Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những tháng ngày không quên

10/12/201222:47(Xem: 3199)
Những tháng ngày không quên

chualongson-1a

Những tháng ngày không quên !
 
 Hoàng Thị Doãn

 

 

Đ

úng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!

 

Nhớ lại ngày tôi vào trình diện tại trường SNA cũng là ngày không quên được nữa! Bước chân đến trường với tâm tư hoang mang cùng cực, không biết rồi đây mình sẽ làm gì và sẽ được đối xử như thế nào đây? Vừa vào đến sân trường đã thấy một số bạn bè ngồi sẵn trên các ghế đá, nhìn nhau nhếch mép không nổi; ai còn ai ở lại đều rõ cả rồi. Nhìn kỹ các bạn đồng nghiệp, tôi thấy có người đã mặc áo bà ba quần đen. Có lẽ phải thay đổi cách ăn mặc như vậy mới thích nghi với hoàn cảnh mới chăng? Và Cộng Sản vào đây chỉ để làm cho con người trở nên quê mùa xấu xí mà thôi?!

 

Qua bao thủ tục như khai tên họ, nộp lại thẻ căn cước v.v... Chúng tôi trở lại nghề "gõ đầu trẻ" của mình. Ngay hôm khai giảng, nghe bài Quốc Ca dưới sân trường mà tôi rùng mình và muốn khóc! Tôi cứ bàng hoàng không thể ngờ được có một ngày quê hương tôi đều nhuộm đỏ như thế này! Viết đến đây, tôi lại nhớ có một lần phải điều khiển buổi lễ chào cờ, một bạn đồng nghiệp của tôi đã bắt đầu bài Quốc Ca "Này công dân ơi....". Chúng tôi qua một thoáng sững sờ, muốn cười quá sức mà đành phải nín lặng.

 

Tôi may mắn hơn các bạn dạy Văn, Sử; môn Khoa học mà tôi phụ trách thì dù ở thời đại nào cũng phải diễn tả trung thực mà thôi. Chỉ tội nghiệp xót xa cho các bạn tôi, giảng bài mà không dám nhìn thẳng vào mặt học sinh, chỉ biết nhìn bức tường trước mặt và cố đóng cho xong vai trò. Nói dối quá sức như vậy làm sao khỏi hổ thẹn lương tâm của một nhà giáo đã chứ!

 

Những ngày tháng kế tiếp của chúng tôi thật nặng nề, chán nản, hội họp liên miên khiếp quá! Suốt tuần không có ngày nào được ở nhà. Buổi sáng vào lớp dạy, chiều lại họp. Chao ôi! Họp kiểu gì mà họp dữ vậy không biết? Nào là họp Tổ chuyên môn, họp Khối chủ nhiệm, họp Công đoàn, họp Ban đời sống, họp Ban văn nghệ rồi làm sổ sách, cộng điểm, phê học bạ... Trong phòng giáo sư, luôn luôn có một cái bảng đen chia ra 2 phần: Một phần ghi những việc làm tốt, phần kia là những việc chưa tốt. Điều làm tôi đau đầu và chán nhất là buổi họp đầu tháng, không có tháng nào là không có kế hoạch thi đua. Thí dụ "kế hoạch hái hoa dâng Bác" chẳng hạn. Lại còn thi đua giữa học sinh, thi đua giữa các giáo sư, các tổ chuyên môn, đăng ký dạy giờ, dự giờ, ngồi phê bình kiểm thảo lẫn nhau. Ra khỏi phòng họp là chân bước không muốn nổi và chỉ muốn "thua đi" cho nó rồi.

 

Sau đó lại có mục kết nạp các giáo viên vào Công đoàn; Ban Giám Hiệu cho đó là một vinh dự; còn tôi, tôi lại thấy chính sự kết nạp này nhằm để gây chia rẽ trong hàng ngũ giáo sư. Người chưa được kết nạp sẽ bị coi như là ý thức chính trị chưa tốt; nhưng làm sao tốt được, dù có chẻ đầu óc chúng tôi ra làm hai rồi nhét các chủ thuyết Karl Marx và Lénine vào, cũng thế thôi. Hè đến còn phải học chính trị nữa, năm đầu tiên phải học luôn 3 tháng; những giờ học tập dài lê thê và buồn ngủ quá! Ngoài miệng chúng tôi cũng thảo luận hăng say lắm nhưng thật ra chỉ nói như vẹt, ra khỏi phòng học là không biết mình nói cái gì nữa!

 

Sống với chế độ Cộng Sản thật đúng là chế độ làm bần cùng hóa nhân dân. Ngày nào các Thầy Cô ăn mặc áo quần sang trọng đẹp đẽ, được đám học sinh coi như thần tượng mà bây giờ mỗi Thầy Cô xách tòn ten mỗi người một túm cá, hay 1 túm thịt, một chút bột ngọt, một gói đường... Thật không còn vẻ hào hoa phong nhã của ngày nào! Một số học sinh thường nói với chúng tôi rằng:

- Chúng em nhìn thấy các Thầy Cô như vậy, thần tượng trong lòng chúng em tiêu tan hết!

 

Cũng đành tiêu tan thôi các em ơi! Vì chính bao tử của các Thầy Cô cũng cần chúng nó kia mà! Chúng tôi thường gọi loại cá này là cá "long hội", có nghĩa là ăn vào nó sẽ lôi họng mình ra vì quá xương. Nhớ lại việc chia nhu yếu phẩm này mà buồn, cũng có nhiều vị đâm ra so bì cái này ngon, cái kia dở. Cuộc sống thê thảm quá! Đã vậy, ngay các thức cần dùng hằng ngày cũng không được phân phát đầy đủ: 3 người lãnh chung một ống kem đánh răng, hai người lãnh chung một cái mùng hay một cái vỏ xe đạp (xin nói rõ là phải trả tiền chứ không phải cho không đâu). Còn áo quần thì năm nay chỉ mua được 2 mét vải, chỉ may được cái áo thôi, chờ sang năm mới có quần và khi đó cái áo đã muốn rách rồi! Quá chán chường với chính sách bần cùng này nên có dịp là chúng tôi châm biếm mỉa mai. Có một lần đang trong buổi họp, đến giờ giải lao, các Thầy được cho đi lãnh quần đùi. Lãnh xong mặc luôn vào ngoài quần tây rồi trở vào ngồi họp, xem như không có gì xảy ra, làm cho chúng tôi cười một trận đến nôn ruột luôn.

 

Cứ thế với thời gian, chúng tôi gầy gò xanh xao dần. Đồng lương không đủ sống, nửa tháng lãnh lương một lần, cầm mấy chục bạc trong tay mà ngao ngán thở dài, không biết làm sao mà sống đủ trong hai tuần đây? Chúng tôi phải bán dần các thứ còn lại trong nhà để phụ thêm vào, theo đúng chủ trương "sạch nhà, sạch cửa". Có một thời gian chúng tôi ăn toàn bo-bo, bột mì rồi đến khoai mì thay cơm; ăn làm sao cho hết một ngày cả mấy chục kilô khoai mì, mà để lâu thì bị hư thối, tháng đó bị hụt phần lương thực rồi đó. Ăn không đủ no mà lại làm việc quá nhiều, bắt chúng tôi phải soạn giáo án đầy đủ. Thật là một việc làm vô ích khi những bài dạy từ năm này qua năm kia đã nằm sẵn trong đầu óc chúng tôi, vậy mà đêm về phải thức viết lại ra giấy.

 

Ngoài ra, còn có hai việc khốn nạn nhất là trực đêm và trực cho heo, gà ăn. Gọi là trực đêm chứ nếu có ăn trộm vào gỡ hết gạch ngói của nhà trường, chúng tôi cũng không biết. Mà có biết cũng chẳng dám làm gì vì đàn bà chúng tôi vốn dĩ đã nhát gan rồi. Chỉ việc ban đêm đến trường, leo lên lầu, vào phòng giáo sư bật cho được ngọn đèn lên cũng đã quá mừng rồi. Sau đó, đóng chặt cửa leo lên bàn nằm và trông cho mau sáng; khổ nhất là đứa nào cũng muốn nằm vào phía trong chứ không chịu nằm ngoài gần cửa lớn, cuối cùng đành "oánh tù tì" thôi.

 

Tuy vậy, trực đêm chưa khốn khổ bằng trực heo, gà. Chủ trương chính sách gia tăng sản xuất, nhà trường đã dùng gầm cầu thang để nuôi; chỉ một đàn gà và hai ba con heo mà mỗi ngày đêm có ba ca trực, mỗi ca hai giáo viên. Chúng tôi thường nói lũ heo gà này thật tốt số, chúng được săn sóc kỹ hơn con cái của chúng tôi nữa. Chúng tôi đi suốt ngày thì giờ đâu mà chăm lo cho con, chúng học được chữ nào hay chữ đó, nhiều khi cơm cũng không kịp nấu mà ăn. Đó là chưa kể ngày lễ hay ngày chủ nhật phải đem học sinh đi dự lễ hay làm vệ sinh phường khóm nữa.

 

Tắm heo và cho gà ăn mà cũng có bảng nội quy treo sẵn trong phòng giáo sư, ai làm chưa tốt được nêu tên lên bảng đen liền. Cho gà ăn còn đỡ, tôi sợ nhất là tắm heo. Phải xắn quần, chui vào gầm cầu thang, người hơi cao như tôi lại càng khổ thân hơn nữa. Phân heo và nước lẫn lộn, bước vào hai chân cảm thấy ghê ghê làm sao! Việc đầu tiên là nắm ngay lấy vòi nước, nhắm mắt nhắm mũi dội cho phân trôi bớt đi đã, phần thì sợ heo cắn nên cứ xịt tưới vào mình nó rồi muốn cho nó đứng yên thì lấy bàn chải mà chà khắp mình. Có lẽ heo cũng giống người, sau khi tắm rửa mát mẻ xong, nó cũng thích đi dạo. Do đó có một lần sau khi tôi tắm cho nó xong, nó đã xổng chuồng chạy luôn, không làm sao chặn đuổi theo kịp. Cả trường vắng lặng vì đang có giờ học, vậy mà con heo hứng chí chạy ngay vào một lớp học, có lẽ nó cũng muốn "dự giờ"! Tôi vừa chạy theo vừa la lên, làm cho cả lớp hôm đó cười một trận đích đáng; cuối cùng cả thầy lẫn trò phụ nhau dắt nó về chuồng.

 

Tôi quá chán ngấy việc đi dạy học này rồi, ít ra cũng phải đủ ăn, công sức mình bỏ ra phải được đền bù xứng đáng. Muốn dạy tốt, học sinh phải học tốt; đằng này chính các em cũng chưa đủ no, làm sao học được? Vào lớp các em nằm ngay trên bàn mà ngủ vì 2 giờ sáng đã phải thức dậy phụ với mẹ lo dọn hàng. Nhìn thấy cả một thế hệ trẻ đang đi thụt lùi dần mà đau lòng vô cùng!

 

Tôi phải kéo lê những ngày buồn chán này vì nếu không có nghề nghiệp gì trong khi chồng đi cải tạo, cả nhà phải dọn đi Kinh Tế Mới. Cuộc sống thật nặng nề ngột ngạt, về địa phương làm gì cũng sợ bị để ý: Năm ba người bạn đến thăm, ngồi quây quần nói chuyện với nhau cho đỡ buồn cũng sợ bị Công an nghi ngờ. Đến trường gặp thêm cái nạn bắt phải bài trừ "văn hóa đồi trụy" như các băng "nhạc vàng" phải xóa hết hoặc cấm không cho nghe các đài ngoại quốc như BBC, VOA... Đầu óc luôn luôn bị căng thẳng, hôm nay đồn đổi tiền, ngày mai nghe đồn chuyện khác mà mỗi lần đổi tiền, nhân dân lại khốn đốn thêm vì vật giá leo thang vùn vụt. Lần đổi tiền đầu tiên tôi sợ quá, mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng thôi. Cầm số tiền trong tay, tôi đã khóc, cứ sợ làm sao đủ sống, do đó cứ cho các con ăn toàn bí ngô và rau muống triền miên. Công nhân viên mỗi tháng mua được nửa ký thịt giá chính thức, còn ngày Tết mới mua được một ký-lô nhưng phải ra phường khóm xếp hàng từ 3 giờ sáng.

 

Sau 3 năm không chịu đựng nổi, tôi đã quyết định nghỉ dạy dù chưa biết làm gì để sống? Các bạn tôi cũng muốn nghỉ dạy lắm nhưng phần lớn ai cũng sợ vì ngoài việc đi dạy học có quen làm nghề gì khác đâu!

 

Tôi thì nhất định liều! Sống gì mà ngày qua ngày chỉ thấy mệt mỏi chán chường, không có gì vui cũng không có gì phấn khởi cho chân muốn bước tới. Tôi nộp đơn xin thôi việc, Ban Giám Hiệu đã nhiều lần đến nhà yêu cầu tôi vì các em học sinh mà ở lại, nhưng ai lo cho bao tử mấy mẹ con tôi đây? Bắt đầu đưa đơn là tôi không đặt chân đến trường nữa, dù chưa có quyết định nghỉ việc. Tôi không nhận thêm gì từ tiền lương cho đến nhu yếu phẩm.

 

Sau ba tháng thấy tôi không thay đổi lập trường, Ban Giám Hiệu đành chuyển đơn lên Bộ Giáo Dục. Kể từ đó, tôi mới thấy tâm hồn mình được thảnh thơi nhẹ nhàng rất nhiều. Tôi đi theo một nhóm học trò cũ ra đứng bán ở Chợ Trời, các em tập cho tôi buôn bán. Ra đến đây mới thấy thật đáng thương cho nghề giáo của mình, học hành chữ nghĩa thì nhiều nhưng cũng lại nghề đói nhất. Trong khi ở thế giới này, họ có cần văn chương trí thức gì đâu, vậy mà con cái họ được no ấm đầy đủ hơn con chúng tôi.

 

Những ngày đầu tiên ở đây, tôi cảm thấy tủi nhục quá, khó mà thích nghi với môi trường này, về nhà nằm xuống chỉ muốn khóc. Nhưng các con tôi cần cơm áo, tôi không lo cho chúng thì ai lo đây, chúng cần phải no để mà học. Do đó, tôi chai lì dần với thời gian, đã gọi là Chợ Trời rồi thì Thầy Cô cũng thế thôi, ngang hàng nhau hết.

 

Ô hô! Mỗi cuộc đời đảo lộn, ai giải phóng ai đây?

Khi đọc "Thương Nhớ Mười Hai" của Vũ Bằng ta thường bâng khuâng tiếc nuối những tháng Tư của dĩ vãng ấu thơ, vào hè của tuổi thơ với những nao nức về ngày nghỉ sắp tới, vội vã trao cho nhau những cuốn lưu bút ngày xanh ép đầy những cánh phượng đỏ thắm! Nhưng đến một tháng Tư kinh hoàng cách đây 30 năm thì những huyền diệu tháng Tư đã sụp đổ tan tành không vương vấn một dư âm nào của khúc nhạc ngày hè năm xưa! Bây giờ mỗi tháng Tư đi qua đời mình là một thẫn thờ hoài niệm khoảng thời gian mở đầu cho những gian nan thử thách với giông bão của cuộc đời.

 

30.4.75, ngày đau thương tang tóc cho toàn dân miền Nam Việt Nam, ngày sụp đổ của một chế độ không lấy gì làm tốt đẹp lắm để thay thế bằng một chế độ khác biệt trăm lần khác biệt và bạo tàn hung ác hơn.

 

Cứ mỗi tháng Tư vào hè trên quê hương, tôi không thể nào quên được 14 năm ở lại gian nan cùng cực, một thời gian khủng khiếp, vô hình đã trở thành một ấn tượng bi thảm cho người dân Việt Nam về hai tiếng 30/4.

 

Tháng Tư của kinh hoàng, của đau thương, của nghèo đói, của thử thách và cũng phải là khởi điểm của tranh đấu, hy vọng, tin yêu để tái tạo lại một quê hương Việt Nam thanh bình tươi sáng, hạnh phúc và tự do.

 

(München - Đức Quốc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2022(Xem: 7178)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
03/01/2022(Xem: 11893)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
29/12/2021(Xem: 2937)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 2989)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 2990)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10521)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10199)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7645)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2667)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 8976)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]