Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư gửi bạn

07/12/201111:04(Xem: 2972)
Thư gửi bạn

thu goi banThư gửi bạn

 

 

Riêng gửi anh N.K.Thiệu

Nha Trang

Anh T. thân mến,

 

Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!

 

Anh đã viết: …“Buồn chứ không vui như vóc dáng bề ngoài của Chị. Câu chuyện Chị kể về thời gian thăm nuôi chồng con, tôi xúc động quá; nghĩ đến là xót xa và bái phục! Nhớ lại Mẹ tôi ngày xưa, năm 1971 tôi có viết một bài đăng báo Sài gòn để ca tụng đức hy sinh tần tảo của mẹ Việt Nam. Tưởng vậy là nói lên được cái phi thường và âm thầm của Mẹ. Nay những gì Chị đã trải qua, xắn cao quần lội qua ruộng lầy, vào chỗ hoang vu chưa có mấy chân người, bao nhiêu gian nan nhọc nhằn mà cũng mạo hiểm, chỉ để đem cho chồng cho con chút ít lương thực, đồ dùng lặt vặt, sức đâu mà mang nhiều cho nổi! Thế thì tại sao Chị không nản lòng quay về mà chịu đủ mọi thứ rắc rối, có khi phải xuống nước năn nỉ nhưng người không đáng cho mình phải chiều chuộng, có đôi chút nhục nhã nữa, cũng chỉ lo cho chồng cho con chút ít quà cáp. Thân gái dặm trường, chỗ sơn lâm cùng cốc, đói khát muỗi mòng, phơi nắng phơi sương, đặt lưng nằm trên đất bầm dập ê chề!

 

Rồi những tháng ngày bươn chải, buôn bán lăn lóc ở chợ trời, đứng dựa lưng vài hè phố, hy vọng kiếm chút hoa hồng chênh lệch. Toàn là những công việc, những đoạn đường mà từ thời thơ ấu cho tới lúc trưởng thành, Chị không nghĩ mình có thể làm. Bố Mẹ cho con đi học, cũng chưa hề dự liệu một ngày nào đó, con gái mình suốt ngày ngoài đường, ngoài phố, chỗ đứng chỗ ngồi, chỗ ăn giường ngủ đều không có gì ra cái gì. Thế mà Chị đã trải qua, đã từng làm và làm giỏi.

Nay Chị lại về quê, biết là tốn công sức, tốn kém tiền bạc, đi thăm hết bạn bè, bà con làng nước và biết thế nào bà con sẽ réo gọi mà vẫn cứ đi, vẫn cứ đến. Điều gì khiến Chị làm như thế? Phải chăng đó là cái tâm, cái lòng, nói như cụ Trần Trọng Kim là “thiên lương” của con người.

Bà mẹ Suốt chèo đò đưa người qua sông ở Quảng Bình, có đưa bộ đội cũng là khách qua đò được Tô Hữu làm thơ ca tụng. Bây giờ Quảng Bình định bỏ ra mây tỷ để dựng tượng cho Bà, nhưng so với những gì Chị đã làm, đã sống...thì có gì thua đâu?

 

Tôi biết Chị qua bạn bè, qua bà con bên nhà vợ, nay gặp lại Chị qua hai lần uống cà phê, một bữa cơm chung và nghe Chị nói chuyện, vậy mà Chị đã là một bức tượng trong tư tưởng, trong ý nghĩ của tôi.

 

Một phút hào hứng hoặc may rủi nào đó, bắn hạ một tên địch hay nhiều tên địch được phong là anh hùng. Còn những việc Chị làm không lẫy lừng nhưng âm thầm và quyết liệt, dũng khí và dũng tâm đã thay đổi biết bao số phận của người thân, của gia đình. Thế gọi Chị là gì? Tôi gọi Chị là anh hùng và trong tôi còn lưu lại hình ảnh Chị đầy vui vẻ, lạc quan, duyên dáng và quyết liệt như một anh hùng với đầy đủ ý nghĩa của từ này...”

 

Anh T. thân mến,

Tôi vô cùng cảm động với những lời khen tặng quá ư nồng nhiệt của anh nhưng tôi không dám nhận mình là anh hùng đâu. Quanh tôi còn biết bao nhiêu người đã hy sinh, đã khổ cực và đau thương hơn tôi gấp ngàn lẩn, dù rằng 14 năm ở lại, đời tôi cũng đã quá lăn lóc gian truân. Tôi cũng không ngờ là đã liều lĩnh dám đứng ra đứng chợ trời sau khi làm cô giáo - cái nghề bắt buộc phải gương mẫu để có tiền nuôi chồng con, giúp con cái vượt biên lập lại cuộc đời. Tôi đã dám vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường để tìm những phương thức thành công mới trong hoàn cảnh mới để sống còn và hy vọng sẽ bước tới một tương lai sáng sủa hơn.

 

Có những lúc tưởng chừng phải buông xuôi ngã gục nhưng nghĩ đến gia đình, đến các con, tôi phải gượng đứng dậy để đưa các con tôi ra khỏi bờ vực thẳm đen tối đó.

Tôi còn nhớ tôi bị bắt vào đêm 30 tết trong khi đi thăm nuôi con đang bị giam giữ vì tội vượt biên. Mỗi lần muốn đi phải ra công an phường xin giấy phép nhưng tôi đâu có dám nên đành phải đi chui mà thôi. Lần đó nước bị rút cạn, đò không chạy được nữa đành phải neo lại chờ con nước lên mới tiếp tục cuộc hành trình. Đêm đã khuya rồi mà đường đi vào trại còn quá xa, chúng tôi đã bị du kích bắt vì hỏi giấy không ai có. Cả đò bị giam giữ, lùa vào sân cỏ trước đồn ngồi đó chờ sáng mai mới giải quyết.

 

Thế là trong lúc thiên hạ chuẩn bị đón giao thừa trong tiếng pháo, trong không khí rộn ràng của mái ấm gia đình, chúng tôi thì nằm la liệt giữa sân, ngắm đất trời vu vơ chứ biết làm gì hơn. Ngủ đâu có được với đàn muỗi vo ve như ong vỡ tổ. Đêm càng khuya, sương xuống càng thâm lạnh, nằm co ro úp chiếc nón lên người để tìm chút hơi ấm mong manh nhưng cũng chẳng khá gì hơn. Chính những lúc như vậy, mới thấy thấm thía chua xót cho thân phận mình. Dù không muốn khóc mà nước mắt cứ ứa ra. Cuộc đời tôi so với các bạn cùng lứa không được suông sẻ may mắn. Mẹ tôi mất khi tôi mới lên một tuổi nên tôi luôn mang cảm giác chơ vơ lạc lõng. Tôi cứ ám ảnh mãi với câu nói của ai đó: “Có buồn thì làm nũng với mẹ, chứ ai lại làm nũng với đời!”.

Cho nên bao nỗi lo toan phiền muộn tôi cứ ôm lấy một mình và vì vậy khi gặp nỗi khổ đau ngang trái, tôi chỉ biết âm thầm khóc mà thôi.

 

Nhưng rồi tôi cũng đã tự nhủ mình phải làm cái gì để hy vọng được thoát ra khỏi đêm tối tăm này. Tôi đã liều đứng dậy vào gặp ông trưởng đồn xin cho chúng tôi được đến trại đưa thức ăn cho thân nhân rồi bị bắt giam trở lại

cũng cam lòng. Không ngờ câu nói liều lĩnh của tôi đã có kết quả quá ư tốt đẹp. Họ tha hẳn chúng tôi tiếp tục lên đường, không gây một khó khăn trở ngại nào hết.

Vậy là đò lại tiếp tục ra đi trong đêm tối đen như mực. Lúc ra sông càng nguy hiểm bội phần. Từng vè lục bình to lớn trôi lều bều giữa sông; đò ngang đò dọc xuôi ngược lẫn nhau, khó thấy đường mà tránh, đụng nhau chìm đò là chuyện thường xảy ra. Vì vậy, mỗi lần đi thăm nuôi, tôi thường nhắn nhủ dặn dò với đứa con còn lại, lỡ tôi đi luôn không về thì sao!

Nhưng rồi, mọi gian nguy cũng đã qua. Trời Phật vẫn còn thương xót cứu vớt tôi cùng gia đình và đưa đến bến bờ Tự Do này.

 

Cuộc đời tưởng đã tan hoang, mênh mông bất trắc. Vào quê hương mới không biết đứng ở vị trí nào, chỉ muốn tan loãng vào cái thế giới không tên tuổi cho qua ngày tháng. Rồi dần dần mọi điều không như ý lúc ban đầu đã được cải thiện, đã hội nhập được với dòng sông chính của cộng đồng và đời tôi đã bớt lênh đênh chìm nổi.

 

Anh Thiệu ạ,

Ngày còn đi học, tôi đã từng viết lưu bút mơ ước sau này sẽ có một cuộc sống sôi nổi, sẽ là cây tùng cây bách đứng vững với thời gian. Bây giờ tôi chỉ mong được làm nhánh hoa chùm gởi, góp phần làm đẹp phần nào cho đời và an phận cho đến cuối cuộc đời mình. Ước mơ xưa đã thay đổi; nội tâm tôi cũng đơn giản đằm thắm hơn trước và vẫn tự nhủ lòng: chuyện xưa đã thành chuyện kể, rừng xưa đã khép, những gì không còn nghĩa là nghiệp duyên đã tận. Nếu có nhớ cũng chỉ là để vui chứ không buồn thương tiếc hận nữa. Vấn vương chỉ làm mình thêm khổ mà thôi.

Với tôi, bây giờ khi nghe được một bản nhạc hay, đọc được một cuốn sách vừa ý hay được gặp lại người bạn cũ mà mình đã xa cách hằng mấy chục năm trời cũng đã thấy sung sướng vô cùng! Đời là vô thường. Vô thường mà được như thế này là quý lắm rồi đó!

Vậy thì, xin anh hãy mừng cho tôi.

 

Thân ái,

 

Hoàng Thị Doãn München, Đức Quốc.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13386)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8326)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4805)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4347)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10199)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 6899)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2908)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7148)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8507)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]