Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

19/06/202319:39(Xem: 8569)
Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?


duc phat thanh dao

Tổ chức UNESCO có thể công nhận
‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.



to chuc unesco _su giac ngo cua duc phat_thichy chan quang_nguoiphattu_com2

Vậy thì việc đề xuất này có thật sự hợp lý và đúng với chức năng nhiệm vụ của tổ chức UNESCO hay không, chúng ta hãy cùng phân tích dựa trên những lý giải sau đây:

Sự giác ngộ của đức Phật là gì?

Theo nghĩa Hán Việt, giác ngộ chính là sự thức tỉnh và hiểu rõ ra một chân lý nào đó. Hay nói cách khác, giác ngộ là sự hiểu biết không chỉ bằng lý luận, tri thức mà còn cả kinh nghiệm sống thực tế và cảm nhận sâu xa. Vì thế giác ngộ còn được gọi là tuệ giác. Tuy nhiên, để giải thích đơn giản hơn nữa. Giác ngộ chính là khi ta từ bỏ đi những thói xấu của mình để hướng tới lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự giác ngộ của đạo Phật. Bởi trong đạo Phật, giác ngộ là sự thấu hiểu sự thật về con người từ thuở ban sơ cho đến cuối cùng và ngộ ra điều từ xưa đến giờ ta chưa biết đến.

Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng Chạp, sự Giác ngộ của Phật là tối tôn, tối thắng, tối thượng...là bất khả tư nghì.

Sự giác ngộ của đức Phật được phân tích dưới sự vận dụng các giá trị thực tiễn từ kinh nghiệm thành đạt của đức Phật vào đời sống thường nhật, dưới đây là 5 điểm chính về sự giác ngộ của đức Phật được lý giải như sau:

Thứ nhất, sự giác ngộ của đức Phật là kết quả của một quá trình huấn luyện một cách toàn hảo về đời sống đạo đức, thực hành thiền định và phát huy trí tuệ. Ở đây, hoàn toàn không có yếu tố tha lực hay siêu nhiên hoá. Sự kiện đó cho thấy con đường giác ngộ mà Đức Phật tự mình đã đi qua và truyền lại cho chúng sanh từ bao thế kỷ nay là con đường mà bất kỳ con người nào cũng có thể thực hiện được, bất luận vị trí xã hội, giới tính, tuổi tác, chủng tộc và màu da của người đó.

Thứ hai, sự giác ngộ của đức Phật được mô tả như là sự chiến thắng các đội ma quân "nội tâm" hơn là các ma quỷ bên ngoài. Bọn ma quân đó chính là các phiền não, lậu hoặc và các căn bản bất thiện. Chính nhờ sự vượt qua các quân ma nội tâm này mà Bồ-Tát Tất Đạt Đa đã trở thành bậc giác ngộ viên mãn đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Thứ ba, với tư cách là người giác ngộ, là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra con đường giác ngộ, đức Phật thường được mô tả như là "bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, bậc khai đạo và bậc thiện xảo về đạo" hay là bậc vĩ nhân, là người kỳ diệu có một không hai trong lịch sử nhân loại: "người đã dựng lại những gì đã bị ngã, lật ngửa lên những gì đã bị úp xuống, soi ánh sáng vào những chỗ tối tăm."

Điều này hàm ý rằng đức Phật sẽ không thể ban tặng thành quả giác ngộ và giải thoát cho ai. Để giác ngộ như đức Phật, những người con Phật hôm nay và mai sau phải tự mình vững bước trên con đường giác ngộ mà đức Phật đã khai sáng. Mọi hành vi cầu khẩn, lạy lục, van xin ơn cứu rỗi của đức Phật không chỉ phản ánh thái độ yếu đuối của bản thân, mà nguy hiểm hơn còn góp phần làm cho con người hiểu sai lời dạy cao quý của đức Phật về nguyên lý nhân quả.

Thứ tư, các bài viết cũng còn gặp nhau ở một điểm nữa là tất cả đều vận dụng các giá trị thực tiễn từ kinh nghiệm thành đạt đạo quả giác ngộ vô thượng của đức Phật vào đời sống thường nhật, dưới nhiều góc độ khác nhau, cũng như sự ứng dụng giáo pháp vào các ngành học hiện đại như đạo đức học, tâm lý học, triết học, xã hội học, chính trị học, sinh thái học v.v. . .Có như vậy sự tưởng niệm sẽ trở nên thiết thực và đầy ý nghĩa của giải thoát.

Thứ năm, điểm gặp nhau khác của các bài viết là phần lớn các tác giả đều không nhìn đức Phật là người thị hiện của chư Phật trong quá khứ, như các nhà Phật học Trung Hoa đã từng quan niệm. Nói cách khác, theo các tác giả, cách tiếp cận và giải thích sự kiện đức Phật thành đạo từ một “phàm phu” do nỗ lực thiền định đúng cách, sẽ mang lại nhiều giá trị đạo đức, hơn là cách giải thích đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp về trước (Kinh Pháp Hoa) hay sự thành đạo của đức Phật ở hiện tại chỉ là một sự thị hiện để độ chúng sanh ở cõi Ta-bà này.

Sự thành đạo của đức Phật đã mở ra cánh cửa bất tử cho các chúng sanh phàm phu, đã xua tan màn vô minh đen tối và đã mang lại tuệ giác cho sự sống. Cuộc đời của đức Phật vô cùng vĩ đại. Tâm hành của đức Phật vượt khỏi logic và ngôn ngữ. Do đó, sự tìm hiểu và giải thích về đức Phật và đạo Phật cứ nghiễm nhiên diễn ra bất tận.

Đức Phật chứng đắc giác ngộ tối thượng từ một con người bình thường, nhờ vào các phương pháp thiền định chân chánh. Thứ hai, thành đạo là một quá trình chuyển hoá tâm linh từ phàm sang thánh nhân. Đức Phật đã trải qua sự tu tập của Nhân thừa, rồi đến Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ-tát thừa để chứng được Phật quả. Thứ ba, con đường giác ngộ đó bắt nguồn từ sự phát tâm của một con người bình thường đến quả vị giác ngộ mà ta thường gọi là phát tâm Bồ-đề, trải qua 52 chặng đường của các cấp độ tu tập Bồ-tát hạnh, và kết thúc ở quả vị giác ngộ tối thượng chánh đẳng chánh giác. Nói cách khác, con đường giác ngộ theo kinh Hoa Nghiêm là con đường dấn thân của một vị Bồ-tát vào đời khổ đau để chuyển hoá các đau khổ của chúng sanh thành hạnh phúc.

Giác ngộ là tuệ tri, ba minh, tứ diệu đế, lý nhân quả, lý duyên khởi, vô thường và vô ngã, tánh không của mọi hiện hữu, hàng phục ma quân tham sân si, bản chất như thị của các pháp. Với trí tuệ về tám điều quan trọng này, một hành giả được xem là một bậc giác ngộ, sống vượt lên trên và giải thoát khỏi mọi trói buộc ở đời. Con đường giác ngộ được trình bày trong bài viết này là con đường thánh gồm tám yếu tố hoặc còn được gọi là con đường trung đạo, xa lìa và vượt lên trên các phương thức nhị nguyên cực đoan.

Người học Phật không nên xem kinh điển là những bản nhạc hát lên khi hứng khởi mà là ánh sáng soi đường thực nghiệm tu tập. Do đó, người học Phật phải là người tu Phật, thoát khỏi các phiêu lưu tri thức, thoả mãn hiếu kỳ hay tranh luận khoái khẩu.

Bài nghiên cứu "Quả Vị Giác Ngộ dưới Cội Bồ-Đề" của đại đức Thích Nguyên Hiền đã đề cập đến bốn vấn đề mấu chốc của giác ngộ trong đạo Phật.

Thứ nhất, đứng trên lập trường tuyệt đối luận, tác giả đã lý giải "giác ngộ là một cái gì tối hậu, tuyệt trù, chỉ có người giác ngộ mới hiểu hết chiều sâu của nó."

Thứ hai, theo tác giả ba minh và sáu thông là một trong những kinh nghiệm giác ngộ mà đức Phật đã đạt được như dấu hiệu chỉ cho sự trở thành toàn giác của Ngài. Tác giả cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về các học thuyết này trong nguồn văn học A-hàm, rất đáng cho độc giả lưu tâm.

Thứ ba, tác giả đã trở về tương đối luận khi kết luận rằng giác ngộ là sự diệt trừ toàn vẹn dòng vô minh. Ngoài ra, tác giả còn đề cập sơ lược về ý nghĩa vốn-giác-ngộ (bản giác) và mới-giác-ngộ (thủy giác) của Phật giáo Đại thừa nhằm lý giải về bản chất giác ngộ của Phật.

Đối với Tổ chức UNESCO:

Được thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm 1945 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh, là tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), hoạt động với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng những nội dung cơ bản về chức năng hoạt động của tổ chức  UNESCO là công nhận những yếu tố mang tính “di sản” mà di sản là một hình thức tài sản được để lại có giá trị vật thể hoặc phi vật thể, mang tính sở hữu và ứng dụng từ thực tiễn, là sản phẩm tinh thần gắn với cá nhân hoặc cộng đồng, “vật thể” và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, được tái tạo qua nhiều thời kỳ và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản có thể về mặt vật chất hoặc tinh thần, sự lưu giữ và truyền đạt di sản ở góc độ hữu hạn còn sự giác ngộ của đức Phật mang tính vô lậu, là “Ngũ Uẩn Giai Không”. Vô lậu có nghĩa vượt lên mọi chi phối của phiền não, không còn rơi rớt trong thế gian, không còn khuyết điểm sai sót gì nữa, mọi phiền não đã được diệt sạch. Vô lậu thuộc pháp xuất thế gian.

Từ những điều trên, chúng ta thấy đề xuất của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị UNESCO công nhận “sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”, khi xét về quá trình hình thành và đặc tính thì sự giác ngộ của Đức Phật đã vượt ra khỏi phạm vi và chức năng hoạt động của UNESCO, điều đó cho thấy UNESCO chưa phải là tổ chức có đủ yếu tố để công nhận đặc tính liên quan đến sự giác ngộ của đức Phật và phạm vi các tôn giáo khác bởi tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu óc con người, giải thích theo cách duy tâm, là hệ thống các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức…liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh thần bí, những thực tại xã hội mà con người đang gặp phải.

Vì vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học.

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy rằng đề nghị của Thượng tọa Thích Chân Quang đưa ra là chưa có cơ sở và không hợp lý.

Phật tử An Tường Anh.


* Bài viết có sử dụng một số thông tin tư liệu từ “Tuyển tập Phật thành đạo” (Bản chất con đường giác ngộ và các vấn đề thời đại), nguồn Tu viện Quảng Đức.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2020(Xem: 13381)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
12/06/2020(Xem: 6224)
Từ đầu năm 2020 dịch Corona bùng phát khắp thế giới, một loại dịch nguy hiểm chết người, dễ lây lan, không thuốc chữa. Đã có vô số người chết và nhiễm bịnh. Con số kể ra thật chóng mặt, đau lòng. Chỉ riêng Thụy Sĩ thôi, nước nhỏ, dân số 10 triệu người, mà hằng ngày cả ngàn ca nhiễm, hằng trăm người chết. Chao ôi, cứ đà này là hết dân số!
26/05/2020(Xem: 10177)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
12/05/2020(Xem: 18615)
Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
05/05/2020(Xem: 7405)
Lại thêm một mùa Tưởng Niệm Từ Phụ Đản Sanh trở về với địa cầu nhân gian, năm châu bốn biển lần thứ 2644 năm. Nhưng Mùa Phật Đản năm nay, chúng con không được tổ chức với hình thức thật long trọng để cung đón Ngài Thị Hiện Đản Sanh trên các lễ đài thật trang nghiêm được kết bằng những đoá hoa lòng tinh khiết. Chúng con không biết suốt chiều dài lịch sử 2644 năm đã có năm nào như năm nay hay không. Đã có năm nào tưởng niệm Ngài Đản Sanhmà chỉ âm thầm trong lòng của mỗi người con Phật như năm nay hay không? Kính lạy Đức Từ Phụ Chúng con thật xót xa, khi ngày Tưởng Niệm Đản Sanh trở về, mà hàng con Phật chúng con không thiết trí được Lễ Đài nguy nga, trang nghiêm hết mức bằng tất cả phẩm vật của trần gian. Để tôn trí kim thân Ngài lên bảo toà cao cao, cho trời người chiêm ngưỡng tưởng niệm ân đức cao vời lồng lộng của Ngài, mà trong nhân gian ba cõi không gì có thể so sánh được.
05/03/2020(Xem: 10230)
Lời cuối cùng Đúc Phật còn chỉ dạy: " Tôn kính Ta, thực hành đúng Giáo Pháp Ta" Là Phật tử ...nay con đã nhận ra , Trách nhiệm chính mình ....thanh tịnh Giải thoát .
28/02/2020(Xem: 13270)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
05/01/2020(Xem: 3709)
Ngày 4-1-2020 (10-12 Kỷ Hợi), nhân khóa tu định kỳ lần thứ 12, TT.Thích Minh Tâm và Tăng chúng bổn tự đã tổ chức lễ tổng kết đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) tròn 18 tuổi. Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang (huyện Cam Lâm); TT.Thích Bổn Chủng, chùa Linh Quang (huyện Diên Khánh), chư tôn đức Tăng Ni các tự viện trong huyện Diên Khánh, Cam Lâm và hơn 400 Phật tử đến từ các xã phường trong tỉnh. Sau khóa lễ niệm Phật và phóng sanh, đại chúng lắng nghe pháp thoại “Của để dành” do Đại đức Thích Đạo Quang, Giáo thọ sư trường Sơ, Trung cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh, trú xứ Tịnh thất Củ Chi chia sẻ.
24/12/2019(Xem: 7411)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 8853)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]