Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính Mừng Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo 2565 (Mùng 8 tháng 12 âm lịch)

06/01/202219:08(Xem: 3022)
Kính Mừng Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo 2565 (Mùng 8 tháng 12 âm lịch)

duc phat thanh dao

Kính Mừng Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo 2565

Mùng 8 tháng 12 âm lịch



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính đảnh lễ Bậc Toàn Giác, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammasambudho)

Kính ngưỡng Đức Thế Tôn, từ ngày học Đạo đến nay đã được nhiều năm nhưng chưa bao giờ con cảm nhận được sự thành đạo của Ngài là một khai sáng tuyệt vời, một  ân đức cao thượng nhất mà Ngài đã mang đến cho nhân loại loài người như năm này ....

 Kính bạch Đức Thế Tôn có lẽ con đã đủ nhân  duyên sau khi đã nghe hàng ngàn pháp thoại, tham dự các buổi pháp đàm, miệt mài ghi chép lại các lời dạy của Đức Thế Tôn qua các bài chú giải và tùy hỷ với những trải nghiệm của các bạn đạo qua mục hỏi đáp Phật Pháp, thế nên nhiều sự việc xảy ra trong ngày ....từ một lời than trách, một tin nhắn có tính cách phô trương, một cơn đau nhức trong thân thể, đâu đâu cũng gợi đến cho con.. chỉ cần niệm ân đức Phật và nhớ nghĩ về những điều mà Đức Thế Tôn đã Giác Ngộ trong ngày Thành Đạo về Sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã để không rơi vào một chuỗi Sinh,Hoại, Tác, Thành ...đều tan biến..... mọi việc được hóa giải

Kính bach Đức Thế Tôn,

Ngài đã tự  minh tìm ra SỰ THẬT sau 49 ngày thiền định, nhiếp phục ma vương và tự mình chứng ngộ Chân lý tối thượng đã chứng lậu tận thông (mọi  phiền não vô minh, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, tận diệt hoàn toàn)  và thành Phât với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Và con đã được dạy rằng Vị Giải Thoát chỉ có được khi ta Giác Ngộ ra SỰ THẬT mà Sự Thật ấy lại nằm trong Tứ Thánh Đế, ....hơn thế nữa có hai loại giác ngộ :

1-Giác ngộ ban đầu gọi là Ngộ Tánh (lúc nào cũng có thể được)

2-Giác ngộ sau cùng để hóa giải tất cả tạp nhiễm thì phải trải qua thời gian dài lâu

Sự Giác Ngộ của Phật đã hoàn toàn viên mãn sau 6 năm khổ hạnh và cuối cùng Ngài đã tìm ra con đường Trung Đạo và câu mở đầu của Kinh Chuyển Pháp Luân rằng....có 2 tuyệt lộ mà người đi tìm chân lý không nên đi theo, đó là :

1-Không buông lung theo dục lạc thấp hèn, bất thiện, không phù hợp với mục đích là tìm cầu được tự tại an vui.

2- Con đường ép xác tự khổ hạnh là không sáng suốt, không phù hợp với mục

đích là tìm cầu được tự tại an vui.

 

Và Ngài đã tuyên bố “ Ta chỉ là một Bậc Đạo Sư” và con còn nhớ  trong kinh Bát Nhã Ngài đã kể lại “Ta khi mới thành Đạo,quan sát gì là đáng kính , đáng khen, không gì bằng Pháp Bảo . Vì Pháp Bảo là năng nhân của sự thành lập tất cả Phàm, Thánh vậy” ,  hoặc trong kinh Tăng Nhất A hàm “ Ta từ cây Thọ vương đứng đậy đi đến vườn Lộc Uyển trong thành Ba La Nại vì các ông A Nhã Kiều Trần Như, Câu Lâu năm người tất cả chuyển bánh xe Tứ Đế để chỉ ra các pháp xưa nay vắng lặng thay đổi chẳng dừng sinh, diệt từng mỗi niệm” .

Kính ngưỡng Đấng Thế Tôn, để có thể đền đáp chút ân đức Ngài,mỗi  năm khi đến ngày lễ kỷ niệm Thành Đạo con đã tìm đọc lại  đọc nhiều bài cảm niệm về Ngày Thành Đạo của Đức Thế Tôn  hầu luôn nhớ nghĩ không quên khoảnh khắc tối quan trọng ấy.... Ngài từ một người bình thường trở thành  một vị Phật đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, độc nhất vô nhị suốt 25 thế kỷ qua .

 

Trong số những bài cảm niệm ấy nhận thấy bài viết CẢM NIỆM NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO của TT Thích Nguyên Tạng tuy được viết vào mùa Thành đạo 2000, cách nay hơn 20 năm thế nhưng TT đã trình bày được hết cốt lõi về giáo lý của Ngài và những lời tán thán về ánh sáng giác ngộ của Ngài, tán dương ấnh sáng tối thượng đã chiếu khắp mọi nơi và hiện tại đang trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới .

 

Con đã tâm đắc những đoạn sau đây” Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Đức Phật, cuộc đời của Đức Phật là một minh chứng hùng hồn, một cảm hứng tuyệt vời cho tất cả chúng ta. Ngài là một nhà triết học, một nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại. Qua kho tàng kinh điển của PG, ta thấy rằng Đức Phật không chỉ đơn giản là một lãnh tụ tôn giáo kiệt xuất mà còn là một nhà xã hội học, một khoa học gia, một nhà giáo dục mà còn là một bậc đại y vương thiên tài trong trường đời, có khả năng chữa khỏi tất cả các loại bịnh trên thế gian này”.

 

Kính tán dương và ngưỡng mộ TT Nguyên Tạng dù lúc ấy Thầy còn rất trẻ mà tải năng hoằng pháp đã tuyệt vời.

 

Nhân ngày Thành Đạo của Đức Phật trên xứ Úc, cũng có chim hót véo von, cũng có cây lá reo vui theo gió, những hoa hồng, cúc, huệ rực rỡ như đón chào ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ sâu sắc này chúng con tin tưởng rằng Chư Thiên thường vân tập đến những nơi mà mỗi thời công phu khuya, tối... đã quy y Phật, quy y Pháp(những lời dạy của Ngài)và quy y Tăng (những vị đã trong sạch, thanh tịnh và tỉnh thức ) .

Con cũng nguyện cầu cho chúng đệ tử Phật khắp nơi trên thế giới có đủ sức khỏe và tín tâm kiên cố nghị lực vững vàng để vượt qua cơn đại dịch kinh hoàng và luôn sẵn sàng theo đuổi con đường mà Đức Phật đã đi qua và giác ngộ giải thoát an vui .

 

Kính bạch Đức Thế Tôn con nhớ mãi lời Ngài thường nhắc nhở “ Mọi vật trên cõi đời này không có gì quý giá. Thân thể này rồi cũng tan rã, chỉ có Chân Lý là quý báu và bất diệt” . Hãy tinh tấn lên để được Giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi...cũng như trong bài kinh “ Tất cả Bốc Cháy “

 ( Bởi vì Vô Minh nên người ta không thể  NHƯ THẬT thấy được khổ và con đường diệt Khổ -- Bởi vì Vô minh nên ngọn lửa Ái Dục đang luôn cháy mãi đeo dính thiêu đốt con người trong vòng khổ đau của hận thù, của ảo giác, .... những thứ ấy bốc cháy từ sinh,, tử,,bịnh,,chết, buồn phiền, biệt ly, tuyệt vọng .

 

Hoặc Ngài đã tha thiết chỉ ra con đường trong Kinh Tứ Niệm Xứ “ Bốn Niệm Xứ Thân, Tho, Tâm, Pháp là con đường độc nhất, thẳng tắp nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, đoạn trừ khổ đau, thành tựu chánh trí và thực chứng Niết Bàn “

 

Kính ngưỡng Đức Thế Tôn trong Mùa kỷ niệm Thành Đạo con kính dâng đến Ngài những gì con đã trải nghiệm trên bước đường tu tập để cúng dường đến Ân Đức Ngài

 

Kính ngưỡng Đức Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Giác !

Canh năm đêm thành Đạo...Tuệ Giác cuối cùng (1)

Nhiếp phục Ma Vương ...chấm dứt 4 pháp trầm luân (2)

Tiến trình khai mở hoàn thiện Tuệ Giải Thoát

 

Mang hạnh phúc đạo lộ giúp con người bước đi an lạc

Với khả năng tỉnh thức theo dõi suy nghĩ, tình cảm mình

Giúp tinh thần ổn định có sự an bình

Không còn  hoang mang sợ hãi...đối diện cuộc sống

 

Thấy Phật Tánh ( Ông Phật trong ta }..

.....căn bản uyên nguyên chính thống

Can đảm chân thật soi rọi lại mình

Rõ biết vô thường trong mỗi sát na ...niệm diệt, sinh

Nhớ nghĩ Chánh Pháp khiến dục tâm không phát khởi  

 

Kỷ niệm Mùa Thành Đạo..nguyện tin tưởng tuyệt đối

Sự kỳ diệu khi hiểu Minh Hạnh Túc hồng danh

Phẩm chất Giới Đức, Tâm Đức, Tri kiến Đức viên thành

Đắc Pháp, Đắc Quả, Thành Đạo... Bốn Sự Thật ( Tứ Đế)

 

Kính trau dồi mãi trong tam học GIỚI, ĐỊNH, TUỆ .

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Melbourne, 6/1/2022

Mùa Thành Đạo 2565



 

(1) Lậu Tận Minh

(2) Bốn pháp trầm luân :Dục, Hữu, Tà kiến, Vô Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2015(Xem: 9632)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
06/10/2015(Xem: 53897)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
25/08/2015(Xem: 4141)
Cung trời Đâu Suất giáng phàm Sanh vào Tịnh Phạn, Cồ Đàm vương gia Chánh Thái tử Sĩ Đạt Tha Sống trong điện ngọc tháp ngà an vui Nhưng lòng Thái tử không nguôi Hằng luôn suy gẫm thân người mong manh Du ngoạn ngoại thành Giải khuây dạo bốn cửa thành Người già run rẩy thân hình kém suy Người bịnh ốm yếu sầu bi Người chết lạnh ngắt thân gầy xanh xao Thân nhân than khóc kêu gào Giàn thiêu hỏa táng xiết bao đau lòng
13/08/2015(Xem: 10195)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015. Lâm-tì-ni đã từng rơi vào sự quên lãng của con người từ bao thế kỷ và không còn ai biết là ở đâu. Mãi đến năm 1896, dựa theo những lời thuật lại trong nhật ký của nhà sư Trung Quốc Pháp Hiền, sau chuyến hành hương và tu học ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ V, các nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra một trụ đá của hoàng đế A-dục (từ -304 đến -232, trước Tây Lịch) cạnh một ngôi làng nghèo nàn là Rummindei của xứ Népal. Trên trụ đá có ghi khắc các dòng chữ cho biết Đức Phật đản sinh ở nơi này.
26/07/2015(Xem: 5932)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
02/06/2015(Xem: 14691)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
15/04/2015(Xem: 9652)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
01/01/2015(Xem: 4427)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ. Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang. Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh. Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti. Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian. Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.
24/12/2014(Xem: 18703)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
21/10/2014(Xem: 10598)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]