Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ẩn Dụ Một Đoá Mai

02/02/201110:11(Xem: 9620)
Ẩn Dụ Một Đoá Mai



ẨN DỤ MỘT ĐOÁ MAI
Đại-lãn
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.

Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng. Vì ở đây, chúng ta mỗi người phàm tình, đang sống với cảm giác cảm tính chứ không phải trí giác của trực giác lý tính, do đó mỗi người có mỗi cái nhìn lệ thuộc vào cảm tính tình cảm thiên kiến của mỗi cá nhân. Vì vậy mọi cái nhìn đều lệ thuộc vào chủ quan tính, để nói lên cái ngã tính của mình thể hiện. Ở đây, mọi người đều có quyền thể hiện, nhưng sự thể hiện đó, chúng được đánh giá như thế nào còn tuỳ thuộc vào tính phổ quát được mọi người chấp nhận và đồng tình hay không, đó là điều đáng nói; còn chuyện muốn vượt qua khỏi mức độ cho phép, thì đó là một chuyện khác, hãy để dành cho đức Phật Di Lặc (hay những vị đạt Đạo) sau này ra đời giải quyết nghi!

Ẩn dụ của một đóa mai theo ngôn ngữ luận lý tương đối, chúng ta có thể có khả năng tháo gỡ bóc vỏ để chúng hiện hữu như chính chúng, trong việc phân tích bằng vào ngôn ngữ mà mọi người có thể chấp nhận được thì trước hết, chúng ta phải biết qua xuất xứ của bài kệ này, để từ đó đánh giá đúng hơn về tư tưởng ẩn dụ này qua bài kệ, sau nữa là người viết và người đọc phải tham dự vào, tiến trình động não phân tích qua pháp phủ định những nguyên tắc, tưởng chừng như là một chân lý khó phá vỡ vượt qua, do kinh nghiệm thói quen tập quán mang lại trên mặt hiện tượng. Trước khi thị tịch ngài có để lại cho chúng ta một bài kệ nhân khi ngài cáo bệnh dạy chúng:

"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồí!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai."
(Thiền Uyển tập anh).
Qua xuất xứ bài kệ dạy chúng trước khi người thị tịch và nội dung của chúng, đã kết hợp đủ để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về mặt hiện tượng (tướng-dụng) và ẩn dụ (thể).

Đứng về mặt hiện tướng là một vị thiền sư, ngài nói lên cái chức năng của một người dẫn đường trước khi mình qua đời, để cảnh tỉnh những người còn lại sau này qua việc sống-chết. Cho dù bằng vào những kinh nghiệm sống, những thói quen tập quán, mà con người đã rút ra được những chân lý mang tính phổ quát được mọi người chấp nhận đi nữa, thì đó cũng chỉ là một thứ chân lý của tương đối thôi . Vì sao? Vì việc đến đi của mùa xuân chúng tùy thuộc vào vô thường, nếu không có vô thường thì sẽ không có đến-đi, và không có đến-đi thì sẽ không có mùa xuân. Do đó, việc: " Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười." chỉ là hiện tượng biến dịch (vô thường) THƯỜNG chứ không gì khác. Ở đây, chúng biểu trưng cho việc sống chết của con người mà lý vô thường luôn được hiện hữu một cách thường xuyên, để thể hiện luật tắc Duyên khởi trong hiện tướng (trongThành-trụ-hoại-không) của các pháp. Chỉ vì chúng ta không nhìn ra được cái lý ẩn của: " Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi," nên từ sự vô thường bất toàn của các pháp, con người đâm ra ham sống sợ chết, sống vui chết buồn, và cũng từ đó mọi sự sợ hãi được hình thành, ám ảnh con người, để rồi các thứ bệnh tà kiến phân biệt chấp trước đua nhau xuất hiện trong cái lòng tin mù quán của mọi người. Đây cũng là điều mà chính đức Phật đã dạy trong kinh Kalama:

Đừng vội tin tưởng vào bất cứ điều gì mà chúng ta thường nghe nhắc đi nhắc lại luôn luôn. Đừng vội tin tưởng vào điều gì mà điều đó được coi như là một tập tục từ ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng vào những sáo ngữ mà người ta thường đề cập đến luôn. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì dù đó là bút tích của thánh nhơn. Đừng tin tưởng vào điều gì dù là thói quen từ lâu, khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra mà lại nghĩ rằng do một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì mà điều đó chỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy cho các người. Nhưng chỉ tin tưởng vào cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận cho là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ nam cho mình.

Chính vì sự sợ hãi trước cuộc sống-chết của chính mình, qua những biến động đổi thay của vô thường luôn luôn hiện hữu bên cạnh, nên lòng mê tín dị đoan của chúng ta nổi dậy tin chấp tà kiến vào những thế lực bên ngoài, để rồi bị chúng cuốn hút luôn, không làm chủ được mình. Do đó, Thiền sư Mãn Giác mới cảnh giác chúng của ông và những người đi sau như chúng ta, qua pháp phủ định những xác định mà người đời đã coi chúng như là một thứ chân lý, qua hai câu song thất của bài kệ:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.
Qua pháp phủ định này, trước hết đứng về mặt biểu hiện thì sự hiện hữu của một đóa mai, không bị lệ thuộc vào việc xuân đến hay là xuân đi như chúng thường được chấp nhận một cách tự nhiên, được coi như là một thứ chân lý xưa nay theo kinh nghiệm: " Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười." theo tiến trình thời gian, phân bố điều trong một năm qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Như vậy có nghĩa là chúng sẽ hiện hữu vào bất cứ lúc nào, khi những điều kiện duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung quanh, đủ cho phép để hiện khởi thì chúng hiện hữu. Đó là chỉ nói đến một sự hiện hữu chưa được xác định qua phủ định, nhưng ở đây chúng ta được thiền sư tự xác định thời gian và nơi chốn hiện hữu của chúng qua câu hai: "Ngoài sân đêm trước một đóa mai."

Vậy ở đây, đêm trước là đêm nào? và chúng thuộc vào mùa nào trong năm? điều này cũng dễ thôi nếu chúng ta biết liên hệ đến thời gian cáo bệnh để dạy chúng của người . Theo tiểu sử thì ngài nói ra bài kệ này cùng ngày trước khi ngài thị tịch, như vậy ngày ngài qua đời là ngày 30 tháng 11 năm Hội phong thứ 5 (1096). Qua đây chúng ta đã xác định được ngày tháng năm và nơi chốn đóa mai hiện hữu. Chính sự hiện hữu của đóa mai này đã nói lên được: thứ nhất sự phủ định của ngài đã đánh đổ đi được những lệ thuộc ước lệ thời gian từ ngàn xưa để lại, mà mọi người trong chúng ta đã từng chấp nhận như là một chân lý. thứ hai sự hiện hữu của đóa mai có thể là bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn có đầy đủ mọi duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung quanh cho phép thì chúng sẽ hiện hữu. Mai nở vào mùa đông có gì không phải? Hiện tại khoa học dư sức để tạo môi trưòng về việc này, ngay đến việc tác tạo ra thai nhi trong ống nghiệm họ còn làm được, qua việc trích ly tinh trùng và noãn sào của người đàn ông và đàn bà phối hợp với nhau, cùng tạo môi trường dinh dưỡng đầy đủ v.v... thì thai nhi hiện hữu và lớn lên. Cũng vì việc tác tạo thai nhi trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mà họ đã từng bị một số tôn giáo phản đói . Nhưng đó là việc của tôn giáo, còn khao học vẫn là khao học, khoa học không phải vì thế mà chúng mất đi giá trị chân lý của chúng. Chân lý vẫn là chân lý khi khao học là biểu tượng cho những thành tựu chân lý của chính nó, trong khi tư tưởng phản khoa học chúng là vật cản đường để đi đến chân lý, những thứ nọc độc cặn bã này rồi cũng sẽ bị thời gian đào thải mà thôi. Qua đây đủ nói lên tính ưu việt của thuyết nhân duyên sanh khởi của đạo Phật, mà qua đó khoa học càng ngày càng nhận thấy, những kết quả thực nghiệm của họ khám phá ra trong hiện tại, luôn luôn tương ứng và khế hợp với những lời dạy của đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm.

Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục" của các loài hữu tình nói riêng, và vạn vật vô tình nói chung. Chúng luôn luôn tồn tại và biến dịch trong từng sát na một, chúng luôn tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, và biến khác đi nhờ lý vô thường tác động để hình thành luật tắc "vô thường tức thị thường." Ở đây, trong tất cả những duyên đủ để hình thành sự hiện hữu của một vật, thì các loài hữu tình chỉ khác với loài vô tình về nghiệp lực qua năm uẩn (Về vật chất (sắc): đất, nước, gió, lửa, không. Về tinh thần (tâm): thọ, tưởng, hành, thức) mà thôi.

Như chúng ta biết tiến trình sinh hóa của vũ trụ vạn vật chúng luôn tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, do đó việc đóng khung vào những hiện tượng bên ngoài theo kinh nghiệm, để phân chia cắt xén thời gian và, áp đặt lên nó một nhãn hiệu nào đó theo đạo Phật điều đó là một việc làm sai lầm. Cũng đứng trên quan điểm này thiền sư Mãn Giác dùng "đóa mai" làm ẩn dụ cho "Bản lai diện mục" của mỗi chúng ta. Bản lai diện mục này không những chỉ hiện hữu trong kiếp này để rồi biến mất sau khi chết đâu, mà chúng hiện hữu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong ba cõi sáu đường luân hồi này nếu đủ duyên, việc đủ duyên ở đây chúng tôi muốn nói đến y báo và chánh báo của nghiệp. Như vậy vấn đề sống-chết hay sinh-diệt của các pháp ở đây chúng tôi chỉ mới nói đến Phân đoạn sanh-tử chứ chưa đề cập đến vấn đề Biến dịch sanh-tử. Cũng như đóa mai chúng sẽ nở ra bất cứ mùa nào trong năm cho dù là mùa đông nếu hội đủ các điều kiện của mùa xuân thì chúng hiện hữu.

Qua pháp ẩn dụ này tuy chúng ta đã được thiền sư Mãn Giác hướng dẫn cho chúng ta một cách nhìn đúng về sự hiện hữu và biến dịch của của cái Bản lai diện mục chính mỗi người qua pháp phủ định, và chúng sẽ hiện hữu - biến dịch vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong ba cõi sáu đường. Nhưng ở đây có một điều quan trọng là chúng ta chưa thấy được bộ mặt thật của cái Bản lai diện mục của chúng ta như thế nào? Điều này là một vấn đề cần thiết cấp bách dành cho việc nổ lực thực hành.của mỗi chúng ta, mà thiền sư Mãn Giác cần nơi chúng ta tự giải quyết nghi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 3528)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
28/11/2012(Xem: 5141)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 4025)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 3541)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 3466)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
02/11/2012(Xem: 3887)
Cách đây hơn một năm, nhân dịp vào Sài gòn, tội nhờ một người thân, dù sanh ra và lớn lên sau 1975 nhưng lại rất say mê thơ Hòai Khanh ( thầy NM) Chở tôi đi Biên Hòa để thăm Hòai Khanh. Mặc dù đã đọc thơ và quen biết từ nhữnng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng tôi chưa có dịp nào đến Biên Hòa để thăm ông, dù những câu thơ của ông nói đến đất Biên Hòa thì tôi đã đọc từ lâu lắm rồi: Tôi về vun xới vườn hoa Cho em là gái Biên Hòa, Hàm Tân Cho tôi là kẻ cô thần Nằm đây gởi mộng dậy ngàn sương xanh
28/10/2012(Xem: 4011)
Ông Don Jacquish ở Mỹ đã tỉ mẫn trồng hàng cây số hoa hướng dương để phục vụ khách tham quan gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư, sau khi vợ ông qua đời.
15/10/2012(Xem: 5171)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
10/10/2012(Xem: 11024)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
03/10/2012(Xem: 5255)
法住天寒極地空花如雪鎖禪扃生死遙程幾許夢回故里 雲行色没浮漚暮影凝烟参晚课唄吟長夜有時聲斷洪洲 Âm: Pháp Trụ thiên hàn cực địa, không hoa như tuyết tỏa thiền quynh, sinh tử diêu trình, kỷ hứa mộng hồi cố lý. Vân hành sắc một phù âu, mộ ảnh ngưng yên tham vãn khóa, bái ngâm trường dạ, hữu thời thanh đoạn hồng châu Ôn dịch nghĩa: Cực thiên Bắc, tuyết dồn lữ thứ, sắc không muôn dặm hoa vàng, heo hút đường về, non nước bốn nghìn năm soi nguồn đạo PHÁP Tận hồng châu, chuông lắng đồi thông, bào ảnh mấy trùng sương đẫm, mênh mông sóng cuộn, dòng đời quanh chín khúc rọi bóng phù VÂN
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]