Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀

27/07/202108:36(Xem: 25631)
Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀



Thiền Sư Định Hương
(Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)
  Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
   Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
 Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Định Hương (?- 1051), ngài thuộc đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 253 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid (đầu tháng 5-2020).

Thiền sư Định Hương, theo Hoà Thượng Thanh Từ, gọi là Trưởng Lão Định Hương, xưng tôn những bậc trên 80 tuổi, Sư Phụ có xưng tôn Trưởng Lão Hoà Thượng Huyền Tôn.

Sư Phụ giải thích, thế kỷ thứ 6 có thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi lưu truyền đến thế kỷ thứ 9. Sau đó có thiền phái Vô Ngôn Thông đến Việt Nam và kéo dài suốt 4 thế kỷ từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13.

Vô Ngôn Thông là vị thiền sư khai sáng dòng thiền Vô Ngôn Thông ở Trung Hoa đầu tiên đến Việt Nam và là đệ tử đắc pháp của ngài Bách Trượng Hoài Hải. Thiền sư Vô Ngôn Thông kế truyền lần lượt đến thiền sư thứ nhì là Cảm Thành, Thiền Sư Thiện Hội, Thiền Sư Vân Phong, Quốc Sư Khuông Việt, thiền sư Đa Bảo, Trưởng Lão Định Hương.

Sư Định Hương có họ Lữ, quê ở Chu Minh, xuất gia từ thuở nhỏ, theo học với thiền sư Đa Bảo. Sư theo Thầy ngót 24 năm, thâm hiểu pháp môn thiền chỉ. Trong nhóm môn đồ của thiền sư Đa Bảo, Sư là người xuất sắc nhất.

Sư Phụ giải thích:
Thiền Sư Định Hương đã có 24 năm hầu thầy và tu tập pháp môn thiền chỉ. Thiền chỉ là một trong hai pháp môn chính của Phật giáo, thiền chỉ và thiền quán,
- Thiền chỉ, tiếng Phạn gọi là samantha, Chỉ là dừng lại mọi vọng niệm, bằng cách trú tâm vào một đề mục, chẳng hạn như trú tâm vào chóp mũi, vị trí nơi hơi thở vào & ra, hơi thở vào mình biết hơi thở vào, hơi thở ra mình biết hơi thở ra, thở ngắn biết là thở ngắn, thở dài biết là thở dài, cột tâm mình vào hơi thở, không để tâm phân tán loạn. Kết quả của thiền chỉ làm lắng dịu năm triền cái, tham dục, sân hận, thuỳ miên, trạo hối, hoài nghi, tâm trí được vắng lặng. Kết quả tu tập theo thiền chỉ, hành giả sẽ đắc được ngũ thần thông: 1/thiên nhãn Thông, 2/thiên nhĩ thông, 3/tha tâm thông, 4/thần túc thông, 5/túc mạng thông.


Đối với người tu thiền chỉ đắc ngũ thông dễ dàng, ngay cả ngoại đạo tu thiền chỉ cũng được 5 loại thần thông này, vì đơn giản là “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, nghĩa là “dồn hết sức mạnh của tâm mình lại 1 chỗ, thì không việc gì mà tâm không làm được”, cũng giống mình gom ánh sáng của mặt trời vào kính hội tụ thì có thể phát ra lửa, còn để ánh sáng tán loãn trong hư không bao la sẽ không đủ sức nóng.

 

Sư phụ cũng nhắc thêm, hành giả tu thiền chỉ sẽ đắc 4 tầng thiền và khi mạng chung sanh về các cõi trời sắc giới để tiếp tục tu tập:

 

1/Sơ Thiền: ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ." . Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới: phạm chúng, phạm phụ, đại phạm)

2/Nhị thiền: diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, với trạng thái hỷ lạc do định sanh. Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới bậc hạ: thiểu quang, vô lượng quang, quang âm.

3/Tam thiền: ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ, “Xả niệm lạc trú”. Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới bậc trung: Thiểu tịnh, vô lượng tịnh, biến tịnh.

4/Tứ thiền: xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh." Khi mạng chung, thác sinh về cõi trời sắc giới cao nhất: Vô vân, Phước sanh, Quảng quả, Vô tưởng, Bô phiền, Vô nhiệt, Sắc cứu cánh, Đại Tự Tại.


- Thiền quán, tiếng Phạn gọi  là Vipassana, là thiền minh sát tuệ, nghĩa dùng trí tuệ để quán chiếu, nhìn mọi sự mọi vật như chúng đang là để hành giả không rơi vào ngã chấp và pháp chấp, đoạn trừ vô minh, phiền não, đưa đến trí tuệ giải thoát, không còn sanh tử luân hồi.
Tu tập theo thiền quán sẽ chứng đắc tứ quả Thanh văn:

Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Hành giả chính thức thoát khỏi vòng sanh tử khổ đau luân hồi, không còn tái sanh nữa.

Một hôm, Sư Định Hương hỏi Thầy: -Làm sao thấy được chân tâm?
Ngài Đa Bảo đáp: -là người tự nhọc.
Sư hoắt nhiên tỉnh ngộ, thưa: -tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con.
- ngươi hội chưa?
- Đệ tử hội rồi lại đồng chưa hội.
- Cần phải gìn giữ cái ấy.
Sư bịt tai, xây lưng đứng.
Ngài Đa Bảo liền nạt: Đi!
Sư sụp xuống lạy.
Ngài Đa Bảo dạy: Về sau ngươi lại giống một kẻ điếc để tiếp người.

Sư Phụ giải thích, câu “là người tự nhọc “:
- chân tâm là cái của riêng mình, lặng lẽ vô hình, không cần phải nhọc nhằn tìm kiếm, vì chân tâm là của riêng mình. Tâm là biết, cái biết mà động (do duyên cảnh bên ngoài) là vọng tâm, cái biết (lặng lẽ, không duyên ngoại cảnh) là chơn tâm, chơn tâm đo tự mình nhận ra, không phải mất công chạy đi tìm.

 


Kinh Lăng Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm, kinh  Viên Giác ví chơn tâm như nước, vọng tâm ví như sóng. Nước và sóng tuy hai mà một, lìa nước thì không có sóng và ngược lại. Sóng là phiền não, nước là bồ đề. Sóng là do duyên gió tạo thành, không có gió thì không có sóng. Sóng hết thì nước lặng lẻ, bình yên.

Sư Phụ có kể lúc Sư Phụ chờ tàu đi vượt biên, ở một nhà đệ tử ở dưới Long Xuyên, Hậu Giang (cách Sàigon khoảng 185 km về phía tây nam, cách Cần Thơ khoảng 60 km về phía tây bắc và cách biên giới Campuchia 55 km), Sư phụ phải uống nước lóng phèn 1 tuần lễ, nhìn nước đục thấy sợ hãi mà phải uống, nước ở vùng này nhiều phù sa nên luôn vẫn đục, phải để phèn chua lóng cho nước trong lại mới uống được. Tìm nước trong ở trong nước đục cũng như chân tâm và vọng tâm trộn lẫn nhau. Tu là loại bỏ vọng tâm vẫn đục, chân tâm bản thể tự hiển lộ, không cần tìm ở chỗ khác.

Ngài Định Hương sau khi nghe 4 chữ “là người tự nhọc “, hoát nhiên tỉnh ngộ. Sự đốn ngộ của Sư là được tiệm tu trong suốt 24 năm thiền chỉ bên cạnh Sư Phụ Đa Bảo.
Sư Định Hương thưa: “hội rồi mà đồng chưa hội”, cái của riêng mình từ xưa tới nay như vậy, không cần đạt hay không đạt.
Ngài Đa Bảo nói: “cần phải giữ gìn cái ấy”, là phải giữ gìn cái thấy.
Sư Định Hương bịt tai quay lưng, vô lễ như không cần nghe nữa.
Nhưng Sư Phụ giải thích câu, cần giữ gìn cái ấy là cái bẩy của Ngài Đa Bảo, và Sư đã được ngài Đa Bảo ấn chứng: Đi! và Sư Định Hương sụp xuống lạy, nhận sự ấn chứng nhẹ nhàng “Đi!”.
Ngài Đa Bảo đúc kết “về sau ngươi giống như kẻ điếc để tiếp người “

Bấy giờ, Đô tướng Thành hoàng sứ tên Nguyễn Tuân rất quý mến Sư, thỉnh Sư về trụ trì chùa Cảm Ứng ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Đức. Học chúng các nơi vân tập đông đảo. Sư có công lớn trong việc giáo hoá người.
Đến ngày mồng 3 tháng ba năm Canh Dần nhằm niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ ba đời Lý Thái Tông (1051), Sư gọi đồ chúng lại và để kệ:

Xưa nay không xứ sở
Xứ sở là chân tông
Chân tông như thế huyễn
Huyễn có là không không

( Bản lai vô xứ sở
Xứ sở thị chân tông
Chân tông như thị huyễn
Huyễn hữu tức không không)

Dạy kệ xong, Sư im lặng mà hoá.

Sư Phụ giải thích:
-bản lai không xứ sở là chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh hằng có trong tất cả mọi loại chúng sanh.
-chân tông như thị huyễn, là người tự không trú vào chỗ huyễn, có là tạm có, giả danh có. Tất cả mỗi sự việc đều theo nghiệp thiện và nghiệp ác của chính mình gây ra. Tu thì sẽ được chuyển được nghiệp.

Cuối bài giảng Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Định Hương, do Thầy Chúc Hiền cúng dường, Sư Phụ ca ngợi Thầy Chúc Hiền đã nghiên cứu kỹ về hành trạng của Thiền Sư Định Hương mới có thể mới viết được bài thơ hay như vậy.

Xuất gia thuở nhỏ học thiền tông
Chẳng nhọc hầu thầy thoả chí mong
Yếu chỉ thiền na thâm tỏ ngộ
Chơn tâm Phật tánh quảng khai thông
Ung dung trí sáng soi đèn tuệ
Lặng lẽ thân nhàn hiển tánh không
Thuyết kệ khuyên người duyên hạnh mãn
Điềm nhiên tĩnh tại tịch an nhàn…!

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Định Hương, Sư đã tích tụ 24 năm tu thiền chỉ với Sư Phụ Đa Bảo, và được tỉnh ngộ nhẹ nhàng khi được Ân Sư dạy “là người tự nhọc” thì “thấy được chân tâm “, và Sư cũng ra đi nhẹ nhàng sau khi đọc kệ phó chúc “xứ sở thị chân tông”.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     

 



261_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dinh Huong


Thiền Sư Đinh Hương
(Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
Hoắt nhiên đại ngộ khi biết được Chân Tâm đó là Cái Tâm mà
" tất cả ai ai cũng đều như vậy, đâu phải riêng con."
Và được ấn chứng khi đáp "Hội rồi lại đồng như chưa hội "


Kính dâng Thầy bài trình pháp với những chi tiết đã được Thầy nhắc nhở và diễn giải rất sâu rộng trong pháp thoại về Trưởng Lão Định Hương . Kính tán thán sự uyên bác của Thầy về Đạo và cuộc đời tại Ta Bà (phải sống sao cho có ý nghĩa để khi ra đi tự tại và mỉm cười vì mình đã chuyển hoá các nghiệp ác và thăng hoa nghiệp thiện ) để làm chủ cho vận mệnh mình ở một kiếp sau, hoặc nếu có thể tu tập bước qua được sơ thiền, nhị và tiếp tục dần cho đến ngày nào đó đạt được một trong tứ quả. Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH



Tích truyện Trưởng Lão Định Hương tóm gọn ba giai đọan (1)
.... khi chiêm nghiêm tìm nghĩa lý cao sâu
Ngài hoắt nhiên tỉnh ngộ sau tu tập thiền chỉ thông làu (2)
Hiểu được Chân Tâm thì đạt đến nơi rốt ráo (3)

Trong kệ thị tịch ...tiếp xúc duyên trần đừng bị phiền não (4)
Kính đa tạ Giảng Sư..nhắc lại nguồn gốc các dòng thiền
Tại Việt Nam, Vô Ngôn Thông từ thế kỷ 9 nhập ...truyền
Là bản sao Thiền Trung Hoa với Thanh quy Bách Trượng (5)

Kính tri ân ...lời nhắc nhở cuộc đời vô thường, huyễn tướng
Từ bài thơ Hỏi tên và Lời khai thị vong linh (6)
Muốn chuyển nghiệp ác tích cực thay đổi chính mình
"CHẾ TÂM NHẤT XỨ VÔ SỰ BẤT BIỆN "

Mượn thời gian nơi Ta Bà thành tâm... chừa vọng niệm !
Tâm càng thanh tịnh sẽ không trụ vào đâu
Khi ra đi ... không sợ hãi âu sầu !!
Miệng mỉm cười vì đã sống cuộc đời có ý nghĩa !!!

Nam Mô Trưởng Lão Định Hương Thiền Sư tác đại chứng minh .

Huệ Hương
Melbourne 27/7/2021

( 1) Từ tích sử đọc trong Thiền Sư VN của HT Thích Thanh Từ xin được phần làm 3 giai đoạn A- B - C như sau :

Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)

A- Sư họ Lữ, quê ở Chu Minh, xuất gia hồi thuở nhỏ, theo học với Thiền sư Đa Bảo. Sư theo hầu thầy ngót hai mươi bốn năm, thâm hiểu Thiền chỉ. Trong nhóm môn đồ của Đa Bảo, Sư là người xuất sắc nhất.

B- Một hôm Sư hỏi thầy:

- Làm sao thấy được Chân tâm?

Đa Bảo đáp:

- Là ngươi tự nhọc.

Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, thưa:

- Tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con.

- Người hội chưa?

- Đệ tử hội rồi lại đồng chưa hội.

- Cần phải gìn giữ cái ấy.

Sư bịt tai, xây lưng đứng.

Đa Bảo liền nạt: Đi!

Sư sụp xuống lạy.

Đa Bảo dạy:

- Về sau ngươi lại giống một kẻ điếc để tiếp người.

C- Bấy giờ Đô tướng Thành hoàng sứ tên Nguyễn Tuân rất quí mến Sư, thỉnh Sư về trụ trì chùa Cảm Ứng, ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Đức. Học chúng các nơi vân tập đông đảo, Sư có công lớn trong việc giáo hóa người.

Đến ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Dần nhằm niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ ba đời Lý Thái Tông (1051), Sư gọi đồ chúng lại từ biệt và để kệ:

Xưa nay không xứ sở
Xứ sở là chân tông.
Chân tông như thế huyễn
Huyễn có là không không.

(Bản lai vô xứ sở

Xứ sở thị chân tông

Chân tông như thị huyễn

Huyễn hữu tức không không.)

Dạy kệ xong, Sư im lặng mà hóa.

(2) Thiền chỉ là một trong hai pháp môn quan trọng của Như Lai Thiền ( Thiền chỉ và Thiền Quán

Riêng thiền chỉ hành giả khi đạt được tứ thiền qua Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, sẽ có thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông và túc mạng thông .

Sơ thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 75- Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ."

Các mức thiền này chỉ dành cho người có quyết tâm tu tập, lìa bỏ Ái Dục.

Trong Sơ thiền, hành giả lìa bỏ được các ham muốn thế gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần phải giải trí bằng vật chất bên ngoài. Toàn thân hành giả luôn ở trong trạng thái vui sướng nhè nhẹ và tràn đầy. Sau khi chết, nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì sẽ sinh vào cõi trời Sơ Thiền

Nhị Thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 77 "Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm"

Là kết quả tiếp theo nếu hành giả đủ công đức. Hành giả sẽ thấy toàn thân mình giống như nước trong mát tuôn trào bất tận mà Phật diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi mà không bao giờ lọt nước ra khỏi hồ. Dĩ nhiên nước thì mềm hơn, lỏng hơn nước sền sệt của xà bông. Từ toàn thân cứng của Chánh niệm, tiến lên Sơ thiền thì thân sền sệt như nước xà bông, tới Nhị thiền thì thân đã mềm hoàn toàn như nước nguyên chất, và lại còn thêm cảm giác tuôn tràn mãi mãi.

Niềm vui của Nhị Thiền thì đằm thắm hơn Sơ Thiền vì bớt đi cái tự hào và ý niệm. Phật gọi Nhị Thiền là định sinh hỷ lạc có nghĩa là niềm vui của Nhị Thiền hoàn toàn an ổn trong Định mà có. Trong đời sống hành giả không còn ham thích trình bày phô trương, và rất hiền lành. Phật gọi là hết tầm hết tứ.

Lúc này hành giả thành tựu trí tuệ rất sắc bén nhanh nhạy, kiến giải Phật pháp là bất tận vô ngại, không ai có thể hỏi vặn vẹo được, việc gì nhìn thoáng qua là biết rõ, ngồi thiền rất lâu, thường biết trước giờ chết

Tam thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 79 : "Lại nữa, này Đại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “Xả niệm lạc trú”, chứng và an trú thiền thứ ba. "

Được Phật diễn tả toàn thân như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được nước bao phủ với nội tâm là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thường xuyên an lạc).

Niềm vui của Tam thiền rất đằm thắm nhỏ nhiệm và đầy khắp, giống như hoa sen ngập trong nước, tẩm ướt, tràn ngập, nhưng không thấm nước, cũng vậy, niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy. Thân của hành giả lúc này giống như một khối không khí hân hoan an lạc.

Ý nghĩa của xả niệm là hành giả đã vào được Vô thức (theo khoa học, Vô thức chiếm hơn 90% cuộc sống của con người, ý thức chỉ chiếm phần nhỏ). Kiểm soát được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định. Những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ... đều bị kiềm chế.

Tứ Thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 81 " Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh."

Là mức thiền cuối cùng của các bậc thiền Sắc giới. Phật diễn tả đó là trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Trong con người ta, Vô thức đảm nhận việc điều khiển hệ hô hấp, tiêu hóa, các tuyến nội tiết... những thứ mà ta không chủ động điều khiển được. Làm chủ được Vô thức nghĩa là có thể dừng được hơi thở, dừng mọi sự sống, nhập định vài trăm năm rồi xuất định, sống bình thường, sống tiếp cái tuổi ngày xưa. Còn Ý thức thì liên quan tới các Giác quan, làm chủ được Ý thức sẽ khai mở những khả năng của giác quan như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông.

(3) Chân Tâm là gì ?

Chân Tâm là cái vô hình của riêng mình không ai có thể chỉ cho mình thấy được và đó thường là câu hỏi mà các hành giả tu học muốn đạt đến rốt ráo thường suy tư để đạt được chân lý

Nói chân tâm là đối với vọng tâm mà nói. Chân là chân thật không biến đổi đó là nghĩa thường hằng bất sinh bất diệt. Tâm là biết, cái biết này nó lặng lẽ trong sáng không bị ngoại cảnh chi phối. Nếu trong lúc ngồi thiền, khi tâm chúng ta chưa dấy động khởi nghĩ bất cứ thứ gì, mà lúc đó chúng ta vẫn có cái biết sáng suốt hiện tiền, chính đó mới là cái biết chân thật. Trong Kinh thường gọi cái “biết” này là chân tâm. Còn khi chúng ta khởi niệm nghĩ đến chuyện lành dữ, phải trái, hơn thua v.v… thì cái biết đó trong kinh gọi là vọng tâm. Nghĩa là cái biết duyên theo trần cảnh đối đãi mà có. Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm này nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sinh, nên bản chất của nó là không thật. Vì không thật, cho nên nó khởi sinh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sinh diệt biến đổi liên miên không dừng.

! Do vậy, trước hết phải nhận biết cái tâm, rồi mới tu tâm. Tu tâm rồi mới biết dụng tâm.

“Nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ”
(Nếu ai biết cái tâm, đại địa không tấc đất).

Đây là nói về nhận biết cái tâm, vì sao một người nhận biết cái tâm thì đại địa không còn tấc đất? Câu này có nghĩa là gì? Tâm là Chân Như bổn tánh, đất là Tướng. Tâm ví như vàng, đất ví như đồ vật. Nếu quý vị nhận biết vàng, món đồ nào cũng đều là vàng, toàn thể là vàng, trong tâm mục của quý vị sẽ không còn có đồ vật nữa, ý nghĩa là ở chỗ này.

Trước hết, phải nhận biết, sau đó, tự mình phải tu, bắt đầu tu từ đâu? Bắt đầu tu từ Lý Thể của chân tâm, bản thể của chân tâm là gì? Bản thể là “trực tâm”trong Bồ Đề tâm, mà cũng là “chí thành tâm” như kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đã nói, chân thành đến cùng cực. Nói “thành tâm”, bản thân chúng ta đều cảm thấy tâm ta rất chân thành. Thật ra, cái tâm của quý vị đã sớm mê hoặc rồi! Quý vị đâu có tâm chân thành! Chữ Thành nên giảng như thế nào? Trong Cầu Khuyết Trai Bút Ký, tiên sinh Tăng Quốc Phiên đã định nghĩa chữ Thành như sau: “Nhất niệm bất sanh, vị chi thành” (một niệm chẳng sanh gọi là Thành). Chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối dấy vọng tưởng, suốt ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, đâu có thành tâm!

Thành tâm là chân tâm, trong chân tâm đương nhiên không có vọng niệm. Có vọng niệm thì tâm chẳng thành. Có vọng niệm thì “thành tâm” biến thành “vọng tâm”.

Còn nói bản tính là vì cái tính “Biết” nó sẵn có từ hồi nào đến giờ. Trong kinh gọi là Phật tính hay chân như. Bản tính là tên khác của Phật tri kiến hay Viên giác v.v… Thí như trong quặng nhơ sẵn có chất vàng ròng trong đó. Đứng về mặt bản thể của sự vật, thì nói là bản tính.

Trong thành tâm, chẳng sanh vọng niệm; trong vọng tâm, đương nhiên khởi lên vọng niệm. Do vậy, tâm biến thành vọng tâm, cũng là từ Chân Như bổn tánh biến thành A Lại Da, lại biến thành Mạt Na, biến lần thứ ba bèn thành sáu thức trước đó. Duy Thức gọi chuyện này là “tam năng biến”. Đấy là từ chân khởi vọng, đạo lý là như vậy đó.

Trước hết, chúng ta phải nhận biết chân tâm, nhận biết rồi mới lại tu tâm. Tâm phải tu như thế nào? Phải rèn luyện trong cảnh giới, trải qua sự việc để luyện tâm. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, cho đến ý biết pháp, rèn luyện trong ấy, rèn luyện thanh tịnh, giống như trong kinh Kim Cang, Thích Ca Mâu Ni Phật dạy tôn giả Tu Bồ Đề, nhưng thật ra, đức Phật dạy chúng ta hãy rèn luyện cái gì? Rèn luyện “chẳng giữ lấy tướng, như như bất động”. Rèn luyện điều này! “Chẳng giữ lấy tướng”là chẳng chấp tướng, chẳng động tâm, chẳng khởi niệm, đó là tu tâm. Tu cái tâm thanh tịnh của chính mình, mà cũng là chính mình chân thật thụ dụng.

(4) Sư gọi đồ chúng lại từ biệt và để kệ:

Xưa nay không xứ sở
Xứ sở là chân tông.
Chân tông như thế huyễn
Huyễn có là không không.

(Bản lai vô xứ sở

Xứ sở thị chân tông

Chân tông như thị huyễn

Huyễn hữu tức không không.)

Dạy kệ xong, Sư im lặng mà hóa.

Thí như nước và sóng, nếu đứng về mặt bản thể, thì người ta gọi là nước. Nhưng nếu đứng về mặt hiện tượng thì người ta gọi là sóng. Như vậy, sóng và nước không thể ly khai ra mà có. Chính trong lúc sóng nổi lên, thì nó mang sẵn chất nước tiềm tàng ở trong sóng. Nếu không có nước thì làm gì có sóng? Nhưng nói sóng là nước thì không đúng.

Cũng thế, khi phiền não (dụ cho sóng) dấy khởi thì nó che phủ mờ tính giác sẵn có. Ngay khi phiền não dấy lên, thì mình không thể nói phiền não là chân tâm hay bản tính được. Nhưng bản tính cũng không rời phiền não mà có. Như nước trong không rời lìa nước đục mà có. Muốn có nước trong cần phải lóng. Lóng có nghĩa là tu, tu là chuyển hóa những thứ phiền não nhiễm ô, để cho tâm ta được thanh tịnh sáng suốt. Hai thực thể này không thể ly khai mà có.

Do đó đừng trụ vào bất cứ xứ sở nào

(5) Thiền Sư Vô Ngôn Thoòng họ Trịnh (zh. 鄭), quê ở Quảng Châu (zh. 廣州), xuất gia tại chùa Song Lâm (zh. 雙林寺), Vụ Châu (zh. 務州). Tính tình sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông (Cảnh Đức Truyền đăng lục ghi là Bất Ngôn Thông).. Sư đã được thiền khách vị này chỉ đến Mã Tổ. Sư lên đường đến Mã Đại sư nhưng nghe tin Tổ đã viên tịch bèn đến Bách Trượng. Nhân nghe Bách Trượng trả lời một vị tăng "Bản tâm nếu tịnh không, mặt trời trí huệ tự chiếu" (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照) sư triệt ngộ.

Sau khi rời Bách Trượng, sư đến trụ trì chùa Hoà An rồi đến Việt Nam . Từ đó Thiền phái Vô Ngôn Thoòng lấy thanh quy của Bách Trượng mà tổ chức các thiền viện của VN theo quy củ ấy

(6)

Bài thơ của Thi Sĩ Bùi Giáng

Hỏi tên: Rằng biển xanh dâu

Hỏi quê: Rằng mộng ban đầu đã xa

Gọi tên là một hai ba

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm

Lời khai thị cho vong linh thường được áp dụng trong nhà thiền

Cõi Ta Bà chỉ là quán trọ

Chúng sanh là lữ khách bộ hành

Theo dòng sanh tử lộn quanh

Bỏ quên xứ sở an thân Niết bàn.

Vong linh hỡi! Nay nhân duyên mãn

Thì xin đừng ngao ngán đường về

Dù trải bao cảnh khiếp ghê

Dù bao đe doạ bốn bề hang sâu.

Xả tâm tưởng gom thâu từ trước

Diệt tham sân si bước lỡ lầm

Chuyên lòng niệm Phật định tâm

Quê hương Cực lạc vững chân đường về.

Vong linh hỡi! Xa rời luyến tiếc

Cái giả thân, tài vật, gia đình

Đừng gây thêm khổ cho mình

Vì âm dương đã chia hình cách xa.

Hãy gấp niệm Di Đà Phật hiệu

Định tâm thần quán chiếu đừng quên

Bồ đề quả Phật quyết lên

An vui vĩnh kiếp giác tâm tròn đầy.

Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2021(Xem: 17013)
Pháp thoại khai thông sáng đạo vàng Trang nhà Quảng Đức tỏa hương trang Giảng sư Nguyên Tạng khơi đèn tuệ Viện chủ Tâm Phương mở pháp tràng Phật tử năm châu nương học pháp Tăng ni bốn biển tán ca dương Huân tu định tuệ noi gương đức Hạnh nguyện vun trồng tâm rạng quang…!
02/08/2021(Xem: 14576)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
31/07/2021(Xem: 25546)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
29/07/2021(Xem: 21218)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 265 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/07/2021 (20/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
24/07/2021(Xem: 24046)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp tóm tắt những gì con đã nghe và thu nhận được qua bài pháp thoại và mục vấn đáp tuyệt vời hôm nay để từ đó chúng đệ tử biết được thêm Thầy đã lãnh hội được từ Sư Ông Thích Như Ý, Sư Phụ Chơn Kiến và Sư Huynh Thích Tâm Hải về Quy Sơn Cảnh Sách và lại được hữu duyên cùng Cố Hội Chủ GHPGVNTN tại hải ngoại Úc và Tân Tây Lan -Thích Như Huệ trà đạo mỗi buổi sáng mà nhắc lại từng ý nghĩa câu văn trong Quy Sơn Cảnh Sách . Kính đảnh lễ Thầy, kính tán dương công Đức và kính tri ân Thầy, HH
22/07/2021(Xem: 21850)
Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài là Sư Phụ của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước khi khai sáng triều đại nhà Lý (kéo dài đến 216 năm) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp với chi tiết về Thiền Sư Vạn Hạnh trích từ lời giảng qua pháp thoại quá tuyệt vời hôm nay . Kính bạch Thầy xuyên suốt bài giảng , lồng trong đạo lý Thầy đã đem những trải nghiệm trong những lần chứng minh lễ tang với 2 câu đối mà ít người đã học được sau khi chia tay người thân không biết bao giờ họ có cơ hội làm người . Con kính ghi vào tâm khảm điều Thầy muốn trao truyền " THIÊN NIÊN THIẾT THỌ KHAI HOA DỊ NHẤT THIẾT NHƠN THÂN TÁI PHỤC NAN" cũng giống như bài học từ kệ thị tịch của Thiền Sư Vạn Hạnh . .. Kính tri ân và kính đảnh lễ Thầy , HH
20/07/2021(Xem: 19653)
Phật Giáo Thời Nguyễn (1614-1945) bài giảng của TT Nguyên Tạng, Phật giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945) ( từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Bảo Đại 9 chúa-13 vua) hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm! Theo lời nhận định của Cố HT Thích Đức Nhuận Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe được bài pháp thoại tuyệt vời trưa hôm nay tại Trường Hạ Pháp Hoa nhờ đối con lại có thêm một tài liệu mới về Pháp Hoa đề cương với lời chỉ dạy của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh . Kính tri ân Thày đã tạo nhiều Phước duyên cho chúng đệ tử giữa thời đại dịch kinh hoàng này ? Kính chúc Thầy và quý Chư Tôn Đức tại khoá An Cư kiết Đông được pháp thể khinh an . Kính, HH
20/07/2021(Xem: 26854)
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư: 1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
19/07/2021(Xem: 21043)
Tuy không có đại duyên dành thời gian mười năm để nghiên cứu và diễn giải Tổng Luận như Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã được TT Thích Nguyên Tạng trân trọng giới thiệu trên Trang Nhà Quảng Đức cũng như Tôi chưa hề ao ước rằng mình sẽ có cơ hội đóng góp những nghiên cứu về giáo lý nhất là Kinh Bát Nhã Ba La Mật dù ngay những năm đầu khi bắt đầu trở về toàn thời gian trong ngày cho việc tu học Giáo Pháp của Đức Bổn Sư . ...dường như tôi rất yêu thích bản tâm kinh này .
10/07/2021(Xem: 17469)
Chủ đề: Thiền sư Ma Ha, Đời thứ 10 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Sư gốc người Chiêm Thành, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Pháp Thuận Đây là Thời Pháp Thoại thứ 257 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/07/2021 (01/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]