Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buổi chiều qua cầu Ngân Sơn nhớ Võ Hồng

17/12/201204:05(Xem: 3497)
Buổi chiều qua cầu Ngân Sơn nhớ Võ Hồng

VoHong

Buổi chiều qua cầu Ngân Sơn nhớ Võ Hồng


Thích Phước An




Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng.

Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.

Nhưng chính nhờ có được kinh nghiệm nội tâm ấy, mà thiên nhiên với Võ Hồng không phải chỉ để thưởng ngoạn thôi, mà ông còn cho ta thấy một giá trị nữa, quan trọng hơn. Đó chính là, thiên nhiên cũng rất cần cho ta như một người bạn thân thiết vậy, vì cái đẹp của thiên nhiên có thể làm cho ta vơi bớt đi những đau khổ mà chắc rằng không nhiều thì ít, mỗi người trong chúng ta đang âm thầm gánh chịu. Trong truyện ngắn Hãy Đến Chậm Hơn Nữa, Võ Hồng đã viết : "… Anh đã hưởng được gì ở cuộc đời ? Nghe một tiếng chim tu hú vào đầu mùa hè, ngửi một mùi thơm của hoa mù-u trong buổi chiều, nhìn những con chuồn chuồn đảo lộn trên nền trời sau cơn mưa. Những niềm vui ấy quá nhỏ so với nỗi khổ đang đè nặng của anh..."

Dường như khi về già, sống cô độc giữa phố phường ồn ào và đầy bụi bặm, thì tiếng con chim hu hú lạ lùng ở vùng quê Ngân Sơn đã quá xa xôi đó, lại sống dậy một cách mãnh liệt trong ông:

Đâu phải chỉ người mới không sai hẹn
Cuối tháng giêng, tu hú gọi vang trời
Hai câu đó trích từ tập Hồn Nhiên Tuổi Ngọc, tập thơ mới nhất mà Võ Hồng đã viết cho tuổi thơ. Trong tập thơ này, ta thấy Võ Hồng muốn trao đến cho tuổi thơ một điều rất giản dị : điều giản dị đó là, hãy bắt đầu quan sát rồi rung động trước mọi vẻ đẹp mà tuổi thơ đã có dịp nhìn thấy hàng ngày. Chẳng hạn có thể là một gốc khế già đứng khiêm tốn trong khu vườn, một cây bàng hiu quạnh bên vệ đường, hay niềm vui chứa chan khi cơn mưa đầu mùa chợt đến.

Chính những sự vật mà tuổi thơ đã từng rung động đầu tiên này sẽ rất cần thiết. Vì từ đó, tâm hồn chúng ta mới có thể giao cảm được với cái đẹp của thiên nhiên và của đất trời. Ta có thể kết luận mà không sợ sai rằng, tình người, tình nhân loại hay bất cứ thứ tình nào cao cả nào khác, cũng phải được khởi đầu bằng những rung động đơn sơ ấy.

Một đám mây trắng bay cô độc trong buổi chiều tà, sẽ chẳng có nghĩa gì cả đối với một người đang náo nức đợi giờ đến nhà hàng. Nhưng chắc rằng, nếu một người biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên và đất trời, thì khi nhìn đám mây trắng họ sẽ chạnh lòng nghĩ đến biết bao sự đau khổ của con người : những kẻ bơ vơ không nhà không cửa, rồi sẽ không có một nơi nào để trở về khi đêm tối đang đến:

Chiều ngồi tựa cửa
Nhìn áng mây xa,
- Về đâu lát nữa
Hỡi mây không nhà?
(Hồn nhiên tuổi ngọc)
Phải chăng đây cũng là những gì mà Võ Hồng đã từng muốn thể hiện trong các tác phẩm của ông ?


T.P.A

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 8273)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 2482)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 6995)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3007)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
15/05/2011(Xem: 2588)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
05/05/2011(Xem: 10978)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
11/04/2011(Xem: 2524)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
10/03/2011(Xem: 2305)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
27/02/2011(Xem: 3552)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
19/02/2011(Xem: 12689)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567