Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng:
Tương đồng và Dị biệt giữa Khoa học phương Tây và Triết lý phương Đông
* Ngọc Hân, Đài VOA
Giáo sư Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng trình bày về những khác biệt và tương đồng giữa Đông và Tây. nhân Buổi Ra
Giáo sư Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng không phải là người xa lạ trong lãnh vực giảng dạy khoa Vật Lý cấp đại học tại
Từ lãnh vực chuyên môn đại học, ông bước vào lãnh vực truyền thông và cũng chính trong lãnh vực truyền hình truyền thanh nầy, ông viết lách các đề tài chuyên môn để phổ biến rộng rãi trong quần chúng và kết tụ lại thành một tác phẩm với nhan đề “Khoa Học Phương Tây và Triết Lý Phương Đông”.
Kiều Tiến Dũng sinh đẻ tại
Nhân Buổi Ra Mắt Sách tại
Ngọc Hân: Kính chào Gs Ts Kiều Tiến Dũng.
Giáo sư Kiều Tiến Dũng: Xin kính chào Cô Ngọc Hân và quý thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Ngọc Hân: Mục đích của tác giả Kiều Tiến Dũng là gì khi viết quyển sách nầy?
Kiều Tiến Dũng: “Mục đićh của quyển sách nầy thứ nhất là nói lên những nhận định cá nhân như một sự gợi ý để thứ nhất là mình học hỏi và thứ hai nữa là gợi ý để có thể trao đổi với quý độc giả nào có cùng sự thích thú muốn tìm hiểu về Khoa học hay về Triết lý hay về Sự Thật hay nói chung là về những sự hiểu biết của con người thì đó là một mục đích tổng quát mà tôi có khi viết quyển sách nầy để có sự gợi ý và trao đổi với nhau”.
Ngọc Hân: Chủ đề của tác phẩm nầy là sự dị biệt và tương đồng giữa Đông và Tây. Vậy xin giáo sư cho biết vài điểm chính trong sự dị biệt?
Kiều Tiến Dũng: “Đông và Tây có những sự dị biệt mà chúng ta đã thường thấy và thường nghe. Nói về sự dị biệt thì Triết lý phương Đông ngoài vấn đề thời gian là chúng ta có từ vài ngàn năm nay, tôi muốn nói ở đây là nói về Kinh Dịch, về Đạo Đức Kinh, về Phật Học mà tôi coi là một triết lý tôi không dám bàn về vấn đề tôn giáo của Phật học.
“Cái điểm chính của sự dị biệt là Triết lý phương Đông là bắt đầu từ những điểm đã có rất là tối giản như là đơn giản tối thiểu đưa ra những sự nhận định và coi đó là sự thực sau cùng, sự thực tuyệt đối và chúng ta không thấy được sự lý luận để đưa tới những sự thực đó. Đó là nhận định của những bậc thánh nhân hay những người đã được giác ngộ.
Đó là đi từ tổng quát xuống và sau đó người đọc đã cảm nhận được nó qua cái kinh nghiệm sống hàng ngày, qua sự chứng nghiệm qua cuộc sống của mình và thấy được chân lý qua những điều đã được nêu ra đó. Do đó triết lý phương Đông chúng ta có ảnh hưởng rất nhiều trong tất cả mọi sinh hoạt của con người, từ văn hóa nghệ thuật hội họa âm nhạc cho tới cả võ thuật và y khoa”.
Ngọc Hân: Như vậy, ngược lại ở phương Tây thì sao?
Kiều Tiến Dũng: “Ngược lại thì Khoa Học phương Tây, tôi sẽ trở lại vấn đề thời gian nhưng mà tôi muốn nói Khoa học phương Tây ở đây được định nghĩa là khoa học được toán học đưa vào một cách chính xác là khoảng vài ba trăm năm nay, từ thời Newton đó là tôi muốn định nghĩa đó, song thực sự là nó có một lịch sử tùy theo chúng ta lấy một dấu mốc nào.
“Khoa học phương Tây thì họ đi từ những hiện tượng ngoài thiên nhiên đã có, từ đó đặt ra những giả thuyết để giải thích những hiện tượng đó nhưng nó chưa hẳn là như vậy. Bởi vì nếu như vậy thì mỗi hiện tượng đều có một giả thuyết hay sao? Phải có một giả thuyết bao quát hơn và với những giả thuyết đó, chúng ta có thể từ đó có áp dụng được những hiện tượng khác hay không hoặc là chúng ta có hệ quả của giả thuyết đó được suy ra từ những lý luận toán học đi từ giả thuyết đó chúng ta dùng toán học để suy ra cái hệ luận và những hệ luận đó có áp dụng vào những hiện tượng thiên nhiên khác hay không, thì giống như chúng ta đi từ dưới lên trên”.
Ngọc Hân: Thời trung học ở Việt Nam, chúng ta thường nghe chuyện trái táo rơi xuống Ông
Kiều Tiến Dũng: “Lấy một ví dụ mà chúng ta thường hay nghe nói ở trung học đây là một huyền thuyết, huyền thoại thì đúng hơn, là ông Newton người Anh nằm dưới gốc cây táo thì một trái táo rơi rụng xuống, từ đó ông liên tưởng đến sự rụng của trái táo giống như mặt trăng quay chung quanh trái đất thì ông cho rằng mặt trăng thực sự không phải là quay mà nó rụng xuống trái đất nhưng nó rụng thành một vòng tròn, rốt cuộc đi thành vòng tròn rụng rụng vì trái đất hình tròn rồi ông mới đưa ra thuyết trọng trường của Newton và sau đó chúng ta thấy Thuyết Trọng Trường rất chính xác và đưa được con người lên đến mặt trăng, ví dụ như vậy.
“Cho nên sự khác biệt của Khoa học phương Tây là đi từ dưới lên trên, chi tiết đi trên tổng quát còn trong khi phương Đông là những điểm đã có sẵn. Sự khác biệt đó chúng ta đã thấy rõ nhưng sự khác biệt đó cũng như giữa Âm và Dương hay thế giới Nhị Nguyên mà chúng ta thấy hàng ngày nhưng dù có sự khác biệt đó nhưng chúng không chống đối nhau, một sự khác biệt như mặt phải mặt trái cuả đồng tiền, tuy là khác biệt nhưng nó cùng một bản thể và chúng ta cần hai mặt để nói về một đồng tiền, thì đó là sự khác biệt”.
Ngọc Hân: Bây giờ xin Gs Kiều Tiến Dũng sơ lược những tương đồng giữa Đông và Tây?
Kiều Tiến Dũng: “Còn nói về sự tương đồng thì như thế nào? Tương đồng thì cái suy nghĩ hơn là lý luận, đó đúng là suy nghĩ của tôi thì nếu chúng ta có một Sự Thật sau cùng và chỉ một Sự Thật sau cùng thôi thì những con đường đi tìm sự thật đó phải có hội tụ và phải có những điểm tương đồng ở một thời gian, một giai đoạn nào đó, không bắt buộc phải giống nhau nhưng bắt buộc phải có những điểm tương đồng với nhau. Và tôi cho rằng Triết lý phương Đông và Khoa học phương Tây là đều đi tìm một sự thật và nếu chỉ có một sự thật sau cùng thì phải có những tương đồng.
“Do đó tôi là một người làm khoa học và khi tôi thấy được những điểm Triết học về phương Đông mà tôi rất ham thích lại thấy những điểm tương đồng hơn là điểm khoa học mà mình đã học qua, đã trải nghiệm qua thì mới mạo muội mà nêu lên và gợi ý lên qua quyển sách nầy thì đây là một việc làm phải nói là liều lĩnh nhưng tôi chấp nhận đó là một sự gợi ý và cái nhìn của cá nhân”.
Ngọc Hân: Lúc nãy, Gs Kiều Tiến Dũng có đề cập đến vấn đề thời gian khởi điểm, như chúng ta thường nghe đến triết lý và khoa học của thời cổ Hi-Lap…
Kiều Tiến Dũng: “Tùy
Là vì Newton đã dùng toán học vào đó để đưa ra những định lý và những hệ quả mà chúng ta thấy được sự chính xác của Khoa học thời đó và sau đó có những sai lầm về những lý thuyết mới của Einstein vv...
“Từ thuở xa xưa, Khoa học đã có dưới dạng nầy hay dạng khác, nhất là Hy lạp cổ, thì lúc đó có Aristotle, có Plato và sau đó có Pythagoras vv... Đó là những điều rất tự nhiên vì con người chúng ta sinh ra, chúng ta đặt câu hỏi: chúng ta từ đâu tới, chúng ta đi về đâu và tại sao những hiện tượng tự nhiên nầy có những giải thích như thế nào và Pythagoras thì lại dùng con số nguyên 1, 2, 3, 4 để cố giải thích về hiện tượng trong thiên nhiên và ngay cả âm nhạc nữa, âm nhạc là những con số nguyên. Thì đó là một cái dạng phôi thai, nó lẫn lộn giữa Triết học và Khoa học, đó là một cái điểm và thời điểm đó mình có thể gọi đó là Khoa học cũng được nhưng thực sự nó không có một nền tảng lý luận mà chúng ta nhận thức được và nhận biết được giống như nền tảng ngày hôm nay.
“Ngày hôm nay chúng ta có những lý luận, những logic hoàn toàn khác hồi đó, hồi đó có những lý luận đơn giản hơn như Tam Đoạn luận vv... rất đơn giản và từ đó người ta càng ngày càng gầy dựng lên... Tôi xin trình bày một điểm rất thú vị: vào khoảng 500 năm, 600 năm hay trước đó chút đỉnh trước Công nguyên, là thời đại rất là kỳ lạ và thú vị của lịch sử nhân loại. Ở phía Đông chúng ta có gì? Có Đạo, có Lão Tử viết về Đạo Đức Kinh, có Thích Ca đi thuyết giảng đạo và có Khổng Tử cũng khoảng thời gian đó trong khi phương Tây chúng ta có những nhà triết học, triết gia người Hy Lạp, có những điểm rất tương đồng là có những bậc gọi là hiểu biết và có những khai phá đột xuất cùng xuất hiện vào khoảng thời gian đó trong lịch sử của nhân loại. Đó là một điểm rất thú vị mà tôi nghĩ là không ai hiểu tại sao”.
Ngọc Hân: Xin cảm ơn Giáo sư Ts Kiều Tiến Dũng.
* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia (Nguồn: Chương trình VOA lúc 10 giờ tối Thứ Hai 13.03.2017)