Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bão lửa ngày tàn xuân

01/04/201508:04(Xem: 2940)
Bão lửa ngày tàn xuân


30 thang tu

 

Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.

Từ đó, có một thành phần rời nước bằng cách lên rừng, ra biển, tìm tự do, tìm lẽ sống cho mình và tương lai các thế hệ sau. Cuộc lên đường này, như một nhà thơ ví von, “dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mở nước.” (1) Đó là huyền thoại xa xăm của giòng giống Lạc-Hồng với 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi. Nhưng cuộc chia tay ấy là sự sắp xếp, thỏa thuận vui vẻ giữa hai vợ chồng thủy tổ để giữ cho sự hài hòa giữa giống Rồng và giòng Tiên được kéo dài vô chung. Huyền thoại như thế là chất keo sơn, là lý tưởng, là niềm tự hào của cả dân tộc mấy nghìn năm qua. Còn ở đây, việc lên rừng, xuống biển của hàng triệu người, vốn là anh chị em trong trăm họ Lạc-Việt, không phải là để mở nước, mà chính là phải rời nước, xa quê, mở ra một chương mới lạ và khó tin của cuốn sử bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước. Tiền nhân chúng ta trải bốn lần Bắc-thuộc kéo dài cả một nghìn sáu trăm năm, rồi thời Pháp thuộc hơn nửa thế kỷ, biết bao là đớn đau, thống khổ, tủi nhục… mà vẫn kiên trì bám giữ lấy mảnh đất, miếng vườn của Tổ-tiên để lại; chưa từng nghĩ chuyện rời bỏ quê hương. Nay, không phải giặc ngoại xâm hay thực dân đô hộ; mà là anh em, đồng bào với nhau, hà cớ gì hàng triệu người đành đoạn lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn! Cho nên, đây không phải là huyền thoại hay giấc mơ xa vời nào, mà là một đại bi kịch, đại thảm kịch của giống nòi—một giai đoạn lịch sử bi đát, thương đau vô tiền khoáng hậu mà cả dân tộc phải chứng thực trải nghiệm.

Nói là cả dân tộc, là vì nỗi đau thương bi đát ấy không phải chỉ ở nơi những người lặng lẽ ôm “nỗi buồn di tản,” vượt biên đường rừng, đường biển (với số người chết, mất tích lên đến hàng trăm ngàn), hay những người công khai rời nước bằng mọi cách (di dân, đoàn tụ, hoằng pháp, giáo dục, du học…); mà ngay cả đại bộ phận những người ở lại, cũng phải cùng gánh chịu cái di họa khủng khiếp của bão lửa.

Bão lửa không phải chỉ mới bắt đầu từ bốn mươi năm trước, mà xa hơn, kể từ khi người ta bắt đầu khước từ những huyền thoại và giấc mơ đẹp của Tổ-tiên để rước vào một thứ hoang tưởng độc hại sinh xuất từ cơn điên của những kẻ bệnh hoạn, tham lam, ích kỷ. Hoang tưởng ấy tàn phá, triệt hủy, biến dạng tất cả những tính chất và tình tự cao đẹp của dân tộc; kết tụ thành một tâm bão, thổi bùng lên ngọn lửa tham tàn, thù hận, cuồng si, cháy suốt gần một thế kỷ trên quê hương yêu dấu.

Lòng nhân ái và tinh thần hòa giải, vốn là di sản của tiền nhân bao đời nhằm giữ nước yên dân, cũng đã bị thiêu rụi, để mặc cho sự nẩy nở sinh sôi tràn lan, không gì ngăn trở của tính vị kỷ, tàn ác, vô tâm… đẩy cả giang sơn gấm vóc vào thảm trạng băng hoại đạo đức, phá sản văn hóa như hiện nay.

Để giữ nước, yên dân, người xưa đã nêu gương gì mà con cháu thời nay không học được? — Đơn giản là phải biết thương yêu nhau; lấy điều nhân nghĩa mà đối xử với nhau. Anh em không thương, lại đem thù oán đối đãi nhau thì gia đình chia ly, lòng người phân tán, làm sao lạc nghiệp an cư, làm sao giữ được nước khi giặc ngoài lăm le thôn tính!

30 thang tu 3

Bốn mươi năm nhìn lại, chỉ thấy hoang tàn đổ nát ẩn bên dưới và đàng sau những mị ảnh hào nhoáng cao sang. Bão lửa đã ngưng thổi nhưng đâu đó vẫn còn âm ỉ những than hồng, tiếp tục xoi mòn, thiêu cháy lòng vị tha, niềm tin yêu, và cả niềm hy vọng tuổi trẻ. Tên gọi và hình dạng của bão lửa có thể thay đổi theo thời gian, nhưng bản chất vẫn là một thứ hoang tưởng được hệ thống hóa, biến thành một cỗ máy bám trụ chân rết trên mảnh đất quê hương. Gần một thế kỷ qua, nhiều thế hệ tiếp nối nhau, cố gắng phá đổ hoặc thay đổi nó bằng đánh phạt, hoặc bằng tình thương, bằng nhân nghĩa như tiền nhân đã làm, nhưng không thành công, chưa thành công.

Thời gian không ưu đãi cho con người, mà có vẻ hào phóng ưu tiên cho máy móc và hệ thống. Thế rồi, những người thuộc các thế hệ chứng nhân của lịch sử lần lượt ngã xuống mà cỗ máy vẫn còn trơ lì nằm đó. Những người ấy tin tưởng nơi lòng thương, tin tưởng nơi điều gọi là tình tự dân tộc, và đã kiên trì theo đuổi con đường hòa hợp, nhân ái, khoan dung, tức là “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo,” (2) hoặc dùng “tình thương dập tắt hận thù.” (3) Nhưng, có lẽ họ quên rằng lòng thương của con người có thể làm thay đổi, chuyển hóa được lòng người, chứ không thể tức thời chuyển hóa được cỗ máy vô tri. Lấy lòng thương để cảm hóa con người đã là phương lược dài hạn, đòi hỏi sự bền chí, kiên gan; huống gì đối với một cỗ máy, tất nhiên cần nhiều thời gian và nhẫn nại hơn.

30 thang tu 2

Bảy mươi lăm năm, hay bốn mươi năm, chưa phải là dài so với các triều đại thịnh trị, an bình trong lịch sử, nhưng cũng đủ làm mòn mỏi những tấm lòng, những ước vọng khôn nguôi cho một quê hương an vui, thái hòa; và cũng quá thừa cho nhiều thế hệ non trẻ lớn lên trong cái khung ảo tưởng, chủ động hoặc thụ động bịt mắt bưng tai, cuồng nhiệt tung hô những khẩu hiệu sáo rỗng, xì xụp tôn thờ những thần tượng hóa thạch và cỗ máy vô tri từng nghiền nát bao thế hệ quá khứ.

Tưởng niệm bao người đã nằm xuống và xót đau cho bao người đang còn gánh chịu nỗi nhục nhằn thống khổ triền miên trên quê hương, người đi trước chỉ muốn nhắn gửi đôi điều với những người tuổi trẻ đi sau:

Đừng cho rằng lòng thương dẫn đến thụ động, mềm yếu; ngược lại là khác. Từ thời nhà Đinh cho đến Hậu Lê, trải qua năm trăm năm thịnh trị nhất của lịch sử nước ta, những chiến thắng lẫy lừng khiến giặc ngoại xâm phải kinh hồn bạt vía đều diễn ra trong các triều đại mà nhà vua và quan quân tướng lãnh chịu ảnh hưởng tinh thần từ bi, khoan dung của Phật giáo. Lấy từ bi làm động lực xử thế, đem khoan dung làm phương thức lợi tha. Đó là tâm thuật hộ quốc an dân của người xưa.

30 thang tu 6

Nước sẽ dập tắt lửa. Lòng thương sẽ cảm hóa hận thù. Dù những người đi trước đã trải cả tâm tư, nước mắt và ngay cả sinh mệnh cho một tương lai xán lạn của quê hương mà không thành công, các bạn trẻ cũng không nên nản lòng, thoái chí. Cái gì không thể bắt rễ sâu vào lòng đất mẹ, cái đó sẽ không tồn tại lâu dài. Di sản của tiền nhân thì có gốc rễ; đã được un đúc, thấm nhuần với bề dày văn hiến và chiều dài lịch sử, trở thành bản sắc văn hóa, là tự tính của dân tộc. Nghìn năm qua và nghìn năm tới, vẫn như thế, là lòng nhân ái, là tính bao dung. Chỉ có di sản ấy mới là vốn liếng để mở nước, giữ nước. Thế nên, các bạn cũng không nên tuyệt vọng trước sự vô cảm lạnh lùng của kẻ hiểm ác. Chính họ, lớn lên từ đất này, gốc rễ này, cũng được thừa hưởng và mang trong vô thức, trong giòng máu của mình, phúc ấm thiện lành của Tổ-tiên. Lòng thương yêu và đức khoan dung của bạn sẽ khơi dậy di sản bị bỏ quên ở nơi họ. Triệu bàn tay không thể đồng lúc cất nổi một cỗ máy, nhưng triệu con tim cùng chung một nhịp, có thể làm chuyển động xã tắc sơn hà.

Kiên trì gìn giữ và phát huy di sản của tiền nhân, rồi các bạn sẽ thấy, và sẽ tin rằng, bão lửa ngày tàn xuân năm ấy, một ngày nào đó cũng sẽ lụi tàn trước mùa xuân mới.

 

 

 

 

_____________

 

(1)   Ví von với huyền thoại Âu Cơ là ý của nhà thơ Viên Linh trong thi tập “Thủy Mộ Quan,” được nhà thơ Tuệ Sỹ nhắc đến trong bài “Thuyền Ngược Bến Không.”

(2)   “Bình Ngô Đại Cáo,” Nguyễn Trãi.

(3)   Kinh Pháp Cú, Kệ số 5 (Dhammapada, Verse 5).


frontpagenew 41

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2012(Xem: 3538)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 3338)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 2460)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
05/12/2012(Xem: 2825)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
28/11/2012(Xem: 4087)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 3074)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 2826)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 2730)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
02/11/2012(Xem: 3075)
Cách đây hơn một năm, nhân dịp vào Sài gòn, tội nhờ một người thân, dù sanh ra và lớn lên sau 1975 nhưng lại rất say mê thơ Hòai Khanh ( thầy NM) Chở tôi đi Biên Hòa để thăm Hòai Khanh. Mặc dù đã đọc thơ và quen biết từ nhữnng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng tôi chưa có dịp nào đến Biên Hòa để thăm ông, dù những câu thơ của ông nói đến đất Biên Hòa thì tôi đã đọc từ lâu lắm rồi: Tôi về vun xới vườn hoa Cho em là gái Biên Hòa, Hàm Tân Cho tôi là kẻ cô thần Nằm đây gởi mộng dậy ngàn sương xanh
28/10/2012(Xem: 2991)
Ông Don Jacquish ở Mỹ đã tỉ mẫn trồng hàng cây số hoa hướng dương để phục vụ khách tham quan gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư, sau khi vợ ông qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567