Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiều lặn

23/05/201201:48(Xem: 5185)
Chiều lặn

                  hoang hon2               

Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn.

“Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.

“Ừ, 20 năm với biết bao thăng trầm dâu biển,” ông già chậm rãi trả lời, mái tóc và bộ râu bạc trắng của ông nổi lên trên khuôn mặt đen sẫm, xương xẩu. “Tôi và bà đều có ít nhiều thay đổi đấy chứ.”

“Cũng không thay  đổi gì mấy,” bà già nói, tay mân mê một cụm hoa dại mọc sát bờ sông. “Có chăng là đôi chút  trên hình hài thể xác…nhưng gặp nhau là nhận ra nhau ngay mà, ông Từ.”

Bà ngồi thẳng lên, lần tay vào cái ví màu hạt dẻ để trong lòng, được một lúc, bà lấy ra một tấm ảnh đen trắng, để ra trước mặt nhìn giây lát rồi nói tiếp, “Tôi về nước tưởng còn gặp đầy đủ bạn bè…ai ngờ…ông thấy đấy, tấm ảnh này chụp cách đây đã hơn bốn mươi năm tại Sài Gòn, có đủ mặt cả bốn anh hào đấy.”

Khuôn mặt nhìn nghiêng của bà nổi lên trong hậu cảnh hoàng hôn đỏ tím của dòng sông cuồn cuộn chảy trông như nét đẹp cổ kính của tượng thần Hy Lạp.

Ông già khom người xuống nhìn vào tấm ảnh. “Ừ, đủ cả, Hiền, Từ, Hiệp, Sĩ. Chụp tại khách sạn Continental năm 1962 trước cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.”

“Hồi đó các ông ở đại học xá Minh Mạng?” bà già hỏi mà như không hỏi.

“Ừ, bọn tôi đang tham gia vào liên hiệp sinh viên học sinh đấu tranh đòi dân chủ,” ông già trầm ngâm hồi lâu đoạn nói tiếp, “Hiền là một trong những sinh viên xông xáo, năng nổ nhất. Hắn đã cuốn ba người bọn tôi theo hắn vào sâu trong cuộc…Nhưng để rồi sau đó…” ông già bỏ lửng câu nói, nhìn ra bờ sông bên kia, nơi ráng chiều đang nhuộm tím một góc trời.

Bà già cất tấm ảnh vào trong ví trở lại, giọng nữ cao của bà bay theo cơn gió chiều, “Tất cả đều có số phần riêng của mình. Hiền chết vì bị ngộ nhận thành phần lý lịch. Hiệp chết vì bệnh hoạn nghèo khổ. Sĩ chết vì vinh thân phì gia. Còn ông…”

“Còn tôi?” ông già quay đầu lại.

“Ừ, còn ông sẽ chết như thế nào?” bà già nói, “Chết ra sao?”

“Tôi…” ông già lắc đầu chầm chậm, “Tôi  chưa biết được…”

Bà già lấy tay dứt dứt mấy cọng cỏ dưới chân. “Như một cuộc phong vân hồ hải thôi. Mây gió đều sẽ trôi đi lang bạt trên mặt hồ mặt biển, tụ lại rồi tan đi, chóng vánh, vô thường, rồi chẳng để lại gì trên đường đi của nó ngoài một âm vang mơ hồ nào đó. Thiên thượng phù vân như bạch y. tu du hôt biến vi thương cẩu. Ông Từ à, tôi về đây không phải để đòi lại món nợ của quá khứ như ông đã nghĩ đâu. Thật ra thì đâu có món nợ nào để mà phải đòi, để mà phải trả? Ông không cứu được Hiền lúc Hiền lâm nguy vì lý  lịch chinh trị, ông không giúp được Hiệp lúc Hiệp nghèo khổ bệnh tật, ông không cản được Sĩ lúc Sĩ đã bước lên tới bờ vực cheo leo của dục vọng làm giàu, và ông không kéo được tôi lúc tôi ngã xuống hố đời trụy lạc. Tất cả chỉ vì ông đang sống trong cái bóng hào quang lộng lẫy của mình nên ông không thể làm gì được cả. Không thể chứ không phải không dám hay không muốn. Hồng trần hung mãn mộng, ông Từ à. Chúng ta không thể trách cứ ai được mà chỉ nhìn xem cuộc đời người đó  đã huân tập những gì để rồi sẽ thụ nhận những gì…Tam giới duy tâm sinh, vạn pháp duy thức hiện. Kinh Phật dạy thế, và tôi nghiệm thấy thật đúng với năm người chúng ta. Hãy cứ đi con đường ông dã đi, và chết theo cách ông đã sống.”

Ông già mở một nụ cười méo mó làm nhăn cả khuôn mặt già nua, héo hắt. “Bà Trang, sao bà buông những lời đầy ác ngữ như thế? Vậy mà cũng đem lời Phật dạy ra khuyên bảo tôi.”

“Không,” bà già nói, “những lời tôi vừa nói tuy độc địa nhưng đó là dĩ độc trị độc, tôi đang muốn chữa bệnh cho ông mà, ông Từ,” bà già mỉm cười trả lời một cách thung dung. Bà già vén tà áo lên, cố nhỏm người dứng dậy nhưng sẩy chân vào lớp cỏ dày dưới chân, lảo đảo muốn té. Ông già vội cúi người xuống đưa hai tay ra đỡ lấy bà già.

“Bà có sao không?” ông già hỏi nhỏ.

“Tôi không sao,” bà già đứng dậy theo vòng tay kéo lên của ông già. “Tôi không sao nghĩa là tôi đã có sao,” bà già bật cười, “Tôi không sao nghĩa là tôi hiện hữu. Tôi hiện hữu nghĩa là tôi tồn sinh, nhưng tôi tồn sinh chưa chắc đã là tôi hiện hữu.”

Ông già nhíu mày, “Ừm, chỉ là ngôn từ. Bà thì xưa nay chỉ giỏi dùng ngôn từ.”

“Xảo ngôn mà lại là diệu ngữ đó, ông Từ à.”

Một tiếng vạc kêu quang quác trên khung trời phía sau lưng khi hai người già dắt díu nhau đi lần xuống bờ dốc thoai thoải bên trên dòng sông nước đục chảy cuồn cuộn về phía tây, nơi màu tím đỏ của bầu trời hoàng hôn đã phai đi thành màu tím nhàn nhạt  rồi dần dần tắt lịm đi những tia ánh sáng cuối cùng.


     Vĩnh Hiền 69 Nguyễn Thái Học, Nha Trang. ĐT: (058) 3874153

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1769)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 4901)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1609)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5578)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6430)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4368)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 1949)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4090)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 8973)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1622)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]