Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu quê

14/05/201309:15(Xem: 2542)
Dấu quê
DẤU QUÊ 
Toại Khanh

 

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.

Về rồi lại đi. Có cái duyên đưa về thì cũng phải có cái duyên nào đó đưa hắn đi. Buồn vui ngày về và vui buồn ngày đi, cũng đều do duyên cả. Mười mấy giờ bay để quay lui với những bến bờ viễn xứ, hắn cơ hồ không thể chợp mắt trong mươi phút cho thật tròn giấc. Trong cái lan man giữa một miền tâm tưởng mơ hồ loang loáng như màn mưa qua cửa kính máy bay, hắn cứ nghĩ hoài một chữ mà với hắn bây giờ bỗng linh thiêng như một viên xá lợi (thứ thiệt).

Chữ Phạn Paccaya (pati+i) trong kinh Phật xưa giờ vẫn được người Tàu dịch là duyên. Khái niệm Duyên trong Phật Pháp sâu và rộng kinh khủng lắm. Nói chữ nầy gói hết tám vạn tư pháp môn trong kinh điển tuyệt đối không sai. Bởi khi hiểu Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái gì đó thì rõ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ Duyên.

Hắn bỏ quê xa xứ để sống vong thân ở những bến bờ viễn mộng, đó cũng là duyên, điểm bắt đầu của một chuỗi sự kiện nào đó trong đời. Một ngày mưa trở về để không biết cái gì đang chảy trên má, nước mắt bồi hồi của đứa con tha hương hay làn mưa trong một buổi chiều trên phố cũ. Đó cũng là duyên.

Đi để theo tiếng gọi muôn trùng của mây nước, cũng là duyên. Về để lắng nghe đất quê vẫn là cõi nhớ trùng trùng, đó cũng là duyên. 

 

Quen, thương rồi xa rồi quên mất nhau giữa dòng đời hối hả cũng là duyên.Ngày trùng phùng hai mái đầu đều sương điểm, thương nát lòng mà vẫn phải nhớ hoài hai chữ cự ly. Đó cũng là duyên.


Biết đã một xa thì ngày trở lại khó lòng hẹn được, vậy mà cũng phải đắng lòng dứt áo rời đi. Đó cũng là duyên.

Mưa phi trường, nắng sân ga cho bao nhiêu là can tràng đòi đoạn…ai dám bảo đó chẳng là những cái duyên cho kẻ đi người ở thêm một lần hiểu được cái gì là sinh ly tử biệt.

Từ đó, sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube như một ca từ của cụ Phạm Duy, đều chỉ là duyên, là cái cớ cho một hay nhiều bi kịch nhân gian nào đấy.

Rồi sau cùng và trên hết, toàn bộ hành trình tu chứng của một người cầu giải thoát hay kẻ trầm luân xem chừng cũng gói tròn trong một chữ duyên.

 

Giới hạnh là duyên cho thiền định, thiền định là duyên cho trí tuệ nội quán. Trí tuệ này là duyên cho người chứng đắc Niết Bàn.

Hiểu được vạn hữu đều do duyên tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến. Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến. Bỏ được hai tà kiến này chính là Chánh Kiến, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.

Con đường sinh tử cũng chỉ là hành trình ngoạn mục của chữ duyên khốc liệt đó. Cái duyên trầm luân còn đó thì tha hồ sinh tử. Duyên sinh tử cạn rồi thì người ta chỉ còn một đường là bỏ hết lại mà đi.

Bắt chước Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ Lâm Bình Chi hay như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi, đó cũng là duyên. Cái duyên cho những nỗi khổ niềm đau.

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Bỗng nhớ Ngô Nguyên Nghiễm quá chừng:

Khách về như một đứa con hoang
Ấm lạnh theo ân tình của núi
Giũ áo mới hay ngoài gió bụi
Vẫn còn bóng núi ngủ trong tim…
Và trời ạ, đó cũng là duyên !

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 5114)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 5867)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2002)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 2286)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2422)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
22/06/2013(Xem: 3687)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan, Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng, Xin thành khẩn hái mười đóa sen dâng Phật.
22/06/2013(Xem: 2704)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
22/06/2013(Xem: 2967)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng. (Thiên Hương).
22/06/2013(Xem: 5073)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó. Trong lúc ở đây, tại thế giới này, chúng em vẫn còn tưởng nhớ, vẫn cảm nhận những yêu thương vời vợi mà chị đã để lại trong đời sống ngắn ngủi của chị, và vẫn nghe trong tâm mình những khắc khoải đớn đau ...
22/06/2013(Xem: 2975)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567