Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952), Đệ Tam Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

06/03/202117:21(Xem: 14711)
Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952), Đệ Tam Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung. Ngài là Tổ thứ ba trong thiền phái Lâm Tế. Tiểu sử ngài rất đơn giản, ngài là người tỉnh Hà Nam, trụ trì Nam Viện nên ngài được gọi là Nam Viện Huệ Ngung, Pháp hiệu là Bảo Ứng nên ngài cũng được gọi là Bảo Ứng Hoà Thượng.

 Mở đâu thời giảng, Sư phụ đã diễn đọc bài thơ của Thiền sư Hư Vân tán thán công hạnh ngài Huệ Ngung như sau:

Như bên vực thẳm lướt trên băng

Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng

Việc ác không theo thường khắc kỷ

Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng

Công viên quả mãn nên cơ nghiệp

Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn

Thị tịch vô sanh luôn tự tại

Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng.



Sư Phụ giải thích, theo bài thơ, Ngài Huệ Ngung là một vị thiền sư mẫu mực, tiệm tu đốn ngộ. nhiếp hạnh là làm lành, áp dụng tất cả những hạnh lành để dọn đường cho bản thân đi đến giác ngộ. Kiệm lời là nói ít. Việc ác không theo thường khắc kỷ. Tự khắc bản thân không cho phóng dật buông lung.

Người muốn tu huệ thì trước đó phải có tu phước. Phước là động lực giúp hành giả an trú trong chánh định, tâm không dễ dưới, trạo cử, tu Huệ được dễ dàng. Tu Phước là làm công quả trong chùa, làm từ thiện, có tính hữu lậu, hiển lộ bên ngoài. Tu Huệ là tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, có tính vô lậu, âm bên trong.

Một hôm Ngài Huệ Ngung thượng đường dạy chúng: "Trên cục thịt đỏ vách đứng ngàn nhận"

Sư phụ giải thích: Nhận (không phải nhẫn) là đơn vị đo lường của thời nhà Chu bên Trung Quốc, 1 nhận là 8 thước.

Ngài Huệ Ngung lập lại lời pháp ngữ khai thị nổi tiếng của Tổ Lâm Tế: "Trong cục thịt đỏ của các ông có một vô vị chân nhân thường từ

cửa mặt ra vào mà các ông không biết".

Có một ông tăng bước ra hỏi Tổ Lâm Tế : Vô vị chân nhân là gì?
Sư Lâm Tế bước xuống, túm lấy ông bảo : -Nói đi ! Nói đi !
Vị Tăng mở miệng định nói, sư bèn xô ra và bảo :
“-Vô vị chân nhân là cái gì ư ? Là que cứt khô ! “

Sư phụ giải thích: cửa mặt là chỗ giửa hai chân mày, cũng là chỉ cho lục căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý. Vô là không, vị là vị trí, là chỗ trụ, vô vị chân nhân có nghĩa là không có chỗ nào để trụ cho một chân nhân, người chân thật. Đó là chân như Phật tánh bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.

Que cứt khô, là chỗ thấp nhất phá vọng tưởng điên đảo của hành giả.

Vua Trần Thái Tông là vị vua khai sáng triều đại nhà Trần, cuối đời ngài vào núi ẩn tu theo dòng thiền Lâm Tế, Vua viết trong bài "Phổ Thuyết Sắc Thân" có nhắc đến thiền ngữ "cục thịt đỏ" này qua 4 câu thơ:

Vô vị chân nhân xích nhục đoàn

Hồng hồng bạch bạch mạc tương man
Thùy tri vân quyện, trường không tịnh

Thúy lộ thiên biên, nhất dạng san.

Vô vị chân nhân thịt đỏ au

Hồng hồng bạch bạch chớ lầm nhau.
Ai hay mây cuộn, không toàn tịnh

Sương biếc bên trời, một núi xanh.

(Sư ông Thanh Từ dịch)


Vua Trần Nhân Tông là cháu nội của vua Trần Thái Tông về sau đi tu lấy pháp hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng, ngài là sơ tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.



Sư Huệ Ngung thượng đường dạy: " Các nơi chỉ đủ con mắt thốt trác đồng thời, mà không đủ dụng thốt trác đồng thời"

Có vị tăng hỏi: " Thế nào là diệu dụng của thốt trác đồng thời? "

Thiền Sư Huệ Ngung giải thích: " Tác gia (bậc đạt đạo) thấy nhau chẳng thốt trác thì thốt trác đồng thời mất.

Sư phụ giải thích: "Thốt trác đồng thời" là thiền ngữ nổi tiếng của thiền sư Huệ Ngung. Thốt trác đồng thời cũng giống như đập đá nháng lửa, như điện xẹt ánh sáng, trong đó không cho một kẽ hở bằng sợi tóc. Nếu có ý thức thì mất cơ ấy rồi. Chư Tổ Sư cũng giải thích:  "Cơm chưa chín chớ nên giỡ nắp, trứng chưa ấp đủ ngày chớ nên mổ vỏ”. 


Thiền sư Huệ Ngung khai thị, các người có đủ con mắt thốt cát đồng thời mà không đủ dụng thốt cát đồng thời.

Con mắt là cái thấy, cái hiểu như vậy.
Cái dụng là cái biết áp dụng trong đời sống.
Khi đạt ngộ rồi thì đạt đến cái dụng của nó, thốt trác đều mất.

Thiền sư Huệ Ngung viên tịch năm Canh Tuất, 950, thọ thể 91 tuổi, vào thời vua Đường Nguyên Tông.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giải thích pháp ngữ nổi tiếng của thiền phái Lâm Tế, vô vị chân nhân là không có chỗ trụ cho chân tâm, đó là chơn như Phật tánh của tất cả chúng sanh, và pháp ngữ thốt cát là sự đạt ngộ tự nhiên tự tại của chơn như Phật tánh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


 

208_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hue Ngung


Trứng chưa ấp đủ ngày chớ nên mổ vỏ! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung. Kính bạch Thầy đến hôm nay con mới biết "nhận là một đơn vị đo lường", thảo nào cứ hồ nghi suy nghĩ mãi không ra . Kính đa tạ Thầy, với tất cả sự ngưỡng mộ . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Tông Lâm Tế truyền thừa đến Bảo Ứng Hoà Thượng .

Tam Tổ Nam Viện Huệ Ngung, phước đủ huệ đầy, 

Thời hiện đại Hoà Thượng Hư Vân xưng tán thật hay 

Đầu pháp thoại Giảng Sư khai thị giảng chúng ***

Tích sử ghi ngữ lục " THỐT TRÁC ĐỒNG THỜI DIỆU DỤNG " 

Mấy ai triệt ngộ với lời dạy cao siêu? 

Hồ đồ còn nghi vấn, trách cứ xằng ...liều 

Mà không biết như điện chạm xẹt ánh sáng, 

trong đó không một kẽ hở cho sợi tóc máng! 

Thượng đường dạy chúng:- " Trên cục thịt đỏ vách đứng ngàn nhận."

Đa tạ Giảng Sư ....nhận  là 8m đơn vị đo lường,  

Cũng mượn lời Tổ Lâm Tế tương đương, 

" Trên cục thịt đỏ có vị chân nhân không ngôi thứ, 

Y thường ra vào ngay trên mặt người chưa chứng cứ, 

hãy xem! Xem!"

Còn nhớ cũng trong khoá Hư Lục, 

Vua Trần Thái Tông  với bài Phổ Thuyết Sắc Thân: 

"Vô vị chân nhân thịt đỏ au,

Hồng hồng trắng trắng chớ lầm nhau.

Ai hay mây cuốn trời trong vắt,

Ven trời sương biếc núi một màu" 

Chứng tỏ Tông Lâm Tế ..truyền đến  Việt Nam, 

Thiền căn nguyên  từ dòng chảy  Mã Tổ Đạo Nhất ! 

Giúp hiểu tích truyện với nghĩa sâu, lời thật ! 

Từ Nhữ Châu đến Nhất Khẩu Giang  Tây, 

Hoà Thượng Từ Minh mua tặng dao cạo để chi đây? 

Nhận rất trân trọng ...khắc ghi tiếp tiếp pháp ! 



Hét,  đánh là cách  từ bi khi ....không ứng đáp.

Đuổi xuống pháp đường ...hãy mừng đi .... hội rồi ! 

 Còn phân biệt, có ý thức sẽ mất cơ thôi, 

Chiêm nghiệm được ....Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiếu .

Đệ tử giỏi  làm vang danh Nam Viện ngữ yếu !!! 

Huệ Hương 

6/3/2021 

***Như bên vực thẳm lướt trên băng

Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng

Việc ác không theo thường khắc kỷ

Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng

Công viên quả mãn nên cơ nghiệp

Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn

Thị tịch vô sanh luôn tự tại

Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng.

(Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1359)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3069)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1421)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
25/09/2024(Xem: 3855)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2943)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
17/09/2024(Xem: 1419)
Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.
17/09/2024(Xem: 1647)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
08/09/2024(Xem: 1036)
Bạn thường tranh cãi luận bàn pháp môn Tịnh Độ Có thể “ Đới nghiệp vãng sanh “ đến cõi Tây Phương? Ý nghĩa sâu sắc định vị cảnh Thiên đường Thế thì chúng mình đang ở đâu nhỉ ? Có phải “ Tịnh độ Trần gian” nên ít khổ sầu nhiều hoan hỷ ! Bạn ơi, mình vừa tham dự pháp đàm về chủ đề này ! Nhờ chăm chú lắng nghe, nay chia sẻ những điều hay
01/09/2024(Xem: 2544)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 1356)
Ngàn người đến nghe Thượng tọa Thích Pháp Hòa giảng pháp tại chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ. Nhân mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568; Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên (Canada) đã đến thăm và thuyết giảng tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ) vào chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2024.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]