Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận nguồn sông trăng

27/01/201322:55(Xem: 3135)
Cảm nhận nguồn sông trăng

moon_1             
 CẢM NHẬN NGUỒN SÔNG TRĂNG

                                         * Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

 

       Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả.

     “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.

 

Ý đời huyền diệu vô vi

Tờ hoa phất phới gió về sông trăng.

 

Hoăc:                    Vần thơ thanh thản ánhTrăng Thiền.

                                                     (Trong bài Trăng Thiền, ở tập Mây Hương, trang 17)

 

      “Từ Giòng Sông Trăng” là đề tài một bài thơ mà tôi nhớ không lầm đã in trong tập “Mây Hương” do Nguồn Sống xuất bản vào năm 1987, bìa do Họa sĩ Trương thị Thịnh trình bày, Tuệ Đàm Tử đề tựa. Qua 54 bài thơ trong toàn tập “Mây Hương” đã có ba đề tài “Trăng” như: Trăng Thiền (trang 17) Từ Giòng Sông Trăng (37) Giòng Trăng Vô Lượng (41). Và phảng phất trong nhiều bài thơ có đề cập đến “Trăng”; nhờ trăng mà tác giả đã diễn tả  ý thơ một cách sống động diệu kỳ.

 

Trăng nghiêng nửa mái thơ cài.

Đường về Tịnh độ, hỏi người bao xa ?

                                                              (trong bài Hoa Mưa ở tập Mây Hương, trang 18)

Hoặc :

 

Bàng bạc tơ trăng sương mai lóng lánh.

Hương Đà La thơm gió bến Chân Như.

                                                    (Mầu Nguyên Thuỷ -  Mây Hương, trang 70)

Bài,

Từ giòng sông trăng đó

Hoa ngủ quên kiếp sầu

Từ giòng sông trăng đó

                                                    Đá trầm lời biển dâu

 

Từ giòng sông trăng đó

Thơ ngát  ý nguyện cầu.

 

 

 

 

- 2 -

 

         Ai có ngờ, Nữ sĩ Tuệ Nga đã cảm nhận được lẽ vô thường của cuộc đời như bóng trăng trên giòng tịnh thuỷ. Ba vạn sáu ngàn ngày cũng trôi đi không hề dừng lại cho đời người giữa kiếp phù du. Có hiểu đạo thâm sâu, Tuệ Nga mới dệt thành bức tranh vô thường huyễn ảo  như giấc mộng trầm kha, mấy ai thức tỉnh.

 

Đêm mơ dưới ánh trăng thâu

Quẩy kinh ai đổ trên cầu nhân sinh

Sáng ra thức giấc hỏi mình

Là hư hay ảo, cội hình phù du.

 

Từ giòng sông trăng đó

Đá ướm hỏi lòng thu

Vàng rơi bao kiếp nữa

Cây đứng lặng trầm tư

Sắc không vô hình tướng

Sao hỏi có vàng thu ?

 

Từ giòng trăng vô lượng

Kinh hoa nở muôn mùa

Từ giòng kinh thi hóa

Tiếng đời êm tiếng thơ

 

Đêm qua chợp giấc lại mơ

Quẩy kinh ai đổ bên bờ suối hoa

Tiếng chim hót giữa rừng xa

Âm thanh lảnh lót ngân hà sông trăng.

                                              ( Mây Hương , trang 37)

 

       Từ ý thức đạo mầu, Phật Pháp thâm sâu mà giấc mơ lành hiện đến .

Té ra: Bờ mê bến giác không xa. Ta Bà Tịnh độ chỉ qua chiếc cầu.

Chiếc cầu nhân sinh mà có người đưa đường dẫn lối thì giấc mơ lành sẽ biến thành sự thật.  Do vậy mà Nữ sĩ Tuệ Nga đã ngưỡng mộ “giòng sông trăng” một cách yêu quí tuyệt vời. Và cũng từ “giòng sông trăng đó” mà nhà thơ của chúng ta đã dùng làm đề tài cho tập thơ thứ mười, xuất bản vào cuối  mùa hè năm 2005.

 

 

Cũng  ;                                        Từ giòng sông trăng đó

Thơ ngát ý nguyện cầu.

 

 

          Có một điều lạ nơi Nữ sĩ Tuệ Nga  như đã nhập tâm về chữ  “Trăng”  vào kho tàng tư tưởng, vì nó bàng bạc trong 10 tập thơ đã xuất bản, thỉnh thoảng đều có chữ “Trăng” trong những bài thơ ưng ý nhất. Riêng trong tập “Từ giòng Sông Trăng”

 

 

- 3 -

 

nầy, có trên 200 bài thơ đủ thể loại mà đã có đến 21 bài mang đề tài  về  “Trăng”   Và “Từ Giòng Sông Trăng Đó” đã chiếu ánh trăng vào trong 82 bài thơ bàng bạc có nhiều chữ “Trăng” mà chúng ta không ngờ,  tác phẩm nầy đã tràn ngập Ánh Trăng Vàng  trải dài trong toàn tập trên 223 chữ “Trăng” êm mát dịu dàng, len vào từng dòng thơ nhịp nhàng âm điệu, thanh thản trôi xuôi nơi từng bài, từng trang trong toàn thi phẩm, chúng ta không thể không lưu ý  như:

 

Lòng yêu quê hương như trăng tỏ đêm Rằm.

 

Hoặc:

Hồn Trưng, Triệu, Trăng muôn đời sáng tỏ.

                             (Yêu mãi nữ quân nhân, trang 288)

 

Hay như:

Ánh trăng Rằm trăng lung linh sáng lạn

Ngợp trong tôi vùng Ánh Sáng Từ Bi

                       (Hạt bụi trên vách đá, trang 293)

 

        23 chữ “Trăng” nằm trong một bài thơ mà độc giả chúng ta không thể tưởng tượng được một cách tài tình. Nữ sĩ đã dựng lên một bức tranh, thể hiện được chữ tình, chữ nghĩa, chữ yêu quê hương thắm thiết nồng nàn. Yêu Đạo, yêu Đời, yêu người đồng chủng, yêu văn hóa ngàn năm lưu truyền hậu thế. Bài thơ đã nói lên tinh thần Việt tộc, đã vẽ lên cảnh trạng sầu tuôn, ngút ngàn tức tưởi, kể từ giặc ngoại xâm lăng, cho chí đến giống nòi chia rẽ, chấp tranh, lấn giành chủ thuyết. Nhiều kẻ bán đứng lương tâm theo gót dày xâm lược, đã khiến cho lòng kẻ sĩ luống những ngẩn ngơ, Nữ sĩ Tuệ Nga đã cảm thông để thay lời cho bao lớp người thao thức,  mà thốt ra những lời thơ chí thiết, chí tình:

 

Bài :     Quê Hương Một Giòng Trăng

……………………………

……………………….

Một giòng trăng bạc chơi vơi

Trăng soi, soi hết ngậm ngùi thế nhân !

Khối sầu tôi gởi sông Vân

Nguyện cầu, trăng sáng mùa Xuân Thanh Bình

 

Mẹ già, chiều, sớm Kệ, Kinh

Dịu dàng em gái đẹp tình trăng, thơ

Trăng ơi ! Lòng vẫn mong chờ

Vầng trăng sáng rỡ đôi bờ quê hương.

……………………………………………..

 

 

 

 

- 4 -

 

 

Lại nghe huyền thoại … Trăng Hiền

Quê hương ta đẹp ba miền trăng mơ

Cho lòng ai luống ngẩn ngơ

Dòng trăng diễm tuyệt, nguồn thơ an bình

Ai nghe Cổ Tích quê mình

Hội Mùa Trăng, đẹp Miếu, Đình làng xưa

Quê Hương Một Giòng TrăngThơ…

 

 

(xin đọc hết bài thơ  bảy đoạn nơi trang 45 và 46 mới thấy rõ,

 nghe sâu vào tâm não của người lữ thứ tha phương, trên đường tỵ nạn !)

 

Phải chăng Nữ sĩ Tuệ Nga đã:

 

“Mượn” Trăng làm bạn với Thơ

Hương quan gối mộng giấc mơ Liên đài.

                               (Từ Trăng làm bạn với thơ, trang20)

 

Người xa quê ắt phải muôn vàn nhớ nước, lòng canh cánh bên lòng những khóm trúc hàng tre,mà nhà thơ phải :

 

Ngẩn ngơ sóng nước đôi bờ

Em hong áo lụa nghe bơ vơ sầu !

 

Lại còn cảm nhận được những khúc âm vang:

 

Lâm râm tiếng Mẹ niệm câu Di Đà.

Mùa xưa trăng sáng hiên nhà

Hương cau lãng đãng, bút hoa gieo vần.

                             (Nụ hồng có nở đầu Xuân, trang 143)

 

        Đọc, tôi đã đọc mải mê “Những giòng Sông Trăng” hết bài nầy đến bài nọ, hết trang nầy tới trang khác, càng đọc lại càng thấy ra những âm hưỏng mới lạ, từ cách gieo vần hay những dòng thơ điệp tự, mà  thấy như có một sắc thái chuyên biệt về Thơ Trăng, với nhạc điệu nhẹ nhàng thanh thoát nơi bài Thơ: Vầng Trăng Huyền Diệu, nơi trang 303, xét thấy hết sức là độc đáo.

Nơi đây tôi tạm khép lại bài viết, với những dòng cảm nhận nguồn thơ, vì biết rằng: Dẫu sao nói cũng không cùng, mong Nữ sĩ hiểu cho với tâm hồn đồng điệu.

 

San Jose, trọng thu năm Ất dậu (2005)

Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2016(Xem: 3038)
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much. Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
10/05/2016(Xem: 16125)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
23/04/2016(Xem: 11199)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ, suối reo, biển cả, trời xanh, đồng nội cò bay, sắc hương nữ nhân và ưa ru với gió, mơ theo trăng và lơ lững cùng mây . . .”.
21/04/2016(Xem: 18414)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
08/04/2016(Xem: 18761)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
05/04/2016(Xem: 7305)
Với những bậc cha mẹ Việt sống tại hải ngoại, được nghe con nói tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ. Làm thế nào để gieo cho con tình yêu tiếng Việt là câu hỏi lớn với những người làm giáo dục.
26/03/2016(Xem: 4934)
Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh. Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình. Đừng nghĩ suông rằng cuộc sống mong manh vô thường, khi chúng ta chưa thực sự mở lòng thương yêu, cảm thông, đón nhận quan điểm và lẽ sống của người khác.
10/03/2016(Xem: 10565)
Hiện tượng đồng hóa âm thanh (linguistic assimilation) trong ngôn ngữ rất thường gặp: từ thanh điệu (điều hòa thanh điệu) cho đến các âm đứng gần nhau, phụ âm hay nguyên âm, đều có thể ảnh hưởng qua lạ i- nhất là trong khẩu ngữ. Điều này không làm ta ngạc nhiên vì âm thanh phát ra cũng phải tuân theo một số định luật vật lí tự nhiên của con người, khi lưỡi và họng ở những vị trí phát âm sao cho trôi chảy (nói) và thuận tai (nghe).
10/03/2016(Xem: 10286)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10173)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]