Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lối Xưa Thu Thảo

28/03/201701:32(Xem: 3530)
Lối Xưa Thu Thảo


con duong 3
LỐI XƯA THU THẢO
Toại Khanh


Trời đất ở đây đang vào thu, cỏ cây đẹp đến chết người, nhưng bây giờ là tiết tháng mười, nên mới 5 giờ chiều thì nắng đã muốn tắt. Tôi ngẫu nhiên có mặt trên con phố này vào thời điểm sáng tối giao ban ấy, để lại có dịp thấm thía một điều hết sức bình thường mà chiều nay thì bỗng nhiên rất lạ: Không cái gì ở đây là mới lạ với tôi hết, dù hôm nay là lần đầu tôi tới nơi này. 
 
Mọi thứ ở đây sao mà quen thuộc đến vậy. Rồi thì như một kẻ mộng du, tôi bật cười một mình. Có đi bao xa thì tôi cũng không sao trốn được cái bóng của mình, có đi bao xa thì cũng chỉ là sự trở về, sự quay lại để mà trùng phục, tái hiện (samsara)!

Chuyện đó nghe qua như huề vốn. Ai học kinh Phật lại chẳng biết qua cái điều rất đỗi căn bản và đơn giản đó. Nhưng tôi vừa thưa rồi, không phải tôi vừa nhớ lại bài học giáo lý cũ, mà là thấm thía một điều từ lâu cứ ngỡ là mình đã học xong, chẳng còn gì để bàn đến nữa.

Tôi lại bước đi trên con phố, con đường lát đá không lưu lại tiếng chân, để tôi có thể lắng nghe trọn vẹn toàn bộ cái gọi là âm thanh một buổi chiều với những gió thổi, lá rơi và thảng hoặc một tiếng còi xe từ đâu đó. Lối đi này chỉ dành cho người đi bộ. 
 
Thế là tôi yên tâm bước, dù vẫn luôn nhớ giữ lề phải để không làm phiền những người khách ngược chiều. Suốt mấy giờ đồng hồ chiều nay, như một cái máy được điều khiển bằng một software cài sẵn, đôi chân và ánh mắt tôi chỉ dừng lại ở những nơi chốn gần như giống hệt nhau: Một gốc cổ thụ xù xì, một tảng đá xanh rêu, một dòng nước trong vắt, những cửa hiệu nhỏ xíu kiểu boutique với những mặt hàng không thay đổi, như tranh tượng Á châu hay sách cũ.

Tôi giật mình khi nhớ lại bao lần lang thang đâu đó, hình như khẩu vị của tôi chưa từng thay đổi. Dù có thể đó là một nơi chốn chỉ mới đặt chân đến lần đầu, tôi cứ như đang quay về, chỉ vì tim tôi và mắt tôi chỉ hướng về những gì quen thuộc. Có đi đâu, với tôi cũng là tìm về chốn cũ bằng những con đường mới. Như chồn nhớ hang, như hổ nhớ rừng, trẻ con nhớ mẹ, viễn khách nhớ quê. 
 
Thế giới này có rộng lớn bao nhiêu cũng mặc, cái quan trọng là cảnh giới của riêng tôi ra làm sao. Tôi có thể nhìn thấy nó qua bao nhiêu điều gợi ý, và bản thân nó có đủ để tôi vươn khỏi đầu cây ngọn cỏ để tới được trời xanh hay không. Không từng bỏ thời gian để nhìn lại cảnh giới nội tâm chính mình, cõi sống của mỗi người có thể chỉ quẩn quanh trong một bể cá kiểng.

Trong một thoáng phiêu linh tôi bỗng thấy mình chẳng còn là một du sĩ ta bà như vẫn tưởng, mà chỉ là một chú cá hồi (salmon) đang giã biệt trùng khơi để một mình làm chuyến ngược nguồn về lại nơi chốn mình đã phôi sinh từ bao đời kiếp. Tôi cũng nghe đâu đó trong sâu thẳm tim mình nỗi niềm hoài quận của một người Do Thái điêu linh đang từng bước trở về miền đất Hứa của riêng tôi, như tôi đã hứa với chính mình, chứ không phải một đấng cao xanh nào hết. 
 
Phải mà, Bồ-tát hay không Bồ-tát thì ai lại chẳng có một cõi miền để quay lại. Có điều rằng cõi miền ấy là đâu để một hạt cát hóa thân thành Phật hay tiếp tục vần xoay trong biển đời miên viễn. Thì ra tôi chỉ là những gì chính mình vẫn hoài vọng và chốn đi về của tôi cũng chính là phương trời mình vẫn đau đáu ngoái nhìn. Một con cá hồi, một người Do Thái… Ai cũng chỉ là chừng đó mà thôi!

Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó câu nói này: Hãy cho tôi biết 5 điều anh thích nhất và ghét nhất, tôi sẽ cho anh biết con người của anh ra sao. Con số 5 đó không lớn, nhưng theo tôi, hình như nó cũng tạm đủ để phác họa một con người cùng cảnh giới lai vãng của anh ta.

Nói vậy, nhưng nhiều khi chẳng cần đến con số 5 ấy để mà hiểu một người hay một chuyện. Trong vùng tâm tưởng lan man, tôi chợt như nghe lại bên tai mình một câu chuyện trẻ con ai đó mới kể chiều hôm qua, để rồi phải giật mình khi nhận ra rằng nơi chốn để tôi quay về bây giờ phải là ở đâu.

Thằng bé Marlon 4 tuổi trong một bữa điểm tâm đã càu nhàu với mẹ:

– Con chẳng khoái cái thứ phô-mai Emmentaler này tí nào, gì mà nhiều lỗ như tổ ong đấy mẹ ạ.

Bà mẹ biết rõ cu cậu chỉ thích kiếm chuyện, nhưng vẫn ôn tồn, dỗ dành:

– Mẹ biết, nhưng sáng nay nhà mình chỉ còn một thứ phô-mai này thôi. Con chịu khó một tí đi. Thôi thì thế này, cứ ăn hết phô-mai còn mấy cái lỗ trên đó thì chừa lại.

Thằng bé loay hoay một lát, rồi cũng chén sạch miếng phô-mai vì không biết phải làm sao để chừa lại mấy cái lỗ!

Con đường lát đá trên con phố cổ buổi chiều cứ lặng câm không bật lên một tiếng động nào, nhưng rõ ràng tôi vừa nghe thấy mồn một từng bước trở về của mình trên một vùng đất hẹn:

“Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa…trăm năm cũng về”
(Ca dao)

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 13734)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 5036)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 7203)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 4153)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 11009)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 3254)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2897)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 3293)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 13690)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 6092)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]