Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc lại “Nữa chữ cũng Thầy” nhà văn Võ Hồng

08/04/201208:52(Xem: 3374)
Đọc lại “Nữa chữ cũng Thầy” nhà văn Võ Hồng
vohong

Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…

Nhà giáo, nhà văn, trí thức Phật tử Võ Hồng sinh ngày 5-5-1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. suốt cuộc đời là nhà giáo, viết văn, và Thầy đã gắn bó thời gian khá dài với Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang, trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang, Trung Học Bồ Đề Diên Khánh. Trung học Lê Quý Đôn Nha Trang, sau 1975 là trường PTCS Tân Lập 2 (TP Nha Trang).

Thầy Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặtđược đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi Thầy còn là học sinh đệ tam niên (3e année). Mãi đến năm 1959 Thầy mới thật thụ gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân. Cho đến nay Thầy đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình. Vän nghiệp của Thầy sống qua mọi thời đại vì nó luôn gắn chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc Phú Yên.

Nhà giáo, nhà văn, trí thức Phật tử Võ Hồngđã vĩnh viễn đi xa lúc 14g ngày 31-3-2013 (20 tháng 2 năm Quý Tỵ) tại nhà riêng số 51 đường Hồng Bàng, phường Tân Lập, TP Nha Trang (Khánh Hòa) , hưởng thọ 93 tuổi

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, năm đầu tiên vắng Thầy, nhìn bức tranh thư họa của Tăng sinh khóa V trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa “Kính tặng lão sư”nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2008 (Mậu Tý) chợt nhớ lại câu chuyện “Nữa chữ cũng Thầy”của nhà giáo, nhà văn Võ Hồng:

“Năm 1936, tôi học Thầy ở lớp Nhất trường Tiểu học Sông Cầu. Thuở ấy toàn tỉnh chỉ có hai trường Tiểu học, một ở Tuy Hòa, một ở Sông Cầu. Trường Tiểu học Sông Cầu là trường tỉnh lỵ mà chỉ có một lớp Năm, một lớp Tư, một lớp Ba, một lớp Nhì A (chính danh là Cours Moyen de 1ère Année), một lớp Nhì B và một lớp Nhất... Mới biết là hồi đó sự học quả thật là quí. Với một dân số 20 vạn dân cư mà hằng năm toàn tỉnh chỉ chọn khoảng một 100 đứa trẻ khá nhất để cho vào học lớp Nhì thì có khác nào sâm nhung chỉ dành cho tì vị kẻ giàu sang. Tôi học lớp Năm và lớp Tư ở trường làng Ngân Sơn. May mắn đưa đẩy, tôi được vào học lớp Ba ở trường Phủ Tuy An. Và lại cũng may mắn xô tới mà tôi được vào lớp Nhì trường Tỉnh…

Ðậu Tiểu học xong, tôi giã từ Sông Cầu đi Qui Nhơn học Trung học. Rồi cứ thế con đường học vấn dẫn tôi đi càng xa, những cảnh mới Hà Nội, Ðà Lạt, Sài Gòn, nguy nga nhộn nhịp càng làm tôi yêu cái vắng lặng hiền hòa của Sông Cầu, như yêu người bạn gái đầu tiên ngây thơ, ít nói. Mười lăm năm sau, ngẫu nhiên tôi được điều động về dạy tại trường Trung học Lương Văn Chánh nơi thầy làm Hiệu trưởng. Rồi lại ngẫu nhiên, ba năm sau thầy đi nhậm chức Trưởng ty Giáo dục, tôi thay thầy làm hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh. Sau hiệp định Genève lại thêm một sự ngẫu nhiên thứ ba: thầy ở Sài Gòn, tôi ở Nha Trang đều đi dạy thuê ở các trường tư thục. Năm 1983, thầy từ Sài gòn ra, có ghé thăm tôi. Tôi xúc động vì lòng ân cần của thầy, càng xúc động vì nhìn dấu vết thời gian nơi "người hùng thuở nhỏ" của tôi. Thằng học trò từng sợ thầy là tôi mà tóc đã nhiều sợi trắng rồi, huống chi bậc tôn sư của nó. Mắt thầy đã yếu. A quelque chose, malheur est bon, cái bất hạnh nhiều khi cũng có ích. Chắc thầy không còn soi gương nữa đê khỏi nhìn thấy bóng mình trong gương. Mắt tôi còn sáng, nhưng may nhờ cái gương nơi tủ áo tôi nó mờ nên bằng một thái độ quân tử cao khiết và với một lòng nhân ái vô biên, nó xóa đi những khuyết điểm nơi khuôn mặt tôi, nó chỉ phản chiếu lại bằng những nét mờ ảo. Mà phàm cái gì mờ ảo thì trông cũng đẹp. Hôm 20 tháng 11, ngày nhà giáo, là một thầy giáo niên trưởng, tôi được mời lên phát biểu. Giờ giải lao, một thầy kém tôi chừng 5-7 tuổi tiến tới bắt tay: "Xin chào lão sư". Tôi thân ái cầm hai tay người bạn, cảm ơn, vừa nói: - Tôi muốn chữ "sư" có bộ Khuyển một bên (cách viết chữ Hán. Chữ SƯ () -thầy, nếu thêm bộ Khuyển ở trước ()thì có nghĩa là "con sư tử". "Lão sư" là con sư tử già, chớ không phải là người thầy giáo già. Thầy giáo phải có cốt cách của sư tử, không được có cốt cách của loài cáo, loài chồn.


Thầy tôi! Con sư tử của vùng rừng núi Hóc Lá! Vì thầy mà tôi yêu cái tên Hóc Lá, tên của vùng quê hương thầy. Cứ nghĩ đến thầy là tôi thấy cánh dồng Chợ Ðèo, trên đó một bóng học sinh lầm lũi cần mẫn bước, bắt đầu là những bước rụt rè, tiếp theo là những buớc mạnh dạn hơn, vững chắc hơn, kiêu hãnh hơn, những bước đi tới…”


Ngày 20/11.2013 ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Thầy đã vĩnh viễn đi xa, trong lúc mọi người đang hướng về ngày Nhà giáo bổng chốc tôi lại nhớ đoạn Thầy viết về người học trò cũ xưng hô với Thầy bằng "anh"!...


“…Ở ta thuở xưa, nghề dạy học đã thành cái nghiệp của người biết chữ. Nhà Nho khi còn hàn sĩ, khi thi đậu đợi bổ ra làm quan, khi hồi hưu hoặc khi phải treo ấn từ quan lui về ẩn dật... đều mở trường dạy học. Trường chỉ sơ sài một mái tranh đã đủ, khỏi thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Học không phải nhiều môn nên khỏi cần mời nhiều thầy chuyên môn. Thỉnh thoảng lịch sử có nêu tên những bậc thầy khả kính, có kiến thức uyên thâm, có đạo đức cao khiết, có môn đệ thành đạt. Tiêu biểu là thầy Chu Văn An đời Trần, thanh liêm chính trực, dâng sớ xin chém bảy gian thần, vua không nghe liền từ quan lui về ẩn giật, mở trường dạy học, đào tạo nhiều môn sinh hiển đạt như Phạm Sư Mạnh...). Chừng như danh nhân văn hóa nào cũng từng là thầy giáo: Phan Huy Chú, Bùi Hữu Nghĩa, Ðặng Huy Trứ, Phan Văn Trị, Nguyễn Ðình Chiểu, Nguyễn Khuyến...


"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", vậy mà tôi gặp trường hợp có người học trò cũ xưng hô với tôi bằng "anh". Tôi hoàn toàn không cảm thấy bị xúc phạm mà chỉ thấy thương hại cho anh ta. Rõ ràng là anh ta có tỏ ra lúng túng khi sắp phải chọn giữa hai tiếng "thầy" và "anh". Tôi muốn vỗ vai thân mật an ủi: "Sao em khổ chi vậy?" Tiếng "thầy" có gì là cao giá đâu mà em phải cân nhắc? Xung quanh ta thiên hạ dùng tiếng "thầy" khỏe ru mà: thầy thuốc, thầy cúng, thầy võ, thầy phù thủy, thầy địa!..."


Kẻ ác tâm nghĩ và người ác khẩu nói: truyền đạt kiến thức cho học sinh thì nói có công ơn gì? Chỉ là nghề sinh nhai, còn nhẹ hơn nghề đắp đường, khỏe hơn nghề bửa củi. Kiến thức thức đó của danh nhân kim cổ chớ đâu phải của chính thầy cô mà phải thán phục? Vậy là bao nhiêu cái ơn phủi đi, bấy nhiêu cái oán lãnh đủ, vì kiến thức truyền rao, học sinh phải nghe, phải học, phải thuộc, phải biết vận dụng để làm bài. Lười học, cẩu thả, làm sai, thầy cô phải la phải phạt, vậy là mang oán…


Có một lần một bà mẹ cầm tờ đơn đến trường kiện cô giáo. Tôi mời ngồi nơi phòng khách và mở lời trước:


- Tôi biết vụ này. Con bà về mét là bị cô giáo bạt tai. Cô giáo nói không. Không có ai làm nhân chứng. Nhưng mà đôi co chứng tá làm gì, chúng ta cùng giải quyết cái căn bản. Con bà được bà cưng, học lười và hỗn với cô giáo từ lớp Một. Cô giáo rầy la, cảnh cáo nhưng bà bênh con: ăn hiếp lại cô giáo. Lên lớp 2 cũng vậy, lớp 3, lớp 4 và bây giờ lớp 5 đều cũng vậy. Nội dung đang rất bi đát mà bà đâu có hiểu. Con bà không học thì sức đâu mà lên lớp? Nhưng để học lại một năm nữa thì cô giáo chịu sao nổi với nó, với bà? Vậy là nâng điểm, cho lên. Cứ liên tiếp như vậy. Rốt cuộc nay học lớp 5 mà trình độ đâu chừng tới lớp 3 rưỡi. Mà phàm học kém thì ngồi nghe giảng không hiểu, phải nghịch phá. Bà ơi, rốt cuộc cô giáo nào rủi dạy trúng con bà đều cũng phải nhẫn nại chịu đựng cho qua năm học, chịu khó ngồi tụng niệm một trăm chữ NHẪN. Nhưng còn bà, thưa bà, bà sẽ phải khổ với nó suốt cuộc đời bà.


Người đàn bà chăm chăm nhìn tôi. Cái đơn kiện đến cuộn tròn khá lớn, giờ như được xếp cho nhỏ lại.


Nhà giáo bị uy hiếp bốn bề. Là người thợ xây, nhưng tâm hồn học trò đâu có dễ uốn như cây, như gạch? Quả là có một số ít nhà giáo kém phẩm chất nhưng tại sao lại vin vào số ít nhỏ nhoi này để phủ nhận cài đa số lớn lao kia?


Riêng người học trò cũ ngồi nói chuyện với thầy, viết thư thăm thầy thì còn được hưởng thêm một niềm vui ích kỷ: đó là thấy mình vẫn còn trẻ. Bởi một khi các bậc trưởng thượng: cha, mẹ, thầy giáo đều từ trần thì mình sẽ cảm thấy cô độc lạ thường, mình như già đi trong phút chốc. Như những ngày cây cổ thụ ngã xuống, các cây nhỏ bấy lâu nép bóng chợt bị phơi trần ra chịu đựng nắng, gió, mưa.


Gắng tạo niềm cảm thông, niềm an ủi cho các thầy cô giáo để ngày ngày họ dạy dỗ con của bạn trong niềm vui. Cũng dễ hiểu thôi mà: khi có nước mát tưới đều, bụi thúy cúc nở những đóa hoa rực rỡ. Và con của bạn đang ngồi vây quanh, hưởng hương sắc của hoa.


Còn thầy cô giáo cũ thì có mong chờ gì ở bạn đâu? Vì vậy mà một lời thăm hỏi đủ đem lại niềm vui thanh khiết. "

Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2018(Xem: 11655)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
28/02/2018(Xem: 8311)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7441)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8435)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4413)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14113)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4807)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3967)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5035)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3642)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]