Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Sen Dìu Bước Mùa Xuân

20/01/201105:29(Xem: 3179)
Hương Sen Dìu Bước Mùa Xuân

HƯƠNG SEN DÌU BƯỚC MÙA XUÂN

Cư sĩ Liên Hoa

Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng
Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay

Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc

vội vàng khoe màu sắc tuổi hương thì

ta khẽ nói, thì thầm lời muôn thưở
hồi chuông ngân, văng vẳng tiếng kinh trầm

ai vừa mộng, sải dài theo năm cũ

có nghe chăng, tiếng gọi của sao trời

không hoa pháo để đón chào xuân nụ
tự lòng son, sen vẫn nở muôn lần

đời thiên biến, nhưng hoa lòng vẫn ấm

rủ xuân vào mở rộng cửa chân tâm…

Đã lâu rồi, tôi không có thói quen đi đến Chùa để đón Giao Thừa, lạy Phật, rồi hái lộc đầu năm, như bao nhiêu người khác, vì thường thì vào đêm Giao Thừa, ở nhà luôn bày mâm hoa quả, bánh mức, bình hoa tươi, nước, lư hương v.v.. sắp xếp đầy đủ trên cái bàn nhỏ để gần trước cửa, luôn cả chuông mõ, rồi mặc áo tràng, mở đầu cho buổi lễ khuya. Đặc biệc, năm nay lại cúng Giao Thừa có một mình, cũng rất là thú vị. Tôi thỉnh nhẹ ba hồi chuông:

nguyện tiếng chuông vang khắp
các cõi u tối thảy đều nghe

những ai lạc bước mau dừng lại

rủ sạch bụi trần thoát khổ đau…”.

Từng tiếng chuông ngân dài, đi sâu vào lòng người, không một sự gấp gáp, hối thúc, réo gọi…nhưng mỗi tiếng chưông ngân, mỗi câu kệ được mở ra như lời tâm sự, nhẹ nhàng, dặn dò của người mẹ, người cha thương yêu nói với đứa con lầm lỗi, hãy trở về..như đôi cánh tay mở rộng chào đón, như trái tim chia sẻ, không một sự trừng phạt…

thương muôn loài, phát nguyện lớn
tích trượng rung lên, ngục mở toang

minh châu toả sáng, xoá lầm mê

địa ngục không còn, mới thành Phật..”

Bài nguyện đẹp quá, thật sâu xa, thật cảm động, nói lên một tấm lòng bao la của các bậc Đại sĩ vì sự khổ đau của con người mà xuất hiện, dấn thân vào tât cả các cõi, dù là bất cứ nơi nào, nơi ngục tối tăm, nơi bất hạnh, nơi đau thương …. Khi có khổ thì tức thời xuất hiện để chỉ đường trở về nơi an lành...không một đòi hỏi được tôn thờ, và hạnh nguyện nầy vẫn là mãi mãi, cho đến khi sự khổ đau vắng mặt, mới mãn nguyện lớn đó.

Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ
Trí tuệ lớn, lòng bồ đề sanh

nguyện rời hầm lửa, ngục tối tăm

mau thành Chánh giác, cứu chúng sanh

nguyện xin Phật Pháp sáng soi

cho đời thoát khỏi lầm mê

nguyện xin mưa thuận gió hoà

muôn loài đều được ấm no, tâm hoà

nguyện xin thế giới hoà bình

binh đao chấm dứt, người người thương nhau

bốn loài thoát khổ nạn
ba cõi được an lành

ác tâm đồng hướng thiện

trí Phật sáng muôn loài…”

Vâng, lời kinh, tiếng chuông… đã thấm nhuần tâm của mỗi người con Phật, của bất cứ ai mở lòng để lắng nghe và của tôi khi trở thành người Phật tử. Tôi thật thương đức Phật, hạnh nguyện của Ngài lớn quá, cao thượng quá, đường đi của Ngài với tấm lòng bao trùm tất cả muôn loài và cảm thấy hãnh diện vì trong cuộc đời nhiều biến động, vô thường này, mình may mắn gặp được đạo Phật- một tôn giáo Hoà bình, Bình đẳng và Nhân bản…

Chỉ mới có bài kệ thỉnh chuông mà đã nói đủ hết tất cả “tự lực và tha lực”, “tự giác và giác tha” và chứa đựng đủ được Bi Trí Dũng.. Lắng lòng nghe, quán chiếu lại, chúng ta sẽ thấy mình cảm nhận được chiều sâu của bản thể, của tự tánh xuyên suốt ba ngàn cõi, vô thỉ vô chung và hằng bất sanh bất diệt.

Cây tích trượng trấn tích của bổn tâm, của dấu tâm ấn để cho “chú sư tử con” nhìn vào dòng suối trong mát, nhìn thấy được hình ảnh “chúa sơn lâm” của mình, con Phật thì sẽ là Phật, chỉ cần hồi đầu, quán chiếu, trực tánh trực tâm với chính mình, thì ngục mê tối đã mở toang, tâm đã rạng ngời xuất hiện chiếu soi vào mê cảnh, thấy rõ con người chân thật.

Nguyện đó thành tựu không phải để an ẩn trong niềm hỷ lạc của riêng mình, nhưng mỗi người con Phật tu tập, chuyển hoá, dần dần khi thấy năm uẩn đều không, tự nhiên có sự phát nguyện đi vào những nơi bất hạnh, đưa đôi vai chia sẻ…mong cho mọi người như mình, phiền não nhẹ, trí tuệ sáng, lòng phát khởi tâm bồ đề. Từ tâm bồ đề, sự chia sẻ mới thật sự và cần thiết do vì cái ngã giảm thiểu hoặc không có, sự chia sẻ mới là đích thực, vi diệu.

Thỉnh hồi chuông xong, tôi trì chú Đại bi cùng tụng một thời Kinh Phổ Môn, rồi sau đó, mở cửa đi ra ngoài nhà, dạo một vòng quanh trước sân, vừa đi vừa niệm tên vị Bồ tát của lòng Từ, Bồ tát Quán thế Âm và rồi lại mở cửa đi vào để xông đất ở nhà. Điều nầy cũng trở thành truyền thống của nhà, năm nào cũng như vậy và sẽ không thể bỏ được, dù là định cư ở bất cứ nơi đâu.

Chuyện hên xui của một năm, đâu phải vì người xông đất, vì cũng có nhiều năm, tôi là người xông đất nhà trước, nhưng rồi suốt năm, cái mặt cứ nhăn như là….(?). Cho nên, là người con Phật, tôi hiểu rằng tất cả chỉ là nghiệp dĩ, có “nhân” thì có “quả”, khó ai tránh khỏi, trừ phi là có đầy đủ đức độ như “đức trọng quỉ thần kinh”, và có sự tu tập để chuyển nghiệp báo ..

Cảnh vật vào đêm khuya tĩnh lặng quá, vũ trụ như đang im lìm trong giấc ngủ, dù đêm nay là đêm mở đầu để chào đón một mùa xuân mới. Đèn đường trước sân nhà sáng rực, con đường vòng quanh (circle) khuôn viên ở trước, vòng tròn đường vẫn dạ sáng rõ trong đêm. Vài con chim giật mình thức giấc bay lên, cười hối hả, rồi lượn bay xa, khi bước chân tôi vừa đi tới. Không một tiếng pháo, bầu trời nhiều sao, lạnh lẽo, sau bao ngày mưa gió tràn qua thành phố..

Hai hàng cây dừa trước nhà, từng rợp bóng mát, nhất là khi chiều về, nắng nhạt trên con đường xi măng vào cửa garage. Bước chân đi như bước trên một cảnh giới nào lạ lắm. Tôi đã từng im lặng nghe tiếng gió rì rào, thổi rung những lá cây, những âm thanh của lá cọ xát, nghe thanh thoát như tiếng đùa giởn, vui chơi của đàn trẻ nhỏ, một bức tranh đẹp. Từng hít thở thật sâu cho buồng phổi ngập tràn không khí trong lành, từng giơ tay lên bầu trời như đo trời cao thấp… thế mà, chỉ có mấy ngày mưa gió, cơn lạnh như cắt, tuyết rơi.. rơi thật nhiều..

giữa tuyết trời, sao em chịu được
mùa đông về, áo mỏng lụa là thưa

một cơn gió vô tình tim thấm lạnh

tóc em bay, hương gió đã không còn…

Hai hàng cây đó đã bị những ngày lạnh lùng rủ nhau ra đi, thân cây quị xuống, mềm mại, lá xác xơ, thay màu gỗ sậm. Tôi đã đi tới đi lui, thăm dò từng cây một, xem sao. Vâng, cây không còn sinh khí, ủ rũ, không chịu nổi cơn lạnh. Như vậy, là cái không khí an bình, đẹp nầy không còn nữa sao? Mau chóng thay đổi như vậy sao?

Những cây dừa cao vời vợi đó đã tạo thành huyền thoại, đẹp lắm…Nay, đã được thuê người nhổ lên, chở đi .. nơi gốc cây giờ chỉ còn là mặt đất lồi lõm, trơ trơ.. Như vậy, thì phải làm sao đây? Nhưng mà sao, thấy cũng hay hay, vì hình như không gian được nới rộng ra, bằng phẳng, không khí chan hoà hơn, không bị lá cây che khuất, cản trở, mùi hương của gió trở nên thơm tho hơn …Ồ thì ra, mỗi pháp chỉ là phương tiện hiện hữu, khi đứng ở gốc cạnh nầy, chúng ta cảm thấy cảnh vật đó đã đóng góp cho mỗi cách riêng, có giá trị của tự tánh đó, nhưng ở một góc độ khác, dù là đã bị bứng đem đi về chỗ nào đó, nhưng sự hiện hữu hay vắng bóng đó vẫn có một giá trị đặc thù của nó. Khi rời khỏi nơi đã sống vững thời gian, những cây đó vẫn ngoái đầu lại nhìn tôi, khẻ nói.. dù là ở nơi đâu, bị chôn vùi dưới lòng đất, bị cưa xẻ… thì thân tôi không vô ích, vẫn là suối nguồn đóng góp để nuôi dưỡng vạn vật vì trong vũ trụ nầy, không chỗ nào là vắng mặt, là thiếu thân xác của tôi…

Suốt thời gian qua, cuộc đời tôi có nhiều biến động, xáo trộn như những biến thiên của vũ trụ, thành trụ hoại không, vô thường. Có những cơn đau gọi tên, định hình... có những mất mát làm nhói tim, thổn thức, có những đêm trằn trọc mất ngủ, cơn đau bao tử hoành hành, có những lúc cũng buồn, cũng chán nản, chao đảo, tuyệt vọng, muốn buông xuôi tất cả để trở về lại với con người ngu ngơ, hồn nhiên, an nhẫn của mình. Tôi thật chán với chính tôi, với con người lù khù, muốn rời xa, muốn buông bỏ, tránh xa hắn, rồi đóng lại trang nhà học Phật đã theo tôi qua nhiều năm tháng, với tấm lòng gầy dựng, thành hình, chia sẻ... và rồi, hãy để cho tất cả trôi theo cơn gió thoảng.

Nhưng, tự trong tâm, những hình ảnh của Thầy Tổ, hình ảnh của những người mà tôi đã gặp qua trong đời, bình dị hay trí thức, đơn giản hay mang đầy chí nguyện, như của vị Sư già trong “người có nghiệp với Phật”, của vị Thầy trẻ trong “chiếc áo cô đơn”, của ngưòi từng nói rằng “anh LH ơi, anh nhớ thương Phật thương Đạo nha...”, mỗi mỗi người là bài pháp cần học, tham cứu, đã như là cơn chấn động của quả đất, lôi vực tôi đứng dậy để đối diện với những vấn đề trước mắt…
Tôi chợt nhớ tới lời nguyện của Ngài Phổ Hiền trong mười lời nguyện:

nguyện thứ ba là quảng tu cúng dường”

Chúng ta cúng dường rộng rãi cho cái gì? Có người không thể cho ra gì hết vì không đủ khả năng, có người nghĩ rằng mình phải sống cho sung sướng vì đi làm cực nhọc, kiếm tiền rất là khó khăn, nên cần phải hưởng thụ vì cho là mất đi, như “ yêu là chết trong lòng một ít ”… Cũng có người giúp đở chút nào đó cho người nầy hay người nọ, như ban ân, và cho như vậy là đủ rồi, hoặc cũng có khi khoe khoang với mọi người về sự đóng góp của mình. Có người không dám cho ra, dù là lời nói, lời an ủi hoặc chí đến, cho một nụ cười tươi. Có người cho rằng phải dành dụm để cúng dường cho Tam bảo, rất là tốt, vì là người con Phật nên cần phải hộ Pháp, và tự cho như vậy là đủ bổn phận vì có phước báu nhiều v.v..Nhưng, như vậy đã đủ chưa? Phải chăng là đạo Phật đòi hỏi như vậy và như vậy là đúng rồi?

Những hàng cây chung quanh nhà tôi, được trồng ở ngoài, nhưng dù rất nhiều cây bị chết, nhưng vẫn còn sót lại một số cây vẫn sống vững vàng, xanh tươi, không bị úa héo, dù là cùng chịu đựng hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt như nhau.

Tôi chợt nhận ra rằng những cây còn sống, gốc rễ của nó thật mạnh, bám sâu vào lòng đất, hút chất màu mỡ, dưỡng tố để tự nuôi dưỡng chính nó; còn những cây khác, mới vừa trải qua những mưa gió, đóng băng…đã ngả quị xuống, thiếu chiều sâu của nội lực, nền tảng vững vàng cho cuộc hồi sinh..

Có phải chúng ta đã vô tình nhiều quá, đôi khi với chính mình chăng? Than thân trách phận, cho đời mình cô đơn, tủi thân, cho rằng “khi bước chân ta về, đêm đêm thành phố lặng yên, làm sao tôi biết, đời sống buồn tênh..” như một nhạc sĩ nào đó, từng kêu lên.. Hoặc giả rên rỉ, khổ đau, đập đầu vào gối để chết, để ra đi hoặc có khi, uống nước lạnh trừ cơm, khiến thuốc bán cho người muốn giảm cân (diet) than phiền vì ế ẩm…… Chúng ta chỉ lo cúng dường cho bên ngoài, cho một cuộc vong thân, chạy rong ruổi theo cuộc đời, dễ duôi theo sóng nước mênh mông của nghiệp lực… và chưa khi nào, chúng ta cần quán chiếu lại và thực sự cúng dường cho chính chúng ta, cho cái tâm đã nuôi dưỡng và theo chúng trôi lăn theo dòng đời, sanh tử. Và đây cũng là phương dược mà đức Phật trao truyền lại và đòi hỏi mọi người cần thực hành để truy tìm lại con người chân thật của chính mình. Điều đó, không có nghĩa là phải từ bỏ tất cả, chỉ lo duy nhất chuyện giải thoát. Thân xác cần có thực phẩm nuôi sống, sinh tồn và cái tâm cũng cần có chất liệu để nuôi dưỡng, trưởng nở, linh hoạt hoá…sao ta lại nở để cho mốc meo, ốm yếu?
Đạo Phật không bao giờ cực đoan, bỏ rơi cái trần gian dù đầy nghiệp chướng nầy. Trở thành là một điều gì đó, không có nghĩa là mất đi gốc rễ, vì tất cả mọi sự thành tựu đều bắt đầu, bắt nguồn từ mặt đất nầy. Chúng ta đều bước đi bằng hai chân, nếu ai đi chỉ một chân thì điều đó có nghĩa là bị tật, chứ không phải đúng như vậy. Sen vẫn luôn mọc, vươn cao lên từ bùn nhơ.

Quán chiếu “bốn thánh đế”, biết khổ là nguồn gốc, nhưng đạo Phật cũng chỉ cho phương pháp để giải thoát ra khỏi khổ đau, không phải từ đâu đến hoặc ở nơi đâu, nhưng mà ngay trong cuộc đời và trong cái thân năm uẩn nầy. Cho nên, chúng ta cần phải cúng dường cho cái thân tâm khi nhận thức được điều nầy. Biết thân là vô thường, hãy cúng dường cho thân cái Tánh Bát nhã, nhìn như thật, thấy như thật, phủ định những vọng niệm, chấp trước gây nên đau khổ, cũng không có nghĩa là phủ nhận thân, vì phủ nhận thì lấy đâu để cúng dường, mà đạt được sự tự tại, an lạc... vì tâm an trú trong thân.

Khi chúng ta sân hận, đố kỵ… có bao giờ chúng ta cúng dường lòng nhẫn nhục, từ bi, hỷ xả để ôm ấp những độc tố đó làm cho hoà thuận, cởi mở. Khi chúng ta bị mê mờ, sao không cúng dường cho tâm ngọn lửa trí tuệ để chiếu soi rõ căn nguyên, nhìn lại mặt mũi của mình. Khi tham đắm tiền tài danh vọng, sắc đẹp và bị đau khổ, lăn mình theo, không muốn mất vì mất thì “ta buồn ta đi lang thang bởi vì ai...” rồi khổ đau, sổ mũi., nhức đầu, chóng mặt… sao không cúng dường cho tâm, sự quán chiếu vô thường, tương duyên tương sanh v.v…

Tất cả các pháp để cúng dường rộng rải cho tâm chúng ta, đó là “phương tiện thiện xảo” hay là dưỡng tố cho tâm, mà chúng ta có thể bắt gặp trong hầu hết các pháp môn tu trong đạo Phật, để chúng ta bước ra khỏi khổ đau, bất hạnh, không có nghĩa là phủ nhận cuộc đời. Hiểu sai điều nầy thì là hiểu sai tinh thần thực tiển của đạo Phật, và chính chúng ta lại gây thêm đau khổ cho chính mình theo “chấp thường hay chấp đoạn”, cũng là một cực đoan khác tự tạo ra.

Những đức tánh làm cho con người trở thành con người nhân bản đích thực, là những gì mà đạo Phật luôn luôn cung cấp và hướng dẫn cho con người, và chính chúng ta là chủ nhân của sự quyết định cho dòng sinh mạng chính mình. Điều đó, cũng có nghĩa là chúng ta đang cúng dường cho chính tâm mình một chất liệu vô giá để đối diện với những khổ đau, vọng chấp, tham đắm và cần chuyển hoá. Sự chuyển hoá không có nghĩa là phủ nhận, đoạn diệt cuộc đời, từ chối bản thân…nhưng là đem những chất liệu từ bi hỷ xả, quán thân, quán tâm, quán bất tịnh, quán ngũ đình tâm… để khơi dậy, khám phá và làm cho sống động, hiện sinh, có mặt trong tâm của mỗi người, và đó chính là nét đẹp kỳ diệu mà mỗi một con người đi theo lý tưởng và thực hành giáo Pháp của đức Phật, mong muốn thực hiện cho mình, cho đời và để làm đẹp cho cuộc đời, xây dựng cuộc đời tươi sáng.

Mỗi người đều quan niệm, cảm nhận hạnh phúc hay đau khổ khác nhau, tùy theo môi trường, trình độ, xã hội… nhưng, sự tham chấp, vọng niệm về thân, về tâm, về những cảm thọ.. sẽ là những nguyên nhân dẫn dắt đến đau khổ cũng như hạnh phúc, và dù là hạnh phúc hay bất hạnh đó đang được đeo đuổi, bám chặt, tưởng chừng như có thật, nhưng thật là vô thường, duyên hợp duyên sinh. Tham chấp, có nghĩa là đang gánh nặng.. buông xả, có nghĩa là thong dong, nhưng buông xả hay tham chấp là do vì cái gì, phải chăng vì cái tâm mê mờ, nên cần phải lìa tâm vọng, phải ly niệm…mới trực tâm, đối diện và chuyển hoá, chứ đâu có nghĩa là phủ nhận thân hay cuộc đời, vì như Kinh Hoa Nghiêm nói rằng “tâm người như người hoạ sĩ, vẽ lên tất cả mọi hoạt cảnh của thế gian, đau khổ, bất hạnh hay an vui, hạnh phúc”.

Tôi chợt nhớ đến “ba mươi hai ứng thân”, đến hình ảnh ngàn tay ngàn mắt của đức Bồ tát Quán thế Âm và cảm nhận được chiều sâu của đại nguyện dấn thân của Ngài. Cuộc sống quả thật biến thiên, không một pháp nào cố định, tâm người cũng vậy, vẫn luôn thay đổi như “tâm viên ý mã”, bất định. Bồ tát đã vì lòng từ bi mở rộng, phải hiện qua biết bao nhiêu thân hình để vì đó, ứng hợp, đồng hành, cứu độ. Trong Mật giáo, chân ngôn của Bồ tát Quán thế Âm nhiều, rất là nhiều như để thích ứng cho những hoạt cảnh của tâm, gây nên bất hạnh hay hạnh phúc, để là lương dược chuyển hoá, đem lại an vui, tự tại. Bồ tát trở thành Đại sĩ của mỗi người, trong mỗi người, trong tâm những con người dám nhìn nhận và quyết đoán được trong tâm mình, có vị Phật Di Lặc, đã đang và sẽ thành hình, vì con Phật thì sẽ là Phật.

Tâm nhiều thay dạng đổi hình, nên tâm cũng phải hiện thiên hình vạn trạng để đưa tâm trở về thân, về tâm và chưa bao giờ tâm lại đi bỏ tâm. Phật, Bồ tát chưa bao giờ từ bỏ một chúng sanh đau khổ ….

Thưa bạn, có phải một nhạc sĩ nào đó viết rằng: "vì mình xa nhau nên không biết xuân về đấy thôi...” (?). Vâng, đúng như vậy. Có phải chăng bởi vì chúng ta đã vô tình hay cố ý để tâm rời khỏi thân, đã làm cho xa nhau, lôi kéo tâm đi xa muôn vạn dặm trường, đã quên cúng dường cho thân tâm những chất liệu của hạnh phúc, của từ, của bi, của sự sáng suốt, của trực tâm, trực tánh, của thể nhập vào chân tánh… nên tâm nghèo nàn, thân héo úa; cho nên, chúng ta không biết xuân đã về khắp mọi nơi, khi lòng, khi tâm đang hiện sinh, có mặt. Mùa Xuân luôn có mặt trong khắp mọi nơi chốn, dù là ở không gian hay thời gian nào, vì đó là mùa xuân ở trong tâm. Xuân ở bên ngoài có thể có thời gian, có hạn hữu và thay đổi tùy địa dư, quốc độ.. nhưng, xuân trong tâm sẽ có mặt ngay tức thời, tức khắc khi lòng chúng ta an vui, thanh thản, mở rộng và đó là chất liệu tâm bồ đề làm cho cuộc đời chúng ta đáng sống, cao đẹp, ý nghĩa của sự hiện hữu trong tinh thần Bát nhã, trong sự chia sẻ, thương yêu, sống với và sống cùng với muôn loài.

Là người ít học, biết gì nói đó, thường chân chất đi gom lại những tư tưởng vô thường khởi ra từ tâm, sau thời Kinh lúc Giao thừa vừa xong, vội chắt chiu, vui mừng, ghi lại và kính xin được chia sẻ cùng tất cả mọi người- dù bạn có đồng ý hay không, nhưng sự đóng góp, chia sẻ nầy như một tấm lòng kính dâng nhân ngày đầu Xuân.

Kính mong rằng, từ khởi nguồn chân chất, như lời xin thưa, chúng ta biết thương yêu, tôn trọng, trân quí, săn sóc quả hành tinh xanh nầy, làm cho tươi đẹp hơn, vì đó là nơi chúng ta sinh sống với muôn loài, với vạn vật, vì đó là cái bụng no tròn bao dung, hỷ xả, là cái tâm từ bi, trí tuệ, của và trong mỗi người chúng ta, mà đức Phật Di Lặc (Buddha Meitraya) trao tặng cho mọi người khi tâm xuân mở rộng lòng, đón nhận.

chắp tay lạy người
xin mở từ tâm

nghĩ đến con người

chắp tay lạy người

xin bỏ hận thù

cho đời thảnh thơi

lạy mưa lạy gió

lạy những thiên tai

lạy cơn sóng thần

lạy lòng địa chấn

lạy những ác tâm

lạy khởi sân hận

lạy lúc vô minh

lạy khi oán thù

xin yêu con người

xin thương con người

được mãi thương nhau

xin cho địa cầu

là chốn an vui….

Sáng mùng một Tết rồi, phải đi Chùa lễ Phật đầu năm, phải đi rồi….

Thành kính chia sẻ.

Ngày mùng 1 tháng Giêng, năm Canh Dần

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 18906)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8391)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11884)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2505)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5423)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5390)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10638)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11791)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]