Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy học như thể bạn sống mãi mãi! (Cảm nghĩ sau khi nghe TT Phổ Huân giảng pháp)

17/09/202419:12(Xem: 1487)
Hãy học như thể bạn sống mãi mãi! (Cảm nghĩ sau khi nghe TT Phổ Huân giảng pháp)

TT Pho Huan-2TT Pho Huan-4
Hãy học như thể bạn sống mãi mãi!

 

(VÀI CẢM NGHĨ SAU BUỔI PHÁP ĐÀM VỚI THƯỢNG TOẠ THÍCH PHỔ  HUÂN về CHỦ ĐỀ” PHẬT TỬ VIỆT NAM TU  TỊNH ĐỘ” trong chương trình trực tuyến Zoom online ngày 12/9/2024 của Ban Giáo Lý Hoằng Pháp  Âu Châu thực hiện hàng tuần

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Kính bạch TT Thích Hạnh Tấn, Chủ nhiệm ban Giáo Lý Hoằng Pháp  Âu Châu

 

Kính bạch TT Giảng Sư Thích Phổ Huân, Trụ trì  Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney / Úc Châu

 

Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau:  “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.”

Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình  tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.

 

Và như vậy Ngài Mahatma Gandhi đã gửi thông điệp đến mọi người rằng : Hãy giữ cho mình sự cân bằng giữa việc sống hết mình và không ngừng trau dồi kiến thức. Điều này sẽ giúp chúng ta  có một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn dù là trong đời sống thế tục hay trong sự tu tập để giải thoát.( PS- chính trong bài giảng hôm nay con đã ghi chú Thầy Phổ Huân đã muốn chuyển hai chữ Đạo Phật thành Đạo Giải Thoát mà Đức Phật Thích Ca là Đức Giáo Chủ)

 

Điều này chính là những gì  con cảm nhận sau buổi pháp đàm, và đã khiến con viết lại những điểm mới mà con học hỏi được  sau buổi pháp đàm này với những câu hỏi tế nhị của MC Nhuận Phát dù rằng nhiều chi tiết có liên quan rất nhiều cho những ai đã từng tham dự và  theo dõi xuyên suốt nhiều bài giảng từ trước ( ít nhất là 20 buổi) và kính xin tán thán những đạo hữu rất tinh tấn đã đồng hành cùng ban tổ chức thực hiện chương trình rất hữu ích này, vì mỗi buổi học thường ít nhất từ 45 đến 50 người thính pháp và đã có nhiều câu hỏi giúp cho người giảng và người nghe đều lợi lạc.

 

Kính xin tóm tắt những điều đã học:

 

1- Câu hỏi thứ nhất từ MC : Pháp môn Tịnh Độ được người VN đang tu tập có phải chính là của Việt Nam ta sáng lập riêng hay hoàn toàn phụ thuộc vào Tịnh Độ Trung Hoa?

 

-) Đáp : Dẫn chứng lời Giáo Sư Lê Mạnh Thát Phật pháp giảng dạy tại VN không hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Hoa và theo nhà trí giả Edward Conte thì tư tưởng Tịnh Độ đã có tại Ấn Độ từ sớm. Vào thế kỷ thứ 3 Ngài Khương Tăng Hội đã giới thiệu  kinh Vô Lượng Thọ , Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ, và Ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh A Di Đà.

 

Lại nữa ta đã biết thế kỷ thứ 6 Ngài Đàm Hoằng đã trì kinh Vô Lượng Thọ và vào thế kỷ thứ 12-13 , đời Lý Trần  chúng ta đã có thời khóa niệm Phật trong “ Khoá Hư Lục “của vua Trần Thái Tông mặc dù có đượm tư tưởng Thiền nhưng chỉ có giới trí thức ưa chuộng còn giới bình dân không rõ lắm

 

Chỉ có vào thế kỷ 20-21, Phật giáo VN chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa nhất là pháp môn Tịnh Độ.

 

2- Câu hỏi thứ 2 từ MC “ Khi phát triển pháp môn Tịnh Độ à Tịnh Độ Chân  Tông tại Trung Hoa và Nhật Bản đều  có 13 Tổ hoặc  7 Tổ  thì  Tịnh Độ VN có riêng các Vị Tổ chăng ?

 

Đáp : Mặc dù theo giáo lý và dựa vào Trung Hoa thì Sơ Tổ Tịnh Độ chấp nhận là Ngài Huệ Viễn, nhưng thực tế VN không nặng về Tổ của pháp tu trong dân gian, ai tu gì thì cứ tu . Mãi đến đầu thế kỷ 21, được biết mọi người đã tôn HT Thích Trí Tịnh là Sơ Tổ Tịnh Độ của VN và HT Thích Thiền Tâm là người kế tiếp. Điều này cho thấy một người muốn được xưng là Tổ  phải có sự hoằng dương rõ rệt và kiên trì theo đuổi pháp môn ây suốt trọn đời tu.

 

3-Câu hỏi 3 từ MC : “Phật giáo VN các truyền thừa đều bắt đầu từ thiền phái Lâm Tế nhưng sau này dòng Lâm Tế Chúc Thánh lại chuyên về Tịnh Độ ?”

 

Đáp : Thiền là ngôn ngữ luyện về Tâm , người trí thức ưa chuộng Thiền vì họ thích tư duy sâu sắc vượt qua ngôn ngữ, riêng giới bình dân rất giản dị và cho dễ ứng xử họ chỉ biết câu Niệm Phật và vì vậy để thích hợp nên có Thiền Tịnh song tu ,tuy nhiên ai muốn tu thế nào cũng được. Thật  ra dù Mật, Thiền, Tịnh gì cũng  lấy Niềm Tin làm chuẩn vì đó là là Mẹ  của công đức (Tha Lực và Tự Lực đều phải phối hợp với niềm tin) .

 

4- Câu hỏi từ MC : Tại sao Tịnh Độ có Tịnh tam kinh, thế mà vì sao chùa nào cũng chỉ có Kinh A Di Đà là được đọc tụng nhiều nhất ?

 

Đáp: Thật ra Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ chỉ dùng nhiều cho những người muốn nghiên cứu, các thời khóa tại chùa đã được sắp xếp theo một quy tắc sáng tụng  kinh Lăng Nghiêm , chiều kinh A Di Đà,kể cả lúc cầu siêu cho các đám tang,có lẽ vì ngắn và dễ phát ra thanh âm Nam Mô A Di Đà Phật.

 

5-) Câu hỏi từ MC : “Vậy thì nền tảng của hiện tiền Tịnh Độ VN là tịnh độ nhân gian ?

 

Đáp Hiện nay thuyết Tịnh Độ nhân gian thường được xiểng dương, nhưng thật ra từ ngữ này chỉ áp dụng  đúng nhất cho một Hành giả đã có tu tập rất nhiều năm và hiểu thế nào là Y báo và Chánh Báo.

 

Tịnh độ nhân gian là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt hiện thực của chúng ta tức là Tịnh độ.  Người trí thức thường quan niệm Tâm là Phật nên khi họ tu hành mà thể nghiệm được sự thanh tịnh của thân tâm thì Tịnh độ hiển hiện trước mặt. Nhưng chúng ta còn thân ngũ uẩn cơ bản xuất hiện do Nghiệp nên chúng ta không thể biết gì về những kiếp quá khứ của mình thì làm sao có thể đối phó được với những vô thường bắp bênh của những hiện tượng vật chất ngoại trừ Đức Phật .

Và từ đây ta nên gọi Đạo Phật là Đạo giải thoát có giáo chủ là Đức Bổn Sư

 

Cũng nên biết khi ta Quy y Tam Bảo là muốn triệt cái Ngã của mình,và chỉ khi tâm đã thanh tịnh hoàn toàn thì mới gọi là tịnh độ nhân gian

 

Do vậy phải hài hoà rằng tuy mình rất nhiễm ô, nhưng có thể vô nhiễm trong từng sát na khi luôn nghĩ thiện và nương vào câu niệm Phật.

 


 

6)- Câu hỏi từ MC: Làm sao để đạt tới chỗ thanh tịnh của thân tâm và về đến Tây phương Cực Lạc?

 

Đáp: Trong câu hỏi đã có câu trả lời, đó là tuỳ theo ước nguyện của hành giả đó có muốn về đó không và có chia sẻ thiện tâm của mình đến với mọi người không, về cõi Tây Phương là phải thực hành Bồ Tát Đạo

 

7-) Câu hỏi từ MC : Tại VN,các hội niệm Phật được thành lập từ bao giờ ? Có mang những nét đắc trưng của Tịnh Độ giống như bây giờ không ?

 

Đáp : Theo dòng lịch sử chúng ta có những hội niệm Phật từ những cư sĩ và tăng sĩ.

 Thí dụ vào năm 1948 có cư sĩ Chơn Như Minh Trí, 1955 có nhà trí giả Đoàn Trung Còn, HT Thích Trí Tịnh, đến năm 1957 có HT Thích Thiện Phước tại chùa Linh Sơn, và đến năm 1971 có HT Thích Thiền Tâm chuyên về Mật, Tịnh,Thiền .

Gọi là hội niệm Phật nhưng bắt buộc phải học Giáo lý , ngoài Tam kinh Tịnh độ, hành giả phải học Bát Nhã , Tánh Không nếu không thì sẽ dễ biến thành mê tín .

 

Vì vậy hiện nay Phật giáo Hải ngoại của người VN thường được giảng dạy các bộ kinh Đại thừa bên cạnh pháp môn niệm Phật.

 

8-) Câu hỏi của MC tiếp theo:”Các khoá tu Phật thất từ 7 ngày hoặc , 100 ngày có ích lợi gì? “

 

Đáp : Rất có ích lợi vì tập mình có một thói quen, mà những gì được lập đi lập lại nhiều lần sẽ đi vào tiềm thức !

 

9- ) Câu hỏi tiếp theo từ MC: “Có phải  10 cách niệm Phật trì danh  như  phản văn , sổ châu,  tuỳ tức , truy đảnh  … Theo Thầy cách nào thích hợp nhất  cho Phật tử tịnh độ ?

 

Đáp Thật ra những cách niệm Phật đều tuỳ thuộc vào căn cơ của mỗi người .Niệm Phật không phải chuyên chỉ về miệng niệm, mà dùng tâm để tưởng niệm, cũng là niệm Phật. Mới đầu cách niệm Phật rất vi tế, người trí thức tưởng Phật trong tâm để xoá bỏ nhưng tư tưởng thô ác , dần dần theo thời gian với những phức tạp vật chất người ta chỉ dùng phản văn để vừa niệm vừa nghe

 

Vậy thì

 -) Niệm Phản văn hay còn gọi là niệm kim cang : Niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá, không nhỏ quá. Bất luận là niệm 4 chữ, hay 6 chữ, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một, thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được.Phương pháp niệm này hiệu lực rất lớn lao, ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan. Có thể nói  phương pháp niệm Phật, phương pháp này thường được dùng hơn hết. Với phương pháp này lại có tên là phản văn niệm Phật nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về lại tai

 

—)Niệm từng loạt 10 niệm (sổ châu ): Khi niệm dùng chuỗi hạt (108 hạt ) để ghi số loạt, cứ mỗi loạt mười câu. Sự ghi số có nhiều cách: hoặc niệm 3 câu một hơi, làm như vậy 3 lần, đến câu tiếp thì lần một hạt chấm câu; hoặc 3 câu một hơi, rồi 2 câu một hơi nữa, như vậy 2 lần rồi lần một hạt. Như vậy là cứ mỗi khi lần một hạt chuỗi tức là đã niệm xong 10 niệm.

 

Phương pháp này bắt buộc tâm hành giả vừa niệm Phật, lại vừa phải nhớ số câu niệm, Cho nên, dù tâm không chuyên, buộc cũng phải chuyên. Nhờ có sự cưỡng bức ấy mà đối trị được các tạp niệm lăng xăng, tâm trở nên chuyên nhứt. Thật là một phương pháp hay và rất thích nghi với những kẻ nào tâm niệm quá chao động. Cho quý Thầy khi đi Phật sự thường dùng pháp này và cư sĩ tại gia thời gian bận rộn thường dùng chuỗi 18 hạt

 

-) Niệm truy đảnh: Cũng giống như phép niệm Phản văn đã nói đoạn trước, nhưng giữa chữ trước và chữ sau, giữa câu trước và câu sau, đừng để xen hở. Chữ nọ bồi vào chữ kia, câu sau chồng lên câu trước, trung gian không cho dứt hở, nên gọi truy đảnh. Truy nghĩa là đuổi theo, đảnh nghĩa là đầu.

Với ý nghĩa chữ truy đảnh, câu câu truy đảnh một cách chặt chẽ, nên tạp niệm không cách gì xen vào được. Trong lúc niệm, do trong lòng tình tự khẩn trương, tâm và khẩu cùng xúc tiến một lần, phát sanh được chánh niệm. Oai lực của chánh niệm càng lớn càng lấn át tất cả, làm cho tâm tưởng vô minh tạm thời phải chìm lặng. Phương pháp niệm này có hiệu lực rất lớn, xưa nay thường được số đông các bậc tu tịnh nghiệp dùng đến.

 

-) Niệm đếm theo hơi thở (tùy  tức): Niệm như pháp truy đảnh trước kia, không kể số danh hiệu Phật niệm được nhiều hay ít, chỉ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm mà hít thở vào. Khi thở ra lại, tiếp tục niệm như trước. Cứ 10 lần như vậy, thì gọi là 10 hơi niệm. Phương pháp này sở dĩ thiết lập ra đặc biệt dành riêng cho những người quá bận rộn, tiện cho sự thực hành hằng ngày

 

Nói tóm lại Tịnh  độ VN thường xuyên thực hành theo 4 cách phản văn , sổ châu, tuỳ tức và truy đảnh nhưng tóm gọn lại Niệm Phật bao gồm trong 4 phương pháp niệm Phật, đó là Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật và Trì danh niệm Phật.

 

10-) Câu hỏi từ MC : Như vậy ta có theo khế lý khế cơ bắt chước và thay đổi theo cách niệm Phật của các nước bạn không ?

 

Đáp Thật ra dù đi theo nước nào thì phương pháp niệm Phật cũng lấy Thân, Khẩu, Ý làm đầu , chỉ cần quay vào bên trong mình là Tâm để tu không thấy tự ngã và cho đến nhận ra các pháp đều là vô thường, do duyên khởi đều là huyễn giả rồi buông là được còn dùng cách nào để niệm Phật cũng  được hết.

Quán tưởng và Thật tướng rất khó, hãy mượn Hồng danh 6 chữ Di Đà để nhớ đến  6 căn khi tiếp xúc với 6 Trần đừng để nhiễm ô là được vì Tịnh và Nhiễm có thể sinh diệt trong sát na.

 

Cũng cần nên chú ý đừng đoán bề ngoài của một người có tu hay không tu tập, vì  có thể trong vô lượng kiếp,những người ta gặp họ đã tu hành nhiều năm và nhớ là những ai có dịp học Phật Pháp được vào lúc này là chắc chắn đời kiếp nào đó họ  đã gặp được một vị Phật !

 

Vài câu hỏi khác từ anh Quảng Huệ : “Phật tử tại gia có đắc được Niệm Phật tam muội ? “

 

Đáp :Tam muội tức là đã vượt qua mọi sự chấp trước , niệm Phật tam muội là đến chỗ niệm mà vô niệm , lúc đó đã thấy các pháp đều là huyễn và lúc nào tâm cũng ở trạng thái tỉnh thức, đã phát tâm Bồ đề

 

Từ đạo hữu Thuý Nga - Huệ Tâm Hiền : “Kính xin Thầy giảng thêm chỗ tuỳ tức”

 

Đáp : Ý thức đời người sống chết đều do hơi thở, rất thực tế —- hãy tập trung qua hơi thở bằng cách thở vào : A Di, thở ra : Đà Phật thì sẽ dưỡng tâm

Nên giữ cho cơ thể được có sức khỏe và ngủ đủ vì con người dễ thương nhất là khi ngủ không mộng mị .

 


 

Từ đạo hữu Trần hữu Đại:” thế nào là xả ly ?”

 

Đáp: khi ta nghe được tiếng nói tự tâm rằng “phải nên  hoặc theo đuổi hoặc dừng lại”. Để rồi quyết định được hay không chỉ có bằng vào niềm tin của mình vào Phật Pháp theo cấp độ nào đó ta sẽ biết mình khi nào buông, xả . Do vậy trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào sáng sớm hãy phản quang tự kỷ hỏi mình “ MÌNH CÓ  THẬT CHÂN THẬT VỚI MÌNH  KHÔNG QUA CÁCH NHẬN THỨC SỰ THẬT ? “ thì sẽ phá vỡ được những ngụy biện

 

Cư sĩ Minh Đạo dâng tặng TT Giảng Sư bài thơ  rất hay và buổi pháp đàm kết thúc sau 1 giờ 50 phút.

 

 

 

Lời kết:

 

Thật là một buổi pháp đàm rất hữu ích trong lúc này đối với Phật Tử chúng con đang tu tập vi cách Niệm Phật.

 

Kính đa tạ TT Giảng Sư đã cho thính chúng những lời đáp đã minh giải tất cả những gì mà người Phật tử VN tu theo Tịnh Độ cần biết và thường ưu tư.

 

Thầy đã nhắc lại thời Đức Phật còn tại thế, Niệm Phật là một trong những pháp tu căn bản của Phật giáo Nam tông, do chính Đức Phật Thích Ca chỉ dạy. Niệm Phật hay niệm ân Đức Phật Thích Ca đạt nhất tâm thì thành tựu Định (Chỉ). Hành giả cần phải tu Tuệ (Quán) để quét sạch phiền não, lậu hoặc, vô minh mới thành tựu giác ngộ, giải thoát. Lộ trình tu tập của Đức Phật Thích Ca với Định - Tuệ viên mãn là minh chứng cụ thể.

 

Nhưng đến ngày nay qua nhiều biến chuyển , niệm Phật đã biến đổi theo nhiều phương cách để thích hợp với sự phát triển của công nghệ và đổi thành Thập chủng trì danh.

1-Phản Văn Trì Danh: , miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác

2-Sổ Châu Trì Danh: Đây là cách thức miệng vừa niệm, tay vừa lần chuỗi.

3- Tùy Tức Trì Danh: Niệm Phật thầm hay niệm se sẽ tiếng, nương theo hơi thở, mỗi hơi thở ra vào đều một câu Phật hiệu;

4-Truy Đảnh Trì Danh: Khi dùng cách nầy, nên niệm nho nhỏ tiếng, mỗi chữ mỗi câu đều kế tiếp nhau liên tỏa chặt chẽ, chữ sau đuổi theo chữ trước, câu nầy gối đầu câu kia nên gọi là “Truy Đảnh.” 5- Giác Chiếu Trì Danh: Niệm Phật theo giác chiếu là một mặt niệm Phật, một mặt hồi quang soi trở lại chân tánh của mình )

6-Lễ Bái Trì Danh: Phương thức nầy là vừa lạy vừa niệm Phật.

7- Ký Thập Trì Danh: Đây là cách niệm ký số, cứ lấy mỗi 10 câu làm một đơn vị

8- Liên Hoa Trì Danh: Lấy bốn sắc hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, vừa niệm vừa tưởng, luân lưu chuyển tiếp, là danh nghĩa của lối niệm trên đây.

9- Quang Trung Trì Danh: Vì có hành giả khi nhắm mắt niệm Phật, thường bất chợt thấy những hình tướng ô uế, hoặc màu sắc đen tối xao động nổi lên, nên cổ đức mới truyền dạy cho cách thức nầy. Đây là phương pháp vừa niệm Phật, vừa tưởng mình đang ngồi giữa vùng ánh sáng trong suốt to rộng.

10 Quán Phật Trì Danh: Pháp quán tưởng trong Quán Kinh rất trọng yếu, công đức cực kỳ to rộng, nhưng chưa phải là phương tiện phổ thông cho chúng sanh thời Mạt pháp hành trì.

 

Để rồi Giảng Sư cho một lời kết rất hùng hồn rằng “Tất cả chỉ là đến bằng niềm tin và do sự tỉnh thức đã có trong nhiều kiếp trước và ngày nay phải tiếp tục kiên trì thực hành đến mục đích phải đạt được là sự thanh tịnh của tâm, nghĩa là vượt qua mọi chấp trước, dù rằng chấp để được vãng sanh. Phải thấy các pháp đều là huyễn, đều gá hợp do duyên và tịnh, nhiễm sẽ thay đổi trong từng sát na mà chỉ có câu niệm Phật mới có thể giúp ích hữu hiệu nhất vì phương pháp này do một thói quen trì danh niệm Phật

Qua buổi pháp đàm này đã giúp con sẽ không ngừng học hỏi vì  nếu con chú tâm lắng nghe, đặc biệt là trong bối cảnh tâm linh hoặc trong việc học hỏi, đã giúp con tăng cường tính nhận thức và mang lại nhiều lợi ích cho tiềm thức con.

 

Kính cảm ơn MC Nhuận Phát đã gợi ý nhiều câu hỏi thật hợp tình, hợp lý và chứng tỏ được sự nghiên cứu về chủ đề này rất tinh tường

Kính chúc TT luôn thành tựu trên đường hoằng pháp và sức khỏe luôn dồi dào

 

Kính tán dương sự lợi ích khi được thính pháp

Người Phật  tử cần có thời gian để quay vào bên trong

Tu pháp môn nào cũng phải khởi phát Bồ đề tâm

Lấy cảm hứng từ Thầy, Tổ học hỏi, áp dụng mọi hoàn cảnh !

 

Tu tập  giới định huệ, 

giữa thế giới Ta bà đầy dẫy khổ nạn

Dù mỗi một sát na, tịnh nhiễm sinh diệt không ngừng

Do vậy lấy câu niệm Phật nơi hơi thở vào, ra mỗi lần

Tâm sẽ không còn lo sợ cảm thọ khổ báo!

 

Bình an là không bị hoàn cảnh quấy rối mà khởi phiền não,

Muốn vậy hãy áp dụng 4 cách niệm Phật trì danh

Rất thông dụng “Tuỳ tức, sổ châu truy đảnh, phản văn”

Vừa thể nghiệm Phật lý, vừa phản quan tự ngã,

 

Sống đời năm trược của cõi Ta bà

tự tại vô ngại tiến về Cực lạc bằng tâm buông xả !

Kính tri ân ban giáo lý hoằng pháp Âu Châu

Mỗi tuần , mỗi tháng từ đầu năm 2024 … tiếp tục đào sâu

Pháp môn Tịnh Độ qua nhiều thông điệp từ Chư Tổ

 

Phật pháp luôn bất tư nghì đã thể hiện rõ

Tha lực, Tự lực đều  bắt đầu bằng hai chữ NIỀM TIN

 Đến một lúc, sẽ thấy ẩn tàng trong tịnh tam  kinh 

“TỰ TÁNH ĐI ĐÀ, DUY TÂM TỊNH ĐỘ !”

 

Úc Châu 14/9/2024

 

Phật tử Huệ Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2024(Xem: 1730)
Lịch trình thuyết giảng của Hòa Thượng Pháp Tông tại Úc (tháng 4 năm 2024)
24/03/2024(Xem: 1740)
Từ khi con có cơ duyên thính pháp và trình pháp với nhiều bậc đại giảng sư quảng bác, đa văn, thể nghiệm Phật Pháp được nhiều năm nay, con vẫn nghĩ rằng Pháp Đàm thật ra khó hơn Pháp thoại rất nhiều vừa cho giảng sư vừa cho người thính pháp vì rằng buổi pháp đàm ấy thường phải tuỳ thuộc rất nhiều về những câu hỏi của MC và những người nghe pháp vì đòi hỏi XỨ, CƠ, THỜI GIÁO ( có nghĩa là đề tài trình giảng có phù hợp với sự đòi hỏi của chủ nhiệm muốn mở mang xây dựng, có phù hợp với căn cơ đối tượng mà tuỳ bịnh cho thuốc, có phù hợp với thời đại4.0 công nghệ hiện nay không, và cuối cùng giảng sư có giúp người nghe nâng cao Chánh kiến và hiểu rõ chủ đề hơn thêm không)
20/03/2024(Xem: 1786)
Lời đầu tiên kính xin được chúc mừng đến quý đạo hữu trong đạo tràng ĐGĐQĐ đã tham dự ngày thọ bát quan trai 17/3/2024 và đã có sự an lạc và phước báu vô cùng khi thu thập được 5 lợi ích của sự nghe pháp đến từ những bậc cao tăng, rất uyên bác và đầy khiêm tốn mà người viết thấy đúng với một câu danh ngôn mà mình đã học -“Khi một người khiêm tốn, đó là lúc người ấy tiến gần đến sự vĩ đại." Tagore Hơn thế nữa chủ đề của buổi pháp thoại hôm nay khi được thông báo là KHUYẾN TU, tự nó có ý nghĩa rất phổ quát, có nghĩa là qua buổi giảng pháp, quý Thầy đưa đến cho các Phật tử những lời góp ý chân thành, từ một người đi trước dày dặn kinh nghiệm sẽ là kim chỉ nam giúp ta tỉnh táo, sáng suốt, thay đổi bản thân và đi đúng đường và chắc chắn mang đến sự thay đổi kỳ diệu cho cuộc sống, trên phương diện đạt đến vạch đích an lạc thân tâm mọi thời mọi lúc.
18/03/2024(Xem: 1273)
Tôi rất vui, khi bước vào đây, bước vào đây và biết được rằng, ở nơi đây có chúng xuất sĩ Nam ở trú xứ Trời Quang và Giới xuất sĩ Nữ ở trú xứ Trăng Tỏ. Trời mà không quang, làm sao chúng ta thấy mặt nhau, cho nên chúng ta thấy mặt nhau, ta hỗ trợ nhau tu học trong tinh thần thương thân, tương ái; trong tinh thần của tình huynh đệ; trong chí nguyện Bồ Đề. Nếu chúng ta không có Trời Quang thì lấy gì để mà tương thân tương ái, khi chúng ta sống quá nhiều lầm lỗi trong dòng chảy vô minh, tham ái, chấp ngã, chấp Pháp và trời không quang, lấy gì mà trăng tỏ? Cho nên, Trăng tỏ được là từ nơi Trời quang. Tuy, Trời quang Trăng tỏ, nhưng đâu ra đó. Trời quang có thể tính, có tác dụng, có hiệu quả của Trời quang; Trăng tỏ có nhân duyên, có tác dụng của Trăng tỏ.
09/03/2024(Xem: 2259)
Kính dâng đến HT Thích Thông Trí cùng quý đạo hữu vài vần thơ cảm tác từ bài pháp thoại Đích đến mọi pháp môn của Phật giáo vẫn là “ giải thoát sinh tử “! Từ khi tịnh độ ra đời …. Niệm Phật tín thành và phát nguyện cầu vãng sanh Riêng Thiền Tông, muốn bước vào phải qua được cửa Không Là Trí tuệ Bát Nhả thấu hiểu “muôn pháp thế gian chỉ là gá hợp, giả huyễn” Nên “ Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” chỉ do tịnh hoá nghiệp được chuyển !
08/03/2024(Xem: 2368)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
07/06/2023(Xem: 4010)
June 4, 2023 - Wisdom of Emptiness - Vietnamese Version
15/05/2023(Xem: 3128)
Tám Từ Thay Đổi Cuộc Đời của Bạn
15/05/2023(Xem: 3249)
Lời Sám Hối Muộn Màng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]