Toại Khanh
Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
Có người không hiểu Phật, bảo Phật giáo Nguyên thủy là cục bộ, cũ kỹ, đóng khung, thiếu năng động. Rồi thì tự cho mình sứ mệnh làm mới mọi thứ. Có những cái MỚI đáng xem là tối tân hiện đại, nhưng cũng có những cái MỚI chỉ là thứ sản phẩm nửa chim nửa chuột, vừa đủ tạo ra một loài dơi.
Có người không hiểu Phật, đọc đâu đó về cái gọi là thời Mạt Pháp rồi thì nỗ lực làm cái việc mà họ gọi là bảo vệ chánh pháp bằng tất cả phương cách thế tục nhất. Nói như ai đó, Phật giáo cần được hiểu đúng chứ không cần đến một vành đai sắt tự vệ. Chánh pháp là những gì rất thật, như nắng gió, mưa sương, luôn cần được thấu đáo chứ không cần ai bảo vệ theo cách làm rào đuổi gà. Hiểu được thiên nhiên cũng là bảo vệ thiên nhiên. Không bị ngộ nhận thì Phật pháp tự dưng hưng phát. Lo ngọn quên gốc là một chuyện đáng buồn cho nhiều người hôm nay.
Có người không hiểu Phật, trách Phật pháp không có những phát minh khoa học, trách Phật im lặng về những vấn đề nóng bỏng mà khoa học hiện đại đang cố tìm hiểu. Gì mà quanh năm bốn mùa cứ Lục Căn, Tam Độc, Tam Học, Tứ Đế. Chán chết được!
Có người không hiểu Phật, cho rằng thiếu nghi thức màu mè thì không thể quyến rũ quần chúng. Thế rồi những phương tiện thầy thím kia chỉ đem về cho Phật giáo những chuyên gia xin xăm thích nhang khói nhưng luôn lẩn tránh những cơ hội văn kinh thính pháp. Họ sợ nghe giảng như ai kia sợ thần chú!
Có người không hiểu Phật, cho rằng cứu cánh Niết-bàn gì mà buồn quá đỗi. Cái họ cần đến là một nơi chốn thơm ngát mát mẻ có thể tung tăng vọng niệm, hoặc thanh cao hơn một tí là có chỗ để họ ngồi… tụng kinh!
Có người không hiểu Phật, than các pháp môn tu hành truyền thống khô khan quá. Họ bày biện nhiều trò nghe qua đã thấy hấp dẫn. Có điều là sau mấy chục năm tu vui kiểu đó, một ngày kia họ phát hiện mình vẫn đứng yên ở chỗ xuất phát.
Có người không hiểu Phật, than lời Ngài có vẻ khó theo, bèn tự kiếm ra một con đường xem chừng ngắn hơn, dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Cuối đời, họ giật mình ngó lại, mình chẳng còn là một Phật tử nữa, món duy nhất còn giữ lại được chỉ là cái pháp danh sư phụ đặt cho ngày trước. Nhìn lên ảnh tượng Thế Tôn họ bỗng thấy xa lạ quá chừng!
Vậy thì trong mấy mươi năm hoằng pháp, đức Phật đã nói những gì? Nói kiểu ỡm ờ thì Ngài chẳng từng nói một câu nào hết. Nếu nói cận nhân tình một chút thì suốt cuộc độ sinh đức Phật chỉ nói đến hai chuyện: Cái gì là khổ đau và thế nào là con đường thoát khổ.
Chưa thấy được việc trầm luân sinh tử là một gánh nặng thì có bôn ba, đôn đáo cách mấy cũng quẩn quanh trong những hình thức hiện hữu cách này hay cách khác. Nhà Phật gọi đó là samsāra – tức là hành trình của những tái hiện, trùng phục, lặp lại những thứ đã diễn ra từ vô thủy như những bèo bọt trên sóng nước.
Có người không hiểu Phật, bảo Phật giáo Nguyên thủy là cục bộ, cũ kỹ, đóng khung, thiếu năng động. Rồi thì tự cho mình sứ mệnh làm mới mọi thứ. Có những cái MỚI đáng xem là tối tân hiện đại, nhưng cũng có những cái MỚI chỉ là thứ sản phẩm nửa chim nửa chuột, vừa đủ tạo ra một loài dơi.
Có người không hiểu Phật, đọc đâu đó về cái gọi là thời Mạt Pháp rồi thì nỗ lực làm cái việc mà họ gọi là bảo vệ chánh pháp bằng tất cả phương cách thế tục nhất. Nói như ai đó, Phật giáo cần được hiểu đúng chứ không cần đến một vành đai sắt tự vệ. Chánh pháp là những gì rất thật, như nắng gió, mưa sương, luôn cần được thấu đáo chứ không cần ai bảo vệ theo cách làm rào đuổi gà. Hiểu được thiên nhiên cũng là bảo vệ thiên nhiên. Không bị ngộ nhận thì Phật pháp tự dưng hưng phát. Lo ngọn quên gốc là một chuyện đáng buồn cho nhiều người hôm nay.
Có người không hiểu Phật, trách Phật pháp không có những phát minh khoa học, trách Phật im lặng về những vấn đề nóng bỏng mà khoa học hiện đại đang cố tìm hiểu. Gì mà quanh năm bốn mùa cứ Lục Căn, Tam Độc, Tam Học, Tứ Đế. Chán chết được!
Có người không hiểu Phật, cho rằng thiếu nghi thức màu mè thì không thể quyến rũ quần chúng. Thế rồi những phương tiện thầy thím kia chỉ đem về cho Phật giáo những chuyên gia xin xăm thích nhang khói nhưng luôn lẩn tránh những cơ hội văn kinh thính pháp. Họ sợ nghe giảng như ai kia sợ thần chú!
Có người không hiểu Phật, cho rằng cứu cánh Niết-bàn gì mà buồn quá đỗi. Cái họ cần đến là một nơi chốn thơm ngát mát mẻ có thể tung tăng vọng niệm, hoặc thanh cao hơn một tí là có chỗ để họ ngồi… tụng kinh!
Có người không hiểu Phật, than các pháp môn tu hành truyền thống khô khan quá. Họ bày biện nhiều trò nghe qua đã thấy hấp dẫn. Có điều là sau mấy chục năm tu vui kiểu đó, một ngày kia họ phát hiện mình vẫn đứng yên ở chỗ xuất phát.
Có người không hiểu Phật, than lời Ngài có vẻ khó theo, bèn tự kiếm ra một con đường xem chừng ngắn hơn, dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Cuối đời, họ giật mình ngó lại, mình chẳng còn là một Phật tử nữa, món duy nhất còn giữ lại được chỉ là cái pháp danh sư phụ đặt cho ngày trước. Nhìn lên ảnh tượng Thế Tôn họ bỗng thấy xa lạ quá chừng!
Vậy thì trong mấy mươi năm hoằng pháp, đức Phật đã nói những gì? Nói kiểu ỡm ờ thì Ngài chẳng từng nói một câu nào hết. Nếu nói cận nhân tình một chút thì suốt cuộc độ sinh đức Phật chỉ nói đến hai chuyện: Cái gì là khổ đau và thế nào là con đường thoát khổ.
Chưa thấy được việc trầm luân sinh tử là một gánh nặng thì có bôn ba, đôn đáo cách mấy cũng quẩn quanh trong những hình thức hiện hữu cách này hay cách khác. Nhà Phật gọi đó là samsāra – tức là hành trình của những tái hiện, trùng phục, lặp lại những thứ đã diễn ra từ vô thủy như những bèo bọt trên sóng nước.
Chưa thấy được lý tưởng căn bản của đường tu là thấu suốt, buông bỏ và lợi tha thì mọi đạo lộ đều có thể là những lối mòn quẩn quanh.
Chưa thấy chán ngán những trò đùa hí lộng của nhân gian thì người ta vẫn còn đắm lụy những thứ màu mè trẻ con không thật sự cần thiết cho hành trình trưởng thành của bản thân. Bao nhiêu bày vẽ, bay nhảy, tô điểm, thêm thắt đều chỉ làm mất thời gian trước cái gọi là nội dung Phật pháp ấy.
TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn