Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng Việt và tiếng Ngoại quốc

01/07/201513:04(Xem: 2458)
Tiếng Việt và tiếng Ngoại quốc

nguyen hanh
Tiếng Việt và tiếng Ngoại quốc

  Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc. Ngôn ngữ còn thì dân tộc còn. Dù có vì ngoại cảnh, vì sinh kế hay vì lý do gì đi nữa mà ta không thể ở lại trong nước, phải ra ngoại quốc. Điều trước tiên, muốn giữ được văn hóa nước nhà không bị văn hóa nước ngoài chi phối, chúng ta phải cố giữ ngôn ngữ mẹ đẻ lưu truyền từ ông cha cho đến con cháu và mãi mãi về sau!

Lịch sử đã cho chúng ta thấy Chiêm Thành xưa kia là một dân tộc anh hùng, có văn hoá, có phong tục tập quán, có ngôn ngữ riêng; thế mà chỉ sau một thời gian đất nước bị ông cha ta chiếm đóng, dân tộc Chiêm đã bị đồng hoá và không còn có tên trên bản đồ thế giới nữa! Đó là một tấm gương khiến cho chúng ta khi nhìn lại phải giật mình kinh sợ!

Chúng ta, những người dân Việt, hiện sống phân tán khắp năm châu, đang lâm vào tình trạng khó khăn về ngôn ngữ đối với những người lớn tuổi.  

Qua lịch sử Việt Nam, chúng ta không khỏi hãnh diện về tiền nhân của chúng ta. Suốt một ngàn năm bị bắc phương đô hộ, không lúc nào những ngoại nhân này không tìm cách đồng hóa người dân Việt. Từ phong tục, tập quán cho đến chữ viết, họ đều bắt dân ta phải làm theo họ: nào là buộc dân chúng phải học chữ Hán, bím tóc, đưa các lễ nghi Trung hoa vào đời sống người dân Việt. Chúng ta cũng không chối cãi là nhờ đó mà chúng ta có những phong tục tập quán tốt mà hiện tại chúng ta vẫn còn duy trì như lễ Tết Nguyên đán, đám cưới, đám hỏi, ma chay, thờ cúng tổ tiên v.v... Đó cũng là điều tốt đẹp, biết áp dụng một cách khôn ngoan, biến những phong tục tập quán tốt của người thành những phong tục tập quán có tính cách riêng biệt Việt Nam. Trong khi đó ngôn ngữ Việt Nam không hề bị mất mà còn trở nên càng ngày càng phong phú nhờ những từ ngữ Trung hoa được Việt hóa. Rồi nhờ đó, vào đời vua Quang Trung đã xuất hiện chữ Nôm làm thành chữ viết của Việt Nam.

Sau 80 năm đô hộ của Pháp, người Pháp cũng đã dùng đủ mọi cách để đồng hóa người Việt như cách ăn mặc, mở trường dạy chữ Pháp với danh nghĩa là để mở mang dân trí ... nhưng thực ra ở nhà trường không một lớp nào dạy sử Việt Nam cho đám trẻ Việt. Mỗi tuần chỉ có 2 giờ Việt ngữ: một giờ tập đọc, một giờ tập viết. Tuy nhiên với truyền thống sẵn có, người Việt lúc đó tuy vẫn học tiếng Pháp, vẫn làm việc với Pháp song lúc nào cũng nói tiếng Việt. Ngôn ngữ càng ngày càng phong phú thêm nhờ Việt hoá các danh từ thông dụng của Pháp như xà phòng (Savon), nhà ga (gare), đi lãnh măng đa (mandat) v.v...

Như vậy chúng ta thấy qua bao lần bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn còn giữ được ngôn ngữ Việt và còn rút tỉa những điểm hay, tốt của người để làm giàu cho văn hóa ta. Dĩ nhiên, cũng có nhiều thói hư tật xấu của nước ngoài du nhập vào nước ta, song không phải ai ai cũng bắt chước.

Chúng ta cũng không quên ơn ông Bá đa Lộc (Alexandre de Rhodes), một tu sĩ Pháp đã La mã hóa tiếng Việt và nhờ đó Việt Nam ta đã có một ngôn ngữ và có lối viết riêng biệt rất dễ học. Điều này đã làm ngạc nhiên không ít khi những người Đức thấy chữ viết của chúng ta, bởi vì họ cứ nghĩ rằng chúng ta viết giống như chữ viết của Trung hoa chẳng hạn.

Trở lại vấn đề người Việt (tỵ nạn hay không tỵ nạn) hiện ở tại nước ngoài thì sao?

Tôi nhận thấy một số phụ huynh đã đặt cho con em một cái tên Đức với lý do là như vậy, lúc đi học con em sẽ có một cái tên dễ gọi, dễ đọc, dễ nhớ. Tôi thì không nghĩ như vậy, bằng cớ là tôi cũng đi làm, bạn bè, con cháu tôi cũng đi làm, các bạn đồng nghiệp Đức vẫn gọi tên chúng tôi khá đúng. Tuy nhiên việc có tên gọi bằng tiếng Đức không là điều quan trọng bằng vấn đề ngôn ngữ.

Chúng ta không thể một sớm một chiều có thể nói giỏi ngay, hiểu được hoặc viết được ngay một ngôn ngữ mà phải hằng ngày học hỏi, luyện tập rất nhiều. Có người lại nghĩ rằng phải nói tiếng Đức với con em tại nhà, sợ lúc vào trường chúng không biết tiếng Đức sẽ khó khăn cho chúng hội nhập vào môi trường mới nên quý vị đã nói chuyện với con em bằng tiếng Đức.

Tôi thì không nghĩ như vậy. Chúng ta có ai tự cho mình nói tiếng Đức 100% như người Đức mà không có accent? Dù cho có giỏi ngoại ngữ bao nhiêu đi nữa, chúng ta ít ra cũng có 20% hay 30% accent tiếng Việt; vậy thì tại sao chúng ta lại tập cho con em chúng ta nói tiếng ngoại quốc với khiếm khuyết đó?

Chúng ta không sợ con em mình không nói được tiếng nước ngoài mà chỉ sợ chúng không nói được tiếng mẹ đẻ mà thôi bởi vì với trẻ con chỉ cần 5, 7 tháng đến trường là chúng nói giỏi thứ ngoại ngữ đó rồi vì con nít đầu óc nó như tờ giấy trắng, hiểu biết mau và hội nhập vào dòng chính cũng mau hơn chúng ta nhiều.

Tôi không dám phủ nhận là có nhiều bậc phụ huynh cũng cố gắng nói chuyện với con em bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, quý vị cũng gặp phải khó khăn không ít. Công việc đa đoan, ngoài giờ làm việc tại hãng xưởng, công sở, còn phải lo công việc nhà cửa nên không có được bao nhiêu thì giờ rảnh rỗi dành cho con em. Biết vậy, song nếu chúng ta có thể để ra ít nửa 30' hay 45' để sống thật với gia đình vào buổi tối. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian sống thoải mái, thân mật với gia đình, làm dịu đi những lo âu phiền muộn thường gặp trong cuộc sống xô bồ tại các nước văn minh này.

Đây chỉ là ý kiến thô thiển của riêng tôi, chắc nhiều vị phụ huynh còn có nhiều ý kiến dồi dào phong phú hơn. Mong rằng chúng ta cần suy nghĩ để tìm được một giải pháp thích ứng cho những kẻ tha hương nhưng không quên cội nguồn.

Chúng ta người Việt Nam, tuy đất nước không bị ngoại nhân xâm chiếm song cùng chung thân phận tỵ nạn như người dân Tây Tạng. Vì không muốn để mất linh hồn nên đức Đạt Lai Lạt Ma đã liều thoát ra nước ngoài và đã lập một chính phủ lưu vong tại Dharamsala ở Ấn độ. Đời sống của người dân Tây Tạng tại đây rất khó khăn,  nghèo khổ song họ vẫn can đảm chịu đựng mong chờ một ngày nào đó sẽ dành lại được quê hương xứ sở thân yêu của mình.

Chúng ta may mắn hơn, được sống trong những nước tự do đầy nhân bản, được giữ tròn tín ngưỡng của mình, có một đời sống tương đối thoải mái hơn người dân Tây Tạng nhiều.

Tại sao chúng ta không nghĩ:

"Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc; làm sao dân tộc có thể tồn tại nếu linh hồn bị mất đi?"

Tôi nghĩ chúng ta chẳng ai muốn làm thân lưu lạc, làm thân tầm gởi tại xứ người mãi đâu! Một bóng dừa xanh mát, một con trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng trong buổi chiều tà cũng đủ làm ta xúc động nhớ về cố quốc! Dù sống cuộc đời lưu vong nhưng lòng vẫn luôn luôn hướng về quê nhà, luôn luôn mang tâm trạng xót xa của kẻ ra đi. Cho dù có giỏi tiếng Đức bao nhiêu đi nữa, khi ngồi nói chuyện với một người Đức vẫn không cảm thấy thoải mái như khi ngồi với một người bạn đồng hương, chúng ta có thể hàn huyên tâm sự với nhau từ giờ này qua giờ khác mà không thấy chán. Giống như khi người ta đi lâu dài trên đường thiên lý, khi bóng chiều đã chập chùng buông xuống trong một không gian dần dần quạnh quẽ, ta cũng cần có những cái mốc để vỗ về bước chân ta trở về./.

 

          Nguyên Hạnh HTD

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2024(Xem: 767)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 403)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
08/03/2024(Xem: 477)
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, (8/3/2024) một ngày quan trọng để tôn vinh những đóng góp to lớn và đa dạng của phụ nữ đối với xã hội, mỗi năm Liên Hợp Quốc thường chọn một chủ đề nhằm tập trung vào những vấn đề cụ thể và thúc đẩy sự tiến bộ đối với quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, Thường chủ đề hàng năm thường nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong khoa học và công nghệ, quyền kinh tế, hoặc bình đẳng giới trong lãnh đạo và quyết định.
28/02/2024(Xem: 690)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 359)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 503)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 484)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 431)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 417)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 1131)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567