Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mực tím năm xưa

01/10/201522:57(Xem: 4622)
Mực tím năm xưa



muc tim nam xua nguyen hanh
Mực tím năm xưa

 

Những vạt nắng vàng rực rỡ của ba tháng hè đã tắt. Đám lá trên những cành cây chợt đổi màu. Mấy hôm nay trời bỗng dưng trở lạnh để trong hơi gió lành lạnh, ta nghe như mùa thu sắp về. Thu về cho một niên học mới bắt đầu. Trong tôi vẫn còn dệt nhiều giấc mơ êm đềm với bao kỷ niệm yêu dấu ngày xưa. Màu hoa đào thoáng sau vườn nhà ai cũng khiến tôi khựng lại xao xuyến, hương dạ lý thoảng đâu đó trong đêm hè làm tôi bồi hồi cũng như hôm đưa đứa cháu ngoại -bé Kim- đi học, nhìn những bước chân sáo tung tăng mà lòng hối tiếc, trầm tư tưởng nhớ đến  những tháng ngày xa xưa. Niềm ưu tư sâu xa trong lòng tôi vẫn ở quê nhà, nơi có những người bạn thân nghèo khổ, những mái trường đã thay đổi Thầy Cô. Ngày tháng dần trôi, tuổi đời chồng chất, tre phải tàn để cho măng mọc; vậy mà sao tôi vẫn ngậm ngùi vì bé Kim đã làm sống lại những ngày thơ ấu của tôi!

Tôi vơ vẩn nghĩ mãi về những ngày xa xưa, về tuổi hoa niên của đời mình, về những điều đã tan loãng trong cát bụi mà càng lớn tuổi những đám mây mỏng càng bay xa, xa mãi về phía chân trời. Thời gian như sóng biển vỗ mãi vào bờ, đã xóa mờ biết bao nhiêu là dấu chân in trên cát… dù biết vậy mà mùa thu về vẫn thấy lòng mình chùng hẳn xuống, cây lá như đìu hiu chia xẻ nỗi niềm! Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô, chợt sà xuống vương mắc nơi góc vườn kỷ niệm.

Khi tôi còn là một cô học trò nhỏ bé, tâm hồn trong trẻo, mỗi buổi mai thức dậy trong hơi ấm của tấm chăn, trong tiếng ngân nga không dứt của những hồi chuông Thiên Mụ. Tiếng chuông bồng bềnh dội vào những tầng mây cao, cả thành phố ngủ yên dưới sự che chở của những hồi chuông thu không. Suốt cả thời thơ ấu và niên thiếu, tôi đã ngủ và thức dậy trong tiếng chuông chùa, tôi thường đi học trên những con đường thơm mùi trầm hương vào lúc sáng sớm mờ sương. Đây là những con đường mà ngày xưa tôi đã cùng bạn bè chen vai sát cánh trên những lối mòn xưa cũ, ngày ngày tháng  theo nhau đến cổng trường, chia xẻ những ngày tháng mật ngọt của một thời thơ ấu.

Dòng sông kỷ niệm còn trùng trùng… giờ đây xin ngắt một khúc ngắn của dòng sông đó như một tín hiệu gọi về của tuổi ấu thơ.

Bé Kim là hình ảnh của tôi ngày nào từ cái thuở mà tôi còn mài đũng quần ở trường tiểu học của một tỉnh lỵ xa lắc, chung quanh toàn đồng ruộng mênh mông, chỉ nghe tiếng gió xào xạc qua các ngọn tre. Cái thuở mà tôi còn vòi vĩnh ba tôi mua cho bằng được cục gôm hai màu xanh trắng hay những cây viết chì ruột mềm, nét chữ thật sắc. Mới ngày nào tôi còn nâng niu những quyển tập có hình chiếc xe kéo ngoài bìa, nắn nót viết tên mình với nét chữ cố tình bay bướm; mới ngày nào đi thi Sơ Học Yếu lược, nhìn những chú lính lệ đầu đội nón dấu, vác lưỡi lê đi lui đi tới làm tôi khiếp sợ hãi hùng mà nay đã hơn 60 năm rồi!

Thuở ấy phải dùng cây viết lá tre đến hết năm lớp nhất, mãi đến ngày đậu vào Đệ Thất, ba tôi mới mua cho cây bút máy hiệu „Pilot“ màu xanh ngọc; phải chạy bộ từ nhà qua trường Đồng Khánh để xem kết quả cuộc thi tuyển. Oai làm sao khi cầm được cây bút máy trong tay, lúc đó thấy mình như lớn hẳn lên và quan trọng vô cùng trước những đôi mắt ngắm nhìn của bạn bè, tôi đã mân mê nhìn ngắm suốt ngày không biết chán. Tôi chỉ chờ có thế, hết phải cầm bình mực đi về mỗi ngày, khỏi lo mực đổ ra ngoài khi muốn chạy đua với các bạn, đôi tay không còn lem luốc và cũng không còn xin chấm mực nhờ của đứa bạn bên cạnh khi lỡ quên đem mực của mình theo, đỡ mất công nhờ vả nó.

Ngoài bình mực tím, tôi còn nâng niu trân quý những tờ giấy thấm màu hồng, đầu nghiêng nghiêng nắn nót từng chữ, tay kia không rời tờ giấy thấm làm khô chữ viết. Nhưng về phần các tập vở dù giữ gìn cách mấy, các góc tập cũng bị cong queo một cách tội nghiệp.

Bây giờ, dù thời gian đã vùn vụt trôi qua, dù bao tang thương biến đổi đã chồng chất nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn còn thương cái thời còn chấm mực mỗi khi viết. Đã bao lần tôi nhờ người quen về thăm nhà tìm mua dùm tôi một cây viết lá tre và vài gói mực từng viên nhỏ, nhưng có lẽ việc mình nhờ không đáng nên họ đã quên và tôi vẫn ngồi mơ cây viết lá tre với một bình mực tím!

Ở đây chỉ toàn bút nguyên tử nên bé Kim không sao hình dung được những cán viết gỗ đủ màu với những ngòi viết lá tre, lá bầu và những bình mực tím, mực xanh của bà Ngoại ngày xưa; Bé Kim vẫn mù tịt về nghệ thuật pha mực bằng nước nóng, bỏ vài viên  mực thêm một trái mồng tơi nghiền nát, đợi cho tan rồi lọc lại bằng miếng vải mùng. Một công trình pha chế mà bà Ngoại đã say sưa và hài lòng với thành quả của mình. Bé Kim vẫn không biết phải hơ nóng ngòi viết mỗi lần thay cái ngòi mới để giấy vở không bị sờn lem chữ khi viết và bé Kim cũng không biết nhựa cây sầu đông bỏ vào lọ chế nước nóng vào để có một lọ keo dán thật đặc biệt.

Ngày xưa… cũng xa thật và cũng như mới hôm qua đây thôi vì kỷ niệm, hồi tưởng có khả năng đem ta về quá khứ, làm cho thời gian và không gian không còn hiện hữu nữa!

Đôi khi nhớ thương ngày tháng cũ, tôi thao thức muốn thoát hồn bay trở về thăm lại mái trường xưa, bơi lội thỏa thuê trên dòng sông cũ, giữa những hình ảnh thân yêu với bao kỷ niệm êm đềm thời niên thiếu.

Vườn Luxemburg những ngày cuối thu nắng vàng, lá vàng rực trên các ngọn cây, đâu rồi cậu bé Anatole France, đôi chân sáo cặp sách trên lưng ngẩn ngơ nhìn lá vàng rơi trên vai những pho tượng?

Thành ra, mỗi năm cứ đến những ngày tựu trường, tôi lại thấy bâng khuâng khó tả, lòng tôi lại ngập đầy những kỷ niệm xưa cho hồn tôi thoáng những men say. Dư hương của những ngày cũ, dư âm của những tiếng trống trường xưa vẫn còn vang vọng mãi để lòng tôi thấy nao nao mỗi độ thu về…

Ai đâu trở lại mùa thu cũ,

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng!“

                         (Thơ: Chế Lan Viên)


Mùa thu 2015

Viết nhân nhớ bài „Tôi Đi Học“ của Thanh Tịnh mà Hòa Thượng Phương Trượng Viên Giác đã một lần nhắc lại.

˜ Nguyên Hạnh HTD

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 3427)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 11953)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3318)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 5923)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4741)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 2957)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3941)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5700)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15101)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
20/04/2015(Xem: 4880)
Tùy bút: Viết về tháng tư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]