Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lối Xưa Thu Thảo

28/03/201701:32(Xem: 3537)
Lối Xưa Thu Thảo


con duong 3
LỐI XƯA THU THẢO
Toại Khanh


Trời đất ở đây đang vào thu, cỏ cây đẹp đến chết người, nhưng bây giờ là tiết tháng mười, nên mới 5 giờ chiều thì nắng đã muốn tắt. Tôi ngẫu nhiên có mặt trên con phố này vào thời điểm sáng tối giao ban ấy, để lại có dịp thấm thía một điều hết sức bình thường mà chiều nay thì bỗng nhiên rất lạ: Không cái gì ở đây là mới lạ với tôi hết, dù hôm nay là lần đầu tôi tới nơi này. 
 
Mọi thứ ở đây sao mà quen thuộc đến vậy. Rồi thì như một kẻ mộng du, tôi bật cười một mình. Có đi bao xa thì tôi cũng không sao trốn được cái bóng của mình, có đi bao xa thì cũng chỉ là sự trở về, sự quay lại để mà trùng phục, tái hiện (samsara)!

Chuyện đó nghe qua như huề vốn. Ai học kinh Phật lại chẳng biết qua cái điều rất đỗi căn bản và đơn giản đó. Nhưng tôi vừa thưa rồi, không phải tôi vừa nhớ lại bài học giáo lý cũ, mà là thấm thía một điều từ lâu cứ ngỡ là mình đã học xong, chẳng còn gì để bàn đến nữa.

Tôi lại bước đi trên con phố, con đường lát đá không lưu lại tiếng chân, để tôi có thể lắng nghe trọn vẹn toàn bộ cái gọi là âm thanh một buổi chiều với những gió thổi, lá rơi và thảng hoặc một tiếng còi xe từ đâu đó. Lối đi này chỉ dành cho người đi bộ. 
 
Thế là tôi yên tâm bước, dù vẫn luôn nhớ giữ lề phải để không làm phiền những người khách ngược chiều. Suốt mấy giờ đồng hồ chiều nay, như một cái máy được điều khiển bằng một software cài sẵn, đôi chân và ánh mắt tôi chỉ dừng lại ở những nơi chốn gần như giống hệt nhau: Một gốc cổ thụ xù xì, một tảng đá xanh rêu, một dòng nước trong vắt, những cửa hiệu nhỏ xíu kiểu boutique với những mặt hàng không thay đổi, như tranh tượng Á châu hay sách cũ.

Tôi giật mình khi nhớ lại bao lần lang thang đâu đó, hình như khẩu vị của tôi chưa từng thay đổi. Dù có thể đó là một nơi chốn chỉ mới đặt chân đến lần đầu, tôi cứ như đang quay về, chỉ vì tim tôi và mắt tôi chỉ hướng về những gì quen thuộc. Có đi đâu, với tôi cũng là tìm về chốn cũ bằng những con đường mới. Như chồn nhớ hang, như hổ nhớ rừng, trẻ con nhớ mẹ, viễn khách nhớ quê. 
 
Thế giới này có rộng lớn bao nhiêu cũng mặc, cái quan trọng là cảnh giới của riêng tôi ra làm sao. Tôi có thể nhìn thấy nó qua bao nhiêu điều gợi ý, và bản thân nó có đủ để tôi vươn khỏi đầu cây ngọn cỏ để tới được trời xanh hay không. Không từng bỏ thời gian để nhìn lại cảnh giới nội tâm chính mình, cõi sống của mỗi người có thể chỉ quẩn quanh trong một bể cá kiểng.

Trong một thoáng phiêu linh tôi bỗng thấy mình chẳng còn là một du sĩ ta bà như vẫn tưởng, mà chỉ là một chú cá hồi (salmon) đang giã biệt trùng khơi để một mình làm chuyến ngược nguồn về lại nơi chốn mình đã phôi sinh từ bao đời kiếp. Tôi cũng nghe đâu đó trong sâu thẳm tim mình nỗi niềm hoài quận của một người Do Thái điêu linh đang từng bước trở về miền đất Hứa của riêng tôi, như tôi đã hứa với chính mình, chứ không phải một đấng cao xanh nào hết. 
 
Phải mà, Bồ-tát hay không Bồ-tát thì ai lại chẳng có một cõi miền để quay lại. Có điều rằng cõi miền ấy là đâu để một hạt cát hóa thân thành Phật hay tiếp tục vần xoay trong biển đời miên viễn. Thì ra tôi chỉ là những gì chính mình vẫn hoài vọng và chốn đi về của tôi cũng chính là phương trời mình vẫn đau đáu ngoái nhìn. Một con cá hồi, một người Do Thái… Ai cũng chỉ là chừng đó mà thôi!

Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó câu nói này: Hãy cho tôi biết 5 điều anh thích nhất và ghét nhất, tôi sẽ cho anh biết con người của anh ra sao. Con số 5 đó không lớn, nhưng theo tôi, hình như nó cũng tạm đủ để phác họa một con người cùng cảnh giới lai vãng của anh ta.

Nói vậy, nhưng nhiều khi chẳng cần đến con số 5 ấy để mà hiểu một người hay một chuyện. Trong vùng tâm tưởng lan man, tôi chợt như nghe lại bên tai mình một câu chuyện trẻ con ai đó mới kể chiều hôm qua, để rồi phải giật mình khi nhận ra rằng nơi chốn để tôi quay về bây giờ phải là ở đâu.

Thằng bé Marlon 4 tuổi trong một bữa điểm tâm đã càu nhàu với mẹ:

– Con chẳng khoái cái thứ phô-mai Emmentaler này tí nào, gì mà nhiều lỗ như tổ ong đấy mẹ ạ.

Bà mẹ biết rõ cu cậu chỉ thích kiếm chuyện, nhưng vẫn ôn tồn, dỗ dành:

– Mẹ biết, nhưng sáng nay nhà mình chỉ còn một thứ phô-mai này thôi. Con chịu khó một tí đi. Thôi thì thế này, cứ ăn hết phô-mai còn mấy cái lỗ trên đó thì chừa lại.

Thằng bé loay hoay một lát, rồi cũng chén sạch miếng phô-mai vì không biết phải làm sao để chừa lại mấy cái lỗ!

Con đường lát đá trên con phố cổ buổi chiều cứ lặng câm không bật lên một tiếng động nào, nhưng rõ ràng tôi vừa nghe thấy mồn một từng bước trở về của mình trên một vùng đất hẹn:

“Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa…trăm năm cũng về”
(Ca dao)

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 3529)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
28/11/2012(Xem: 5144)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 4030)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 3546)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 3474)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
02/11/2012(Xem: 3903)
Cách đây hơn một năm, nhân dịp vào Sài gòn, tội nhờ một người thân, dù sanh ra và lớn lên sau 1975 nhưng lại rất say mê thơ Hòai Khanh ( thầy NM) Chở tôi đi Biên Hòa để thăm Hòai Khanh. Mặc dù đã đọc thơ và quen biết từ nhữnng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng tôi chưa có dịp nào đến Biên Hòa để thăm ông, dù những câu thơ của ông nói đến đất Biên Hòa thì tôi đã đọc từ lâu lắm rồi: Tôi về vun xới vườn hoa Cho em là gái Biên Hòa, Hàm Tân Cho tôi là kẻ cô thần Nằm đây gởi mộng dậy ngàn sương xanh
28/10/2012(Xem: 4022)
Ông Don Jacquish ở Mỹ đã tỉ mẫn trồng hàng cây số hoa hướng dương để phục vụ khách tham quan gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư, sau khi vợ ông qua đời.
15/10/2012(Xem: 5186)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
10/10/2012(Xem: 11035)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
03/10/2012(Xem: 5266)
法住天寒極地空花如雪鎖禪扃生死遙程幾許夢回故里 雲行色没浮漚暮影凝烟参晚课唄吟長夜有時聲斷洪洲 Âm: Pháp Trụ thiên hàn cực địa, không hoa như tuyết tỏa thiền quynh, sinh tử diêu trình, kỷ hứa mộng hồi cố lý. Vân hành sắc một phù âu, mộ ảnh ngưng yên tham vãn khóa, bái ngâm trường dạ, hữu thời thanh đoạn hồng châu Ôn dịch nghĩa: Cực thiên Bắc, tuyết dồn lữ thứ, sắc không muôn dặm hoa vàng, heo hút đường về, non nước bốn nghìn năm soi nguồn đạo PHÁP Tận hồng châu, chuông lắng đồi thông, bào ảnh mấy trùng sương đẫm, mênh mông sóng cuộn, dòng đời quanh chín khúc rọi bóng phù VÂN
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]