Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục tổ Huệ Năng và hình ảnh thi ca

27/12/201104:13(Xem: 4910)
Lục tổ Huệ Năng và hình ảnh thi ca

luc-to-hue-nang



Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”

Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:

 “khi Vô Ngôn Thông được hỏi về Thiền và thiền sư, ông đã im lặng lấy tay chỉ vào một gốc cây Thoa lư. thiền và thiền sư trong lãnh vực đàm luận có thể là những khái niệm trừu tượng, gốc cây Thoa lư là hình ảnh cụ thể của thực tại, nếu nhìn gốc cây Thoa lư trong trong chính thực tại của nó tức là đã xâm nhập thế giới Thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư không bao giờ muốn đưa học trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng”.(1)

Tất nhiên trong các Tông phái của Phật giáo, thì thiền là tông phái gây cảm hứng mạnh mẽ nhất trong mọi lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. Đặt biệt là trong lĩnh vực thi ca. Nhưng theo tôi, chính đức Phật mới là người đầu tiên khai mở dòng cảm hứng bất tận ấy cho những nghệ sĩ sáng tạo.

Đọc lịch sử đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao vừa mọc thì thái tử Tất Đạt Đa hốt nhiên đại ngộ ( Anuttara Samyak Sambodhi ) mà người Trung Quốc đã dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là chứng nhập chân lý tối cao.

Ta có thể đặt câu hỏi, tại sao đức Phật không hốt nhiên đại ngộ vào buổi trưa hay buổi chiều? mà biến cố ấy lại xẩy ra lúc sao mai mới mọc? phải chăng đó là giây phút đẹp nhất ? giây phút mà vũ trụ thức tỉnh sau một đêm dài bị bóng tối vây phủ. Như vậy giây phút mà đức Phật giác ngộ đó, nếu ta nhìn theo cách nhìn của thi nhân thì đó là giây phút màđức Phật đã nắm bắt được cái đẹp thiên thu của vũ trụ chính trong lòng bàn tay của Ngài.

Nhưng thơ là gì? và tại sao con người phải làm thơ? Thi hào Hàn Mạc Tử của Việt Nam, người đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi của mình cho thi ca và nhất là đã từng trãi qua những đau khổ nhất cũng như hoạn lạc nhất trong trái tim rỉ máu của mình, đã cho biết vì sao ông làm thơ :

“Tôi làm thơ nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú, có ai ngăn cản được lòng tôi ?

Trong Trường Bộ Kinh có ghi lại, sau khi rời gốc cây Bồ Đề, trên đường trở về thành Ba La Nại gặp đạo sĩ  Upka, đức Phật đã reo lên:

“Ta là bậc tối thắng, ta là bậc toàn trí
Xả trừ hết ô nhiễm và trần cấu,
Lìa bỏ tất cả, lửa tham dục đã tắt
Ta không học với ai, thì còn biết gọi ai là thầy?
Những gì ta biết ta không học với một ai,
Không ai bằng ta trên thế gian này,
Dầu sanh ở cõi phàm hoặc cung trời
Không một ai bằng ta hết
Ta đã thực sự chiếm được qủa giải thoát,
Toàn thế gian ta là bậc vô thượng đạo sư,
Độc nhất trong đời, hoàn toàn giác ngộ,
Tự ngự trong yên vui vô thượng.”

Nếu trong thi ca trong tinh thần Hàn Mặc Tử, thì những lời trên của đức Phật cũng có thể tạm gọi là ngôn ngữ của thi ca, vì nó đã được trào vọt ra từ trái tim tràn đầy hoan lạc của một người vừa tìm lại được  tự do nơi chính quê nhà của mình sau bao thuở lang thang phiêu bạt tận nơi gốc bể chân trời.

Và rồi sau đó trong gần 50 năm lang thang khắp lục địa Ấn Độ rộng lớn, từ những cung điện nguy nga trán lệ của vua chúa đến những căn nhà nghèo khổ tăm tối nhất thuôïc giai cấp tiện dân, từ những bậc thánh ẩn mình trong rừng sâu đến những tay đồ tể giết người, hay từ một tư tưởng gia thông thái đến những người nông dân chất phát thất học, với lòng từ bi vô hạn Ngài đã vì sự thống khổ của muôn loài mà tuyên thuyết bao nhiêu thi kệ. Những thi kệ ấy, có khi thì chất phát giản dị từ nội dung tư tưởng đến ngôn ngữ như trong các kinh thuộc thời Nguyên thỉ, khi thì bay bỗng tuyệt vời như trong các kinh thuộc Đại thừa. Chẳng hạn như Hoa Nghiêm Kinh, ta đọc mà có cảm tưởng như đó là trường thi vĩ đại nhất mà dân tộc Ấn Độ đã cống hiến cho thi ca nhân loại, và phải chăng chỉ có một dân tộc được sinh ra dưới chân núi Hi Mã Lạp sơn cao nhất thế giới thì mới tạo ra một thứ ngôn ngữ kỳ lạ như vậy ?

Năm 520 Bồ Đề Đạt Mamang thông điệp Phật Giáo Thiền tông đến Trung Quốc. Đã biết bao nhiêu thiên niên kỷ trôi qua rồi, vậy mà cái truyền thuyết về việc đức Phật cầm đóa hoa đưa lên trước pháp hội và nụ cười mênh mông của Tôn Giả Ca Diếp trên đỉnh núi Linh Thứu cùng với đôi mắt của Bồ Đề Đạt Ma chín năm trầm hùng nhìn vào vách đá Chùa Thiếu Lâm, đôi mắt sâu thẳm như  nhìn vào kiếp người đen tối vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo nghệ thuật không những chỉ tạo Trung Quốc mà còn cả toàn thể thuộc khu vực Viễn Đông nữa.

Nhưng vì Bồ Đề Đạt Ma dù sao cũng là người Ấn Độ nên theo giáo sư D.T Suzuki, chỉ có công khai mở một trào lưu. Phải đợi đến khi Huệ Năng, một người sanh ra từ đất Trung Hoa, và với thiên tài Huệ Năng thì thiền mới chính thức trở thành một trào lưu tâm linh vĩ đại cho đến ngày nay.

Nhưng mảnh đất đã sinh ra Bồ Đề Đạt Ma có gì khác biệt với mảnh đất đã sinh ra Huệ Năng? “ Còn người Trung Hoa mãi mãi là những đứa trẻ bụi đời, vóc dáng nặng nề không bao giờ dám bay bổng lên mây, sinh hoạt của họ thường ngày là cày cuốc, là gom lá khô, là xách nước, là buôn bán, là hiếu thảo. Làm việc công ích, là qui định những lễ nghĩa rắc rối nhất đời, đại khái có nghĩa là có ý thức về lịch sử quan sát thời vụ, là ghi lại những dấu vết ấy làm chứng tích của thời gian. Người Trung Hoa có vẻ tự hào giỏi ghi chép nhất trong đời, trái hẳn với người Ấn Độ đánh mất ý niệm thời gian .”(2)

Vì tinh thần thực tiễn như vậy nên người Trung Hoa say sưa với những gì trên mặt đất này “Núi vút trời cao, nước đi ra biển. Cây trổ hoa xuân, hoa đơm tàn đỏ. Trăng sáng thì nhà thơ say sưa trổ khúc thái bình.”

Lục tổ Huệ Năng là một người con của một đất nước như thế, mà lại sống cùng thời đại với Lư Chiếu Tân ( 637 – 690 ), Mạnh Hạo Nhiên ( 689 – 740 ) và Vương Duy ( 710 – 776 ) vv… Tức là những tên tuổi lớn của thi ca Trung Quốc thời sơ Đường. Đặc biệt là khi lục tổ Huệ Năng đang du thuyết đạo thiền thì Lý Bạch, thi hào được xem như làvĩ đại nhất Trung Quốc đã là cậu thiếu niên 12 tuổi, và năm Huệ Năng viên tịch thì thi hào Đổ Phủ vừa chào đời được một năm, Đổ Phủ sanh 712 và mất 770… “Huệ Năng viên tịch 713 thọ 76 tuổi, nhằm thời thịnh Đường thiên hạ vui cảnh thái hòa và văn hóa Trung Quốc vút đến tuyệt đỉnh vinh quang trong lịch sử.” (4)

Bởi vậy, dù không phải là một thi nhân, nhưng khi đem những vấn đề huyết mạch nhất của tư tưởng Phật Giáo  để giải thích cho người Trung Hoa thì Huệ Năng đã sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh thi ca, ví dụ đoạn này trong Pháp Bảo Đàn kinh :

 “ Huệ Năng này bước ra ngồi xếp bằøng trên tảng đá, Huệ Minh làm lễ nói rằng: Mong hành giã nói pháp cho tôi nghe!

Huệ Năng nói: Nếu ông vì pháp mà đến thì nên dứt tưởng niệm, lành dữ thảy đừng nghĩ tới. Huệ Minh vâng lời.

Vài giây sau Huệ Năng lại nói: “Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay lúc này đây đưa cho tôi xem cái ‘bản lai diện mục’  của ông trước khi mẹ ông sanh ra.” Giáo sư D.T Suzuki cho rằng, đoạn kinh trên là sự sáng tạo vĩ đại nhất của thiên tài Trung Hoa “ Đó là chân trời mới mà Huệ Năng mở ra cho thiền cổ truyền Ấn Độ. Ở  cách nói ấy, ta không thấy gì là Phật Giáo  hết, thế có nghiã là Huệ Năng tự vạch ra cho mình một con đường riêng lẻ, và diễn đạt một chân lý thiền theo kinh nghiệm riêng độc đáo, và đầy tinh thần sáng tạo. Trước Huệ Năng để biểu thị kinh nghiệm ấy, người ta vay mượn đó đây, mượn chữ cũng như mượn phương pháp nói rằng: “ ông là Phật” hoặc là “ Phật ở trong ông” thật quá sáo quá chìm, vì quá trừu tượng, quá khái niệm. Những câu nói ấy đành là có chứa đựng một chân lý thâm điệu nào đó, nhưng thiếu cụ thể, không đủ sinh khí lay hồn ta chìm giữa trừu tượng và từ chương vậy. Huệ Năng chất phát ở tâm, mộc mạc ở trí, không nhiễm phải cái học của đạo và đời, Huệ Năng có thể nắm lấy chân lý nóng hổi trong tay, và đó là chỗ tươi mát khác thường của tâm trí trong khi tiếp xử với đời.” (5)

“ Chất phát ở trong tâm, mộc mạc ở trí”

Có lẽ đây chính là điểm gặp gỡ quan trọng nhất giữa thiền  (nhất là thiền của Huệ Năng ) và thi  ca. Đặc biệt làsau hai câu thơ lừng danh của Bàng Uẩn, một trong những cư sĩ trác việt nhất của Phật Giáo  thiền tông Trung Quốc:

Thần thông tịch diệu dụng
Vận thủy cập ban sài.

( Này thần thông ! Này diệu dụng !
Ta gánh nước ! Ta đốn củi )

Khởi đầu là Trung Quốc, rồi sau đó tràng qua Nhật Bản, Triều Tiên, rồi tất cả các quốc gia thuộc khu vực miền viễn Đông, tại các thiền viện, chùa chiền, trong các công án, pháp ngữ hay kệ thị tịch của các thiền sư, ta thấy tràn đầy tinh thần thi ca.

Tại Việt Nam, ngoài các thiền sư, thi sĩ đời Lý, Trần ta còn thấy đầu đời hậu Lê có bậc anh hùng Nguyễn Trãi, một con người hoàn toàn cô độc trước thời đại mình đang sống, đã luôn luôn mong ước dù chỉ một lần thôi, được đến tận nguồn của suối Tào Khê, nơi mà lục tổ Huệ Năng đã khai mạch cho dòng suối tâm linh vĩ đại ấy :

Bán sinh khưu hắc tiện u thê 
Thiền pháp phân minh thính điểu đề
Vạn lý nam lai sơn thủy viễn
Nhất sinh năng kỷ qúa tào khê.

( Nửa đời ẩn dật sẵn hang sâu
Vang động gian chùa tiếng nhạn kêu
Muôn dặm từ nam non nước thẳm
Một đời mấy bận tới tào Khê.)

Vì nước củøa dòng suối ấy, Nguyễn Trãi tin tưởng rằng không chỉ rửa sạch những đau khổ của chính mình thôi mà còn cả mọi sinh linh thống khổ khác nữa:

Môn tiền nhất phái tào Khê thủy
Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần

( Trước cửa tào Khê dòng nước chảy
Rửa bụi bặm bao nhiêu kiếp của nhân gian )

Trong một bài thơ chúng ta biết rằng, Nguyễn Du đã trì tụng kinh Kim Cang hơn cả ngàn lần, vậy mà thi hào của chúng ta vẫn không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của kinh. Cuối cùng phải nhờ bài kệ đắc pháp lục Tổ Huệ Năng mới chợt nhận ra rằng, con đường đi vào thực tại không qua ngôn ngữ mà chính là con đường của vô ngôn, nghĩa là con đường của im lặng:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ
Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Minh kính diệc phi đài
Bồ Đề bổn vô thọ

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạnh đài hạ
Tài tri vô tự thị chân kinh.

( Ta giải thoát khi nào trong lòng đã sáng tỏ.
Linh sơn ở ngay trong  chính ta,
Gương sáng vốn không đài,
Cây Bồ Đề cũng không có gốc,
Ta đã từng đọc kinh Kim Cang hơn ngàn lần,
Ý nghĩa sâu xa vẫn chưa hiểu hết,
Chỉ đến khi đứng trước đài phân kinh,
Mới hay rằng: “ vô tự” mới chính là chân kinh.)

Nhưng tại sao một tổ sư của Phật Giáo  mà lại dấy động cả phong trào thi ca rầm rộ như vậy ?

Tôi nhớ hồi nhỏ tôi đọc được pháp Bảo Đàn Kinh tại một ngôi chùa ở vùng núi non hẻo lánh thuộc miền Trung, thôn quê vốn đã vắng vẻ tĩnh mịch, mà cách đây 40 năm lại càng vắng vẻ và tĩnh mịch hơn. Hồi đó tôi mới học lớp 4 hoặc 5 ở trường làng, nên dĩ nhiên đọc Pháp Bảo Đàn Kinh cũng như đọc truyện cổ tích vậy thôi.

Nhưng chính như đọc truyện cổ tích mà tôi mới thấy hình ảnh của lục tổ Huệ Năng gần gũi với tuổi thơ của tôi vô cùng, tôi cứ tưởng tượng cái xử Lĩnh nam mà Lục tổ nói nghèo khổ quê mùa đó chắc cũng giống như quê của tôi, cũng những người nông phu ra đồng cày ruộng, cũng những người tiều phu lên rừng đốn củi. Ngôi chùa Đông Thiền núi Hoàng mai sinh hoạt cũng giống như những ngôi chùa trong rặng núi quê tôi, nghĩa là cũng xay lúa, cũng giã gạo. Nhiều khi tôi cũng tưởng tượng hình ảnh lục Tổ Huệ Năng mặc chiếc áo tràn màu nâu đất, mang đôi guốc gỗ lầm lũi bước đi, có lúc là giữa núi rừng chập chùng, có khi là trên những con đường thôn dã giữa những người nông dân chân lấm tay bùn.

Khi lớn lên lưu lạc các chùa ở thành phố, sống giữa thế giới văn minh tiến bộ, nên tất nhiên tôi cũng không còn đọc Kinh Pháp Bảo Đàn như đọc một câu chuyện cổ tích nữa, nhưng lúc nào hình ảnh lục tổ Huệ Năng, ngôi chùa xưa dưới bầu trời cao rộng, nơi một quê tĩnh mịch vẫn cứ sống êm đềm trong ký ức tuổi thơ xa xôi của tôi.

Và tôi cũng nghĩ rằng, hễ bất cứ cái gì đưa tâm hồn con người đi lên, đưa con người tiến về cái đẹp, thì cái đó là hình ảnh của thi ca vậy.

Dường như thế giới càng văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì tâm thức của con người hoang mang và lạc lỏng bấy nhiêu, sự hoang mang đó có lẽ cũng giống như sự hoang mang của thần Tú ( Một con người rất uyên bác) khi ngũ Tổ bảo phải làm một kệ khác để trình cái sở chứng của mình:

 “Tâm trung hoảng hốt, thần tứ bất an, du  như  mộng trung hành tọa bất lạc” (trong lòng hoảng hốt, thần tứ chẳn an, dường như giấc mộng, đứng ngồi chẳn vui) (6) . Nghĩa là bất an và đau khổ vì cái sở học uyên bác của mình.

Có lẽ nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 này, nên khởi sự học lại từ đầu cái mà lục Tổ Huệ Năng đã bị mắng là: “Nhĩ giá lạp lão bất tri” ( Con người man rợ này chẳng biết chi hết ) thì mới mong tìm được một nền văn minh đích thực cho chính mình chăng ?

 

Chùa Hải Đức, Nha Trang, mùa hạ 98

Chú thích:

(1) Việt Nam Phật Giáo  sự luận, tập I Nguyễn Lang, trang 204 NXB Văn Học, Hà Nội 1994.

(2) Thiền Luận , D.T Suzuki, trúc thiên dịch, trang 144, NXB An Tiêm Sài Gòn 1973.

(3) trang 161

(4) trang 356

(5) trang 331

(6) Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm tự tự.

(7) phẩm tự tự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2016(Xem: 5882)
Nhưng việc ra mắt sách chỉ là cái cớ, bởi bản thân dòng thông tin ngắn gọn rằng nhà sư Thích Phước An từ đồi Trại Thủy (Nha Trang) vào Sài Gòn đã có một sức quyến rũ đặc biệt đối với bạn bè, người đồng đạo và giới quan tâm.
16/11/2016(Xem: 11759)
Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.
19/10/2016(Xem: 16071)
Tại phiên bế mạc Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 26 tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra, em Nguyễn Thị Thu Trang học sinh lớp 9B trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách, Hải Dương (năm học 2015-2016) đã đọc bức thư hay nhất thế giới do em viết trước đại diện 190 quốc gia.
07/10/2016(Xem: 11062)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
27/09/2016(Xem: 7429)
Không bíết từ bao giờ những chú chim đã quây quần về đây càng ngày càng đông, nhảy nhót ca vang trên cành cây bên cạnh nhà mỗi ngày khi mặt trời chưa ló dạng. Nằm nướng vào những ngày cuối tuần, hay những hôm trời mưa rỉ rã, lúc trời đất giao mùa nghe chúng riú rít gọi nhau đi tìm mồi mình cũng thấy vui vui.
22/09/2016(Xem: 19753)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
29/08/2016(Xem: 4356)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng. Chiều xuống, nỗi buồn miên man gởi bay theo gió, trên kia cơn nắng chói chang của mùa hạ còn vương lại đâu đây, lặng nhìn núi đồi hoa lá, từng ấy trong lòng, một cõi mù khơi. Những giọt mồ hôi uể oải, từng nỗi đớn đau lũ lượt đọng lại, từng cơn hiu hắt thấm vào hồn, bây giờ trở thành những đơm bông kết nụ, những đắng cay ngọt bùi. Đâu đó, một chút hương lạ, làn gió bất chợt nhẹ lay, điểm tô không gian lắng đọng phiêu bồng, những thinh âm cao vút tận trời không, những hằng sa bất tuyệt chốn không cùng.
21/08/2016(Xem: 4096)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị. Có những trường hợp khác biệt đã xẩy ra và có thể do nhiều động lực khác nhau. Chính những khác biệt này là dữ kiện cần thiết để xem lại hệ thống ngữ âm Hán Việt và tiếng Việt để thêm phần chính xác. Bài viết nhỏ này chú trọng đến cách đọc tên nhà sư nổi tiếng của TQ, Huyền1 Trang (khoảng 602–664, viết tắt trong bài này là HT) 玄奘 hay Tam Tạng, có ảnh hưởng không nhỏ cho Phật Giáo TQ, Việt Nam, Nhật và Hàn Quốc. Sư HT đã dịch nhiều bộ kinh và luận Phật giáo từ tiếng Phạn qua tiếng Hán, đưa Phật giáo gần đến nguồn Ấn Độ nguyên thủy hơn so với nhiều kinh dịch sai sót nhưng rất phổ thông vào thời trước (và cho đến ngay cả bây giờ).
13/08/2016(Xem: 3554)
Đức Phật đã dạy: " Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên; duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không." Thật vậy, tôi chưa từng quen biết với các anh em trong " Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg", vậy mà mới lần đầu gặp gỡ khi các anh kéo nhau về ở München, tôi đã bị lôi cuốn bởi vẻ linh hoạt của anh Huấn, dáng điệu khoan thai, trầm tĩnh đầy chất Huế của anh Phù Vân, sự hăng say nồng nhiệt của anh Dũng, lời lẽ hài hước của anh Thoảng và dáng vẻ hiền từ dễ thương của chú Dũng Scirocco. Như vậy tôi phải có duyên lành với các anh nên mới nhận lời nối tiếp công việc các anh đang làm từ phút giây gặp gỡ ban đầu. Hơn nữa, đây là một nghĩa cử cao đẹp đầy ý nghĩa và cũng là dịp để Cộng đồng Việt Nam tỏ lòng biết ơn con tàu CAP ANAMUR, biết ơn nhân dân Đức đã cưu mang chúng tôi; vì vậy tôi đã hăng hái bắt tay vào việc với
31/05/2016(Xem: 13048)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]