Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Một Thời ( 40 năm về trước )

30/03/201506:32(Xem: 3681)
Có Một Thời ( 40 năm về trước )

Nguyen Hanh Hoang Thi Doan

 

                                   Có một thời dâu bể

                                   Nước mắt là huyết lệ

                                   Nụ cười chỉ tái tê

                                   Đời chìm vào cơn mê...

 

      Tôi muốn nói đến cái mốc thời gian cách đây 40 năm chính là tháng tư đen , nhưng lại là dấu ấn thắm màu máu đỏ đóng trên trang sử Việt Nam cũng là lằn ranh phân định  hai đoạn đời trước, sau năm 75 của người dân miền Nam nói chung và đời nhà giáo của tôi nói riêng, thật hoàn toàn tương phản!

      Đoạn đời trước đó, với ngôi trường phượng đỏ, tường hồng, còn ghi khắc bao kỷ niệm dễ thương mà tôi đã từng chia sẻ với học trò, với bạn bè. Ngược lại, đoạn đường sau này, dù ngắn ngủi hơn nhưng đã để lại cho đời mình những nỗi bi hài thâm thúy vô cùng!

      Xin chia sẻ với những ai chưa từng sống với "họ", những người đã may mắn ra đi sớm nhất và chưa hề biết Cộng sản là gì?!

 

                        Bức thư viết bằng máu!

 

      Người Huế hay nói: " Láo thiên láo địa, láo từ chợ Sịa láo vô ". Thật oan cho người Sịa. Tôi đã ở lại 14 năm sau 75,

nếu hỏi tôi ai láo nhất đời, tôi xin tặng ngay cho họ " Giải Nobel nói láo ". Láo từ trên xuống dưới, láo từ trong ra ngoài, láo từ  trước đến sau, láo có hệ thống, có chỉ huy, có áp lực.

       Khi xảy ra chiến cuộc với Trung Quốc năm 1978, con tôi đang học ở trường Đại học Bách khoa- Phú Thọ. Bọn đoàn viên mà mọi người gọi là bọn " ba mươi " làm nhiều điều xu phụ, nịnh bợ để giành quyền lợi vật chất, để phấn đấu vào đảng... Nhưng đến khi phải hy sinh như việc phải ra chiến trường chẳng hạn thì họ tìm cách đẩy bọn con em "nguỵ" đi trước. Khi chiến cuộc bắt đầu hơi căng, chúng bày trò " Cắt tay lấy máu viết lá huyết thư " đưa lên Thành uỷ xin tình nguyện nghỉ học để lên đường đi đánh Trung Quốc. Con tôi không biết gì cả, tự nhiên sáng dậy vào trường thì đã thấy tên mình đứng ngon lành trên bức thư viết bằng máu đòi bỏ học để lên đường cứu nước!!! Nhìn lại ngón tay mình đâu có đứt. Máu chó hay mực đỏ ? Hỏi quanh mấy thằng bạn, có nhiều đứa cũng con "nguỵ", cũng không đoàn viên, cũng không tình nguyện, cũng không " đứt tay " mà cũng có tên trên bức huyết thư đó!

       Bức thư dâng lên Khoa trưởng, Khoa trưởng dâng lên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Chủ tịch chấp thuận. Thư in lên báo, báo chí ca cải lương thêm, định ngày tháng rõ ràng trong hai tuần nữa là làm lễ xuất quân. Phát áo quần hành trang cho từng đứa và ông Chủ tịch sẽ đến dự lễ. Nhà trường ra thông báo ngày trình diện, các " sinh viên tình nguyện " phải mặc đồ nhà binh sẵn, mang ba lô để làm lễ xong là lên đường luôn. Nghe có vẻ là quá dứt khoát, có vẻ là lệnh lạc đã đâu vào đấy rồi. Tuy nhiên ở cuối thông báo có một câu rất mâu thuẫn khôi hài:

 

                   " Ai trốn trình diện sẽ bị đuổi học "

 

 

      À ha! Những đứa đã hăng hái cắt tay mình lấy máu để viết thư đòi nghỉ học để cứu nước, sao lại còn " trốn " nhỉ? Cái ngòi bút của họ sao mà dễ uốn cong đến thế! Cuối cùng cũng lòi đuôi chuột!!!

      Tất nhiên con mình với những thằng con " nguỵ " khác, bèn tẩu vi thượng sách. Không trình diện! Đành phải ra đi thôi, không còn con đường nào khác!

 

                          Mái tóc của Hiền

 

      Thời đó, ở trong nghề nhà giáo, tưởng đã núp lén được nhiều, yên thân hơn một chút, hóa ra họ gán cho các Cô mấy chữ " Cái máy cái " để sản xuất ra những cái " máy con "; ấy là các Thầy Cô được dạy nói dốc để đẻ ra những cái máy nói dốc khác, nhất là giáo viên Văn và Sử. Dạy lớp 9, phải ca tụng tác phẩm " Hòn Đất "của Anh Đức trong đó người mẹ là " Bà Cả Xợi " đã phĩnh dỗ được con trai theo "nguỵ" về để cho họ phục kích giết chết. Dạy lớp 11, phải đặt chuyện quan lại phong kiến áp bức nàng Kiều, phải ca tụng Từ Hải là cách mạng v.v... Thiệt là vui !

      Cô bạn dạy Văn kể lại: " Mình nói láo không trôi chảy nên mặt mày dễ bị lộ, cho nên đã có lần một thằng đoàn viên nó báo cáo là khi cô giảng bài, mỗi lần nói đến mấy chữ " Bọn quan lại mục ruỗng " là thấy cô cười méo méo, nửa cái miệng xích qua bên trái. "

      Rồi Cô kể tiếp:

    " Thường thường mình hay khó chịu với những mái tóc dài rũ xuống hai bên má, lòa xòa che cả mặt. Khi cúi viết bài, có em bỏ mặc cho tóc rũ phía trước che hết mặt; có em thì chống cùi chõ lên bàn, đưa một tay chống màng tang, vén bớt một bên tóc, chỉ còn một tay ghi chép một cách chễnh mãng.

       Một hôm, có một em ngồi ở đầu bàn, tóc xõa cả hai bên má, mình vừa giảng vừa bước xuống gần, nói nhỏ " Buộc tóc lên ", không ngờ cô bé cả gan ngước mắt lên nói lại với mình, cũng rất nhỏ: " Thưa Cô, mái tóc của em để xõa hay vén lên là có mục đích. Dạ, em vén lên những giờ khác, còn em xõa để che tai là các giờ Chính trị, Sử và Văn... Than ôi! Mình lại đang dạy Văn, đành cứng họng làm thinh, xấu hổ đến đắng cả cổ, không nuốt nổi nước bọt để mà giảng tiếp. Thế là mình đã quá dại, quá lộ liễu. Dạy Văn là phải nhai lại những giáo án soạn sẵn của họ; giảng Kiều mà kiếm cách chửi bọn phong kiến mục ruỗng áp bức nhân dân, thế cũng còn hơi dễ chứ giảng Kiều mà phải ngoẹo sao cho ra cái " Liên hệ thực tế, liên hệ tư tưởng là chống Mỹ cứu nước " thì thật là khó. Khó, nhưng rồi họ cũng dạy cho để nói được. Nói được, nhưng chắc cái miệng cười méo qua một bên như từng bị báo cáo có ẩn chứa một tình ý gì đó mà Hiền tinh ý nhận ra, mới dám phát biểu một câu nguy hiểm như vậy đó! "

 

                Tránh mãi cũng không được.

 

       Mỗi buổi sáng, sau khi ăn một củ khoai, xách chiếc xe đạp mini cũ mèm mà hấp tấp đạp tới trường.

       Hôm ấy ngày khai trường nhưng không phải là " Một sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi " đâu. Tôi đạp hộc xì dầu vừa gần đến trường thì đụng phải một cậu bé cũng đi xe đạp. Đang đi sát trước bên trái tôi, nó quẹo phải, tôi ủi vào, cả hai cùng ngã, may không ai bị gì hết. Thấy cái mặt sốt rét vàng bủng với áo quần màu cứt ngựa, biết ngay nó chính là con nhà " ngoài nớ " vô, tôi liền sừng sộ:

    - Đi chi lạ rứa, đồ khỉ !

      Nhìn một cái tăm bánh xe trước của tôi bị quẹo, nó lúng túng sợ sệt:

    - Cháu xin lỗi, cháu có đưa tay ra hiệu mà cô không tránh.

    - Tránh, tránh cái con khỉ, tránh ba mươi năm ni rồi mà không được, chừ phải đụng đây.

      Tự nhiên, bao nhiêu căm phẫn tôi trút hết lên màu áo cứt ngựa mà tôi đã vốn ghét sẵn:

    - Có biết đây là Saigòn không? Xe đạp là hạng bét rồi, còn ra hiệu cho ai tránh nữa- tôi trề môi kéo dài ra hai chữ " ra hiệu "- về trong rừng của mày mà ra hiệu cho khỉ nó tránh.

     Chưa đủ, tôi còn tặng cho nó một cái nguýt có đuôi rồi mới lật đật vào trường.

     Ai ngờ, Trời phạt! Một sự trùng hợp không thể tưởng tượng được! Ấy là giờ đầu, tôi điệu bộ bước vào lớp 10 C2 với cái vẻ nghiêm trang nhưng " hiền hòa, phúc hậu " của một nhà giáo đầy vẻ bao dung, nở nụ cười đầu năm để chào các em học sinh mới. Cả lớp đứng dậy, thì... ôi thôi, cái thằng bé kia đang đứng ngay ở bàn đầu.

     Trời! " oác " ơi là " oác ", thiệt không biết cách nào mà độn thổ cho rồi. Không biết lúc ấy cái mặt tôi ngượng đến cỡ nào, còn em học sinh kia thì cúi gầm mặt xuống.

    Từ đó, việc dạy lớp 10 C2 đối với tôi là cả một hình phạt tâm lý vô cùng nặng nề, kéo dài trong suốt cả niên học. Không bao giờ tôi quên được thái độ dữ dằn, làm đày làm láo không nhà giáo tí nào của tôi khi ăn hiếp đứa trẻ. Lắm lúc đang giảng bài mà thấy mặt nó, tôi khựng lại, thật ngượng cho cái lớp áo nhà giáo của mình. Cũng còn một chút may không phải là lớp Chủ nhiệm. Nếu không, với cái cách hướng dẫn gần gũi, thân tình của cô Chủ nhiệm, tôi biết ăn làm sao, nói làm sao! Trời phạt tôi cú này thiệt quá nặng!

 

                        Chỉ vì không có Prozac.

         Năm ấy, tôi làm Chủ nhiệm lớp 10 C3. Sau 75, trai gái học chung, có em Nguyễn văn Quang; em không thích học và cũng không giao tiếp với bạn bè.Tôi Chủ nhiệm nên theo sát để nâng đỡ. Thấy tập vỡ của em ghi chép loạn xà ngầu và thỉnh thoảng giữa bài lại chen vào câu " VC về rồi, đời không đáng sống! ". Ngồi trong lớp em không nghe giảng, thường thu mình lại. Tôi nhẫn nại khuyên bảo, hình như cũng có đôi chút lọt lỗ tai, nhưng rồi đâu cũng hoàn đấy.

     Tôi đến nhà em, tìm hiểu. Nghe cha mẹ bảo là ở nhà em chỉ cuộn mình mà ngủ, thậm chí cũng không muốn ra ăn, không tiếp xúc với ai. Tôi khuyên giải, lại chỉ một câu trả lời: " VC về rồi, đời không đáng sống! ". Tôi khuyên gia đình đưa em đi khám bệnh tâm trí. Kết quả là em bị bệnh trầm uất. Thuốc Prozac chữa được bệnh này nhưng kiếm đâu ra? Nhiều dược phòng tôi quen đã phải vứt thuốc xuống sông, xuống giếng để phi tang cái gọi là tư sản! Mổ xẻ nhiễm trùng còn chịu chết vì không có thuốc trụ sinh, huống chi những thứ thuốc xa vời đó. Tôi có dặn dò là gia đình lưu ý cất giữ những đồ vật nguy hiểm, đề phòng em làm bậy.

      Hè đến, không còn gặp nhau.

      Một hôm, rằm tháng bảy, tôi đang cúi đầu lễ bái tại một ngôi chùa, ngẩng đầu lên tôi bỗng lạnh cả xương sống. Một cái hũ mới toanh với tấm hình và tên: Nguyễn Văn Quang, đặt ở bàn thờ!

     Trời ơi! Sao vậy!? Đã dặn rồi mà! Tôi đạp xe một mạch đến nhà em ở Hàng Xanh. Cớ sự cũng là vậy: Một hôm cả nhà đi vắng, dao rựa đã cất hết nhưng về nhà thì hỡi ơi...        „như thế! ". Một mảnh drap xé dọc làm hai đã kết liễu một cuộc đời !!! 

 

 

 

                       Vẫn còn tình thầy trò

 

      Nói vậy chứ không phải tất cả đều là chuyện buồn! Tôi

vẫn tìm được những tấm lòng và đó là nguồn an ủi của lớp người ở lại như tôi, 14 năm đằng đẵng!

      Có đứa báo cáo mình thì cũng có những đứa méc lại với mình! Có những nam sinh đã hết lòng giúp tôi trong những giờ lao động, những lúc mít tinh.

     Kể không hết những nỗi buồn thấm thía trong những cái gọi là lao động XHCN. Giáo viên phải giữ xe đạp của học sinh để lấy tiền cho trường bằng cách bán vé; rồi giờ tan học phải chạy ra trước để chận xét vé xe. Giáo viên phải bán cà rem, bánh ngọt cho học sinh trong giờ ra chơi, phải chạy ra trước học sinh để kịp bán và phải hấp tấp vào lớp sau học sinh vì còn nạp tiền. Phải xỏ dép nhựa gia công, làm gia công cho các tổ hợp mành trúc. Tiền kiếm được đều nạp cho ban Giám hiệu, cũng không hề nghe báo cáo là họ dùng vào việc gì. Những việc đó làm cho mình nhiều khi nhìn lại mình, không biết mình có còn là " cô giáo " hay không nữa! Nhưng cũng chính trong những giờ lao động đó mà mình tìm thấy được là mình còn có học trò. Các em nam sinh luôn luôn giúp đỡ tôi tận tình trong các công việc nặng. Chúng nó gánh vác hết và bao che khi thấy tôi tinh thần sa sút, chán nản.

     Còn nhớ năm tôi làm Chủ nhiệm cấp lớp 11, có em Trần Quý là một tay anh chị chợ Bà Chiểu. Khi tôi được chia Chủ nhiệm lớp ấy, các bạn đồng nghiệp đều ái ngại cho tôi, nhưng rồi tôi đã phong cho Quý làm Trưởng ban Trật tự kiêm luôn Trưởng ban Lao động. Ấy là tôi khỏe re suốt năm! Những buổi mít tinh, luôn luôn có điểm danh, thành phố kêu có mặt 8 giờ sáng, xuống đến quận còn lại 7giờ, xuống đến trường còn lại 6 giờ rồi Công đoàn trường muốn lấy điểm, lại trừ hao thành ra bắt có mặt 5 giờ sáng! Luôn

luôn Quý dặn dò tôi "Cô cứ ngủ, độ 8,9 giờ Cô xẹt ra một chút cho có mặt để ký giấy điểm danh, còn mọi việc để em ". Quý làm sao không biết, mà mít tinh hoài, tôi chẳng bao giờ mất ngủ mà lớp tôi vẫn đứng trung bình. Còn lao động mành trúc, Quý cũng để cho tôi thỉnh thoảng vắng mặt, nhưng không hiểu sao lớp tôi cũng có vài lần đứng nhất?

     Trong các thứ lao động, tôi chọn việc trồng khoai. Nhà của Quý ở gần bờ sông, còn chút đất chưa trồng trọt, tôi đem lớp Chủ nhiệm về đó trồng khoai. Lao động ở đó để buổi trưa còn được lên nhà Quý nghỉ mát và uống nước, còn tôi cũng được " mát trời tranh thủ ngủ một giấc ". Thì ra thầy trò chi cũng lòi cái bản chất tiểu tư sản ra cả. Chính trong những ngày lao động với nhau đó mà tình thầy trò nẩy nở, nẩy nở luôn cả một chút gì sâu kín bên trong, hình như là tình cùng đứng chung một giới tuyến!

      Kết quả của ba tháng lao động: Chuột cống đang moi hết khoai củ. Ngày " thu hoạch " chỉ còn những dây khoai già vàng úa! Thầy trò chúng tôi " Liên hoan kết thúc thắng lợi của 3 tháng lao động XHCN " bên bờ sông thơ mộng bằng một bữa cơm độn bo bo với rau khoai lang già luộc chấm xì dầu chanh tỏi. Buổi ăn liên hoan đó chưa bao giờ ngon như vậy. Về trường cứ sự thật mà " báo cáo thành tích " với Công đoàn. Kết quả lớp tôi đứng chót !

     Vậy mà vẫn vui vì những kỷ niệm này làm cho thầy trò chúng tôi khắng khít thương yêu nhau hơn.

     Thì ra những ngày sống dưới sự đày đọa từ thể chất đến tinh thần của một thời ngày ấy, vẫn còn có những gì còn lại, những gì mang theo thật ấm lòng và mãi mãi là những nét đẹp dễ thương muôn đời, nhớ đến vẫn còn cảm thấy bâng khuâng cả " tấc lòng " !

      Bao nhiêu năm qua rồi! Dù người bên đây hay người bên đó, dù bát cơm trắng ngày nay thay bát cơm độn ngày nào, mong rằng chúng ta đừng bao giờ quên chúng ta đã từng có những tháng ngày dở sống, dở chết; chúng ta đã từng có một thời - Nước mắt là huyết lệ !!!

 

                                                                Mùa 30 tháng 4 

                                                                   1975-  2015

                                               Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
18/04/201518:16
Khách
Chị Nguyên Hạnh viết bài này hay quá, nhờ ở sự trung thực thấy sao viết vậy từ trải nghiệm của cuộc đời.Nhật Hưng xin đề nghị " Giải Nobel nói thật" cho chị.
18/04/201518:08
Khách
Chị Nguyên Hạnh Hoàng thị Doãn viết bài này hay quá, nhờ ở sự trung thực thấy sao viết vậy. Nhật Hưng xin đề nghị cấp "giải Nobel nói thật " cho chị.
31/03/201510:22
Khách
Một thời để quên và một thời để nhớ đến nổi uất hận, sự dối trá của độc tài đặt trên cổ toàn dân Việt đã 40 năm qua. Tháng tư này sẽ là cột mốc của sự thật ngôn luận để cho con cháu chúng ta được quyền hãnh diện làm người Việt Nam chân chính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2022(Xem: 2350)
Trân trọng giới thiệu Sách Mới: HƯƠNG PHÁP 2022 gồm 11 bài thi của các tác giả trúng giải Hương Pháp và Xuất Sắc trong Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp do Chùa Hương Sen tổ chức năm 2022 và đã phát giải thưởng vào ngày 11 tháng 12 năm 2022. Giải thưởng Cuộc thi sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 25,000.00 USD, được phân bổ thành các giải như sau: Giải I: $5,000.00, Giải II: $3,000.00, Giải III: $2,000.00 Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00 Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00
06/12/2022(Xem: 1882)
Thuở còn niên thiếu, ông Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.
04/12/2022(Xem: 2227)
Vậy đó mà đã một năm, thời gian trôi qua thật nhanh mà con dường như không để ý Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hôm nay nhờ Thầy gửi con mới biết là Tiểu Tường của Sư Bà Nhìn chân dung Sư Bà trong khung ảnh trái tim và 3 bông hồng rực đỏ, với gương mặt từ hòa, sống động , bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ lại hiện ra trong con thật gần gũi Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Sư Bà qua Đức, về chùa Phật Huệ, con luôn ngồi dưới chân Sư Bà, Sư Bà nắm tay con trong yên lặng, nhìn con thật ấm áp, như hình ảnh người mẹ hiền thương yêu con trẻ, những lúc ấy con chỉ hỏi " thưa, Sư khỏe không? Con thương Sư lắm" Sư Bà lại nhìn con thật âu yếm, xoa đầu và bóp nhẹ tay con, chỉ ngần ấy thôi là con đã cảm nhận được, tình thương trải dài, lưu chuyển theo từng tế bào mà Sư Bà đã truyền đến cho con, tâm từ bi loan toả con thấy chung quanh đều hiền hòa không còn những bụi bặm của thế gian.
04/12/2022(Xem: 2093)
Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.
03/12/2022(Xem: 4369)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
29/11/2022(Xem: 2659)
Nhân dọc một mẫu chuyện trên trang mạng điện tử nào đó, theo thuyết định mệnh có người đã cho rằng cuộc đời là một thước phim đã được quay sẵn. Vậy nếu ta chính là diễn viên thủ vai chánh với những nỗi buồn, niềm vui, kỷ niệm , nước mắt nụ cười mà tất cả đều cũng chỉ là những tình tiết trong KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI thì ai sẽ là người đạo diễn đây?
23/11/2022(Xem: 2608)
Vẫn còn đây những gương niệm Phật linh ứng Được quý Giảng Sư trong pháp thoại ba ngày Lịch sử Tịnh Độ Việt Nam …hãnh diện thay Trao truyền lại cho thính chúng hàng hậu học
21/11/2022(Xem: 5563)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2057)
Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.
12/11/2022(Xem: 4227)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]