vang

Xuân đáo bách hoakhai.

Sự trục nhãn tiềnquá,

Lão tòng đầu thượnglai.

Mạc vị xuân tàn hoalạc tận,

Đình tiền tạc dạnhất chi mai.

Xuân ruỗi, trăm hoarụng,

Xuân tới, trăm hoacười.

Trước mắt, việc đimãi,

Trên đầu, già đếnrồi.

Đừng tưởng xuân tànhoa rụng hết,

Đêm qua, sân trước,một cành mai.

(Ngô Tất Tố dịch)

Thơ Văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa họcXã hội, Hà Nội – 1977

Thiềnsư nhìn sự vật trôi, với tâm định, định đến vô cùng, hòa nhập với chân như, nêntâm Ông rung lên tiếng thơ lòng thiền. Trước tự nhiên, tâm tự nhiên theo. Ôngan nhiên theo vòng sinh hóa vũ trụ:

Xuân khứ bách hoalạc,

Xuân đáo bách hoakhai.

Tựnhiên là vậy. Xuân khứrồi xuân đáo, hoa lạcrồi hoa khai. Cóphải đó là quy luật sinh hóa? Có phải đó là quy luật thời gian?

Nóivề mùa xuân là để nói đến tứ mùa. Thời gian cứ trôi, kiếp làm người cũng nhưmuôn loài phải mang chuyện sinh tử, phải chứng kiến những sự đời trôi qua trướcmắt: Sự trục nhãn tiền quá. Sự đờitrôi theo thời gian, mà thời gian lại trôi theo tâm, bởi tâm là con mắt huệ - mắtthiền. Đời trôi mà tâm định là cớ làm sao?

Nhưng,làm người cũng có thể tâm định kia mà!

Tâmđịnh, nhưng thời gian vẫn cứ trôi. Và thế là cái lão vẫn cứ đến với con người.

Đólà sự nghiệt ngã của tự nhiên dành cho con người. Cái già từ từ đến trên đầu: Lão tòng đầu thượng lai. Đọc câu thơ,tôi bỗng nhận ra một điều: trên đầu tôi tóc đã hóa trắng. Tôi đang đến già. Giàvì biết, vì khổ não, phiền trược. Tôi già theo thời gian...

Thờigian của vũ trụ, của ánh sáng thì vô cùng. Thời gian của đời người thì có hạn. Tôinghe có ai đó nói bên tai tôi là, chỉ có vượt cái có hạn đế đến cái vô cùng mớicó thể vượt qua vòng luân hồi của tử sinh - sinh tử.

Vàtrong tôi như thấy giờ phút sắp viên tịch, chất thiền của Mãn Giác Thiền sư tỏasáng bên các đệ tử:

Mạc vị xuân tàn hoalạc tận,

Đình tiền tạc dạnhất chi mai.

Dẫuhoa tàn khi xuân hết. Nhưng sức sống của thiên nhiên vẫn mãnh liệt. Trong cáitàn của hoa xuân lại ẩn hiện mầm sống của đất trời qua hình ảnh nhất chi mai. Thiền sư không nói hoa nởtrước sân, nhưng tâm cảm một cành mai đang hấp thụ, chắt lọc tinh túy của đấttrời để tồn tại trên cõi đời này. Cùng sự đồng cảm với Mãn Giác, Thiền sư ChânKhông (1046 – 1100) nói về Diệu Đạo: Xuânlai xuân khứ nghi xuân tận. Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân(Tạm dịch: Xuânđến xuân đi tưởng xuân hết. Hoa tàn hoa nở vẫn hoàn xuân).

Tấtcả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã. Cảm nhận sựtuần hoàn ấy, hồn thơ của Mãn Giác đã định trước đổi thay, trước luân hồi củavạn vật. Không còn tứ khổ khi Nhà thơ Thiền mang bệnh lại nói nhất chi mai. Bởi vì Thiền sư đã annhiên cái lẽ thường tình sinh tử: Sinhlão bệnh tử- Tự cổ thường nhiên(Diệu Nhân, 1041 – 1113).

Cảbài kệ đầy chất thơ, từng câu từ đầu đến cuối đều có ý niệm thời gian. Tác giảdùng thời gian như là qui luật mà con người phải nhận lấy để làm Người, đểkhẳng định sự tồn tại của chất Người -nhất chi mai. Quả thật, ở Thiền sư, thời gian tịnh đến độ như không có gìđể nói, như bản ngã người hòa với Đại Ngã Tự nhiên, như chân như của người, củaPhật.

ĐọcCáo tật thị chúngcủa Mãn Giác Thiềnsư trong thời buổi này, tôi vẫn thấy nhấtchi maitheo thời gian hấp thụ tinh khí thần của Nhật - Nguyệt - Tinh ĐạiNgã để thành Người.

MừngXuân Nhâm Thìn – 2012

PhanTrang Hy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2012(Xem: 14735)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 9458)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 11861)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2381)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 12436)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
18/01/2012(Xem: 2313)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
18/01/2012(Xem: 7285)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 11443)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 13834)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 4051)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567