Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Linh Xưa

30/10/201002:00(Xem: 4264)
Nhớ Linh Xưa

nuoc-mac-me-hien


Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu:

1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!

2. Họ là những doanh nhân tài ba và thành công, chính xác trong từng con số tính toán, chi li với từng phân lời, tiên đoán như thần mọi biến động trên thị trường, nhưng tất cả những cái tỉnh táo đó chỉ nhằm vào một đầu tư thật liều lĩnh, có thể gọi đó là một kiểu Risky Investment, đầu tư mạo hiểm, đó là niềm kỳ vọng vào con. Ai bình tĩnh sáng suốt nhất cũng phải nhận rằng trong mối đầu tư đó, thật ra chỉ có 50% cơ hội lấy lại vốn, đừng nói gì đến chuyện lời lãi. Cứ lo cho lắm vào, ngày con biết yêu người dưng thì cha mẹ thường chỉ là những bóng mờ sa mạc. Nếu không có những ràng buộc vật chất như tiền bạc nhà cửa thì quan hệ đôi bên còn thảm đến mức nào. Biết hết, nhưng đối với các doanh nhân đó, họ vẫn dành ưu tiên lớn nhất cho mối đầu tư phiêu lưu này. Nhìn họ, tôi nhớ mẹ quá chừng!

3. Họ là những người hiểu đạo, có đốt ra tro, họ vẫn là Phật tử với tâm niệm thường trực về nỗi đời hư ảo, họ thừa biết trầm luân là khó siêu dễ đoạ, họ biết kiếp người là mong manh, họ biết gì rồi cũng bỏ lại để về đất, họ biết thân người khó được, họ thừa biết mọi quan hệ chỉ là khách trọ qua đêm trong lữ quán đời, họ biết đời sống phải là từng khoảnh khắc tận dụng một cách hữu ích. Họ biết hết. Hiểu biết một cách bài bản, không thua một tu sĩ thứ thiệt. Vậy rồi họ có con, và Phật pháp mờ nhạt dần trong lòng. Những phút giây bình tâm họ cũng hiểu mình đang đánh mất bản thân, đang làm ngược lại điều mình hiểu. Nhưng vì con, họ thấy sao cũng được. Kẻ ít lời thì chỉ im lặng, hoặc khất hẹn tuổi già sẽ tu nhiều hơn. Kẻ cứng miệng thì tranh luận: Chăm sóc gia đình thiệt đàng hoàng đã là tu rồi. Họ nói có lý, không ai cãi với họ, chỉ thấy tội nghiệp khi nhìn thấy họ ngày một phóng dật hơn. Kiểu đó thì mai mốt tụng kinh cầu siêu cho họ phải đọc lâu hơn một chút rồi. Ôi tấm lòng những bậc cha mẹ. Nhìn họ, tôi nhớ mẹ tôi quá!

4. Họ là những chính khách từng ôm ấp biết bao hoài bão xây dựng non sông đất nước, từng vào sinh ra tử để bôn ba hành động, vậy mà khi nắm được quyền bính thì họ mới hiểu ra rằng – đối tượng ưu ái nhất trong lòng họ không phải là quê hương hay dân tộc gì cả, mà chỉ là mấy đứa con mang trong người dòng máu của họ! Họ chấp nhận trở thành tội nhân thiên cổ của người đời, tự chà đạp lên lý tưởng chính trị thuở nào, miễn là vinh thân, phì gia, và đám con cái cháu chắt của họ sống như ông hoàng bà chúa là được. Ở tuổi về già, chắc chắn có lúc họ cũng ngồi nghĩ đến chuyện luân hồi quả báo mà rùng mình với chính bản thân, nhưng chỉ cần nhìn lên tấm ảnh con cái treo trên tường – thì họ tiếp tục đi theo con đường tội lỗi của mình! Chỉ có cha mẹ mới có thể hy sinh ghê gớm như thế cho con cái mà thôi. Nghĩ về họ, tôi lại nhớ mẹ tôi!

5. Họ là những kẻ có chức có quyền, có bằng giấy hoặc bằng dỏm tiến sĩ; tuy nhiên, một đôi người vốn có một nhân cách bẩm sinh không tệ, và dĩ nhiên có thể rũ áo từ quan trong danh dự, nói theo trong nước là hạ cánh an toàn, nhưng vì tương lai của con cái, họ thò tay vào chàm mà nhúng. Nhúng càng sâu, càng đậm thì càng tốt. Đôi lần họ cũng có ý rút tay, nhưng chỉ vì một chút vòi vĩnh của con, mong mỏi con mình được bằng chị bằng em với thiên hạ thế là chuyện gì họ cũng làm: Đục khoét của công, tham nhũng, hối lộ, lừa đảo, phản bội, hại người... Chỉ vì con cái thôi. Nếu vợ họ mắc chứng vô sinh thì họ đâu có tệ đến mức đó chứ. Bởi nếu họ chỉ là người độc thân hay chỉ có vợ mà không con thì tình trạng có thể khá hơn nhiều. Bao la thay là lòng cha mẹ!

6. Họ là những tay gian thương hay anh chị giang hồ, sẵn sàng bắt người khác chết để mình sống. Thiên hạ bảo họ là máu lạnh, là không có tim. Nhưng nào ai biết họ vẫn có những bữa cơm tối với gia đình, và con cái chính là động lực để họ không sợ tội ác nào hết. Làm thuốc giả, buôn thuốc nghiện, bán vũ khí, bắt cóc tống tiền hay cướp giật giết người... Họ tàn nhẫn với tất cả thiên hạ, nhưng đừng vì thế mà nói họ không có tim. Họ có tim, nhưng nó chỉ thuộc về mấy đứa con của họ. Tim ai lớn rộng chứa được thiên hạ thì là hiền nhân, tim nhỏ hẹp quá thì ra ác nhân. Hình như là vậy.

Tôi đã nhớ đến mẹ tôi, một kiểu nhớ chẳng giống ai. Dĩ nhiên mẹ tôi không phải là đại diện cho tất cả những bậc cha mẹ mà tôi vừa kể, tôi chỉ thấy ở đây một sự tương đồng duy nhất, đó là mấy chữ Trái Tim Cha Mẹ. Còn trái tim đó được thể hiện ra sao thì còn tùy ở mỗi người. Một cách đơn giản nhất, càng nhớ mẹ, tôi lại càng nghĩ nhiều về những bậc cha mẹ trong dưới gầm trời này và cầu nguyện!

Lược trích Nhớ Linh Xưa - Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2013(Xem: 3348)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 3683)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
11/02/2013(Xem: 3750)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 8955)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 8390)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 2454)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 7499)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 2474)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 4898)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 3569)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567