Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp thoại của TT Nguyên Tạng: Sự & Lý: Lễ Phật Đản 2645

22/05/202110:24(Xem: 9689)
Pháp thoại của TT Nguyên Tạng: Sự & Lý: Lễ Phật Đản 2645


 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giảng về Sự và Lý: Lễ Phật Đản 2645.

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 237 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc
Ba ngàn thế giới đón Như Lai

Hoa Đàm nở cho ngàn năm vang bóng
Phật Đản Sanh đặng muôn thuở ca mừng.

Nhân loại ơi! Có hay chăng một vị Giác Ngộ mới ra đời?-- Chúng sanh ơi! Một đấng Đại từ, Đại bi, Đại trí, Đại đức vừa xuất hiện ở dưới trần!-- Ôi hân hoan, hân hoan cho toàn cả mấy tầng trời, vì chúng sanh ơi, một đóa hoa Đàm nở, một ánh sáng lạ chói ngời!
Này ai ơi! Hãy đi về phía nam dãy núi Hy-mã-lạp-sơn, vì chính ở đấy đã ra đời một đức Phật.

Tiếng hát trong thanh ấy, không biết tự đâu bay lạc trong gió, lanh lãnh dội từ khoảng rừng này sang khoảng rừng khác. Đạo sĩ A-tư-đà (Asita) đang ngồi tham thiền dưới một gốc cây, bỗng đứng dậy. Người choàng chiếc áo lông cừu vào, chống gậy lần xuống núi, đi về phía Nam dãy Hy-mã-lạp-sơn. Tối hôm ấy người đã đến thành Ca-tỳ-la-vệ.
 

Sư Phụ đọc thuộc lòng một đoạn trong bài “Ánh Đạo Vàng” của nhà văn Võ Đình Cường viết từ hơn 60 năm trước, con thấy quá hay, con xin ghi xuống để học thuộc để tưởng nhớ Đức Thế Tôn.

Sư Phụ giải thích:
Về sự, ngày Đức Phật Đản Sanh, cách nay 2645 năm, trong vườn Lâm Tỳ Ni, dưới cây Vô Ưu,
Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Vô Ưu thọ hạ thị hiện đản sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Về lý, hoa sen là một loại hoa đặc biệt, nhân và quả đồng thời, biểu trưng cho sự giác ngộ, cho Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh dầu ở trong cõi địa ngục bùn dơ.
Khi mê bùn vẫn là bùn
Khi ngộ mới biết trong bùn có sen.

Số 7 là mẫu số chung của nền văn minh Ấn Độ, tựu chúng có 10:
1_7 yếu tố viên mãn của vũ trụ: không gian có 4 (đông, tây, nam, bắc) & thời gian có 3 (quá khứ, hiện tại, vị lai)
2_7 yếu tố hình thành vũ trụ: 7 đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.
3_Tây Phương có 1 tuần lễ 7 ngày: niệm Phật 7 bảy ngày: vãng sanh:
4_Đạo giải thoát: Lục sư ngoại đạo (6) + (1) Đạo Phật
5_Thất Phật: Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.
6_Thất chúng đệ tử:Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di.
7_Thất thánh quả: Tu-đà-hoàn, tư-đà-hàm, a-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.
8_Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.
9_Thất bồ đề phần:Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xả.
10_vượt luân hồi: 6 cõi: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc Sanh & 1 cõi giải thoát, bước thứ 7 và bước vượt luân hồi. Bạch Sư Phụ con thích biểu tượng cuối cùng này.

Bảy bước sen vàng, Đức Phật tuyên bố một thông điệp vĩ đại:
Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.


Phật tánh trong mỗi chúng sanh là thể tánh duy nhất, “duy ngã độc tôn”, đưa chúng sanh ra khỏi tăm tối của bảy cõi giới: trời, người, a tu La, địa ngục, ngại quỷ, súc sanh.


Đức Phật là vị đạo sư bình đẳng  duy nhất trên thế giới từ hơn hai ngàn năm đã tuyên bố: “ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.

Ngày lễ Đản Sanh của Đức Thế Tôn,  chúng đệ tử khắp năm châu, hân hoan đón mừng, tuy cách hơn hai ngàn năm, và tuy cách xa nơi Ngài ra đời chúng con vẫn cảm nhận Ngài sáng rực trong các tự viện, mỗi năm hình ảnh Ngài trên đoá sen trong ao liên trì, hàng Phật tử thanh tịnh được quý Thầy hướng dẫn nghiêm trang cung kính lễ trước tôn tượng của Ngài.


Chúng con tri ơn dòng suối pháp thiêng liêng của Ngài vẫn còn lưu truyền nơi quý Tổ không hề gián đoạn và Sư Phụ là một trong những người con Phật xuất gia đem dòng suối cam lồ ban giảng cho hàng Phật tử hữu duyên chúng con thọ hưởng.

 

Cuối buổi giảng Sư phụ có hát tặng quý Phật tử bài nhạc Ngày Rằm Tháng Tư , rất hay:

 

Ngày rằm tháng tư sáng tươi về đây

Trời bình minh ngàn chim líu lo vờn cây

Ngày trần gian vui đón Đức Phật Từ Tôn

Trong nắng mai huy hoàng mừng ngày Đản sanh.

 

Ngày rằm tháng tư chúng ta mừng vui

Vầng hào quang bừng soi sáng nơi ngàn phương

Mừng trần gian u tối không còn đau thương

Bao chúng sinh vui mừng ngày rằm tháng tư.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Phật Đà

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Phật Đà

Ngàn hoa nở sáng soi về muôn lối biển khơi

Ngàn trùng dương lướt trôi niềm tin khắp nơi.

 

Nam Mô chúng con kính xin lạy Ngài

Nam Mô chúng con kính xin nguyện cầu

Cầu cho muôn chúng sinh đời thôi hết khổ đau

Và từ đây sống trong ánh sáng đạo vàng.


Sư phụ cũng mời gọi quý Phật tử về chùa làm công quả, thiết trí trang hoàng cho ngày lễ, nhất là clean up, quét lá đa trong sân chùa, sư phụ cống hiến bài kệ quét lá rất tuyệt vời:

 

 

Cần tảo Già lam địa
Thời thời phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu thánh nhơn hành.

“Siêng năng quét sạch đất chùa
Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh
Tuy ngày không có khách lành
Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây”.


Sư phụ giải thích: về Sự là quét lá đa trên sân chùa, nhưng về là quét lá đa “tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…” trong tâm của mình.

 

Sư phụ cũng khuyến giáo: về Sự chúng đệ tử về chùa dự lễ ăn bún, ăn cơm, ăn phở, ăn mì tiềm… nhưng không quên về của năm món ăn để không phiền não và có thêm động lực trên đường tu, con thấy quá tuyệt vời với 5 món ăn này:

 

1/Pháp hỷ thực là y giữ Chánh Pháp, vui mừng vâng làm.

2/Thiền duyệt thực là trong ngoài lọc sạch, thân tâm vui đẹp.

3/Niệm thực là thường niệm chư Phật, tâm và miệng hợp nhau.

4/Nguyện thực là đi đứng ngồi nằm đều phát nguyện lành.

5/Giải thoát thực là tâm thường thanh tịnh.

 

 

Kính bạch Sư Phụ, tuy không được hữu duyên dự lễ đón mừng ngày Đản Sanh” của Đức Thế Tôn tại Tu Viện Quảng Đức, nhưng nhờ có phước duyên nghe Sư Phụ đã dày  công ròng rã hơn 200 bài giảng pháp, ban dòng suối pháp “Tảo Khê”, tâm thức con chan chứa ánh đạo của Ngài. Con cùng được ân hưởng hình ảnh của Ngài nơi  tu viện Quảng Đức trang nghiêm rực rỡ, đông đảo Phật tử về dự ngày đại lễ sắp đến dưới sự hướng dẫn của quý Sư Phụ.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).  


239_TT Thich Nguyen Tang_Le Phat Dan 2646-2021


Cùng tư duy Sự và Lý trong ý nghĩa Lễ Phật Đản qua bài pháp thoại của TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức nhân Đại Lễ Phật Đản 2645 sẽ cử hành vào chủ nhật 23/5/2021 tại đây.

Thật là một sự trùng hợp thật hy hữu mà có lẽ những thính viên chuyên nghe pháp thoại online xuyên suốt mùa đại dịch đến nay không đoán được vì đây là Thời Pháp Thoại thứ 237 của TT Nguyên Tạng như thường lệ về Tổ Sư Thiền đến vị THIỀN SƯ KHOÁNG VIÊN BỔN QUẢ ( Đời thứ 36 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 32 của Tông Lâm Tế) thế nhưng trong các tài liệu thiền phái lại không có tiểu sử và hành trạng nên đã được thay thế qua Chủ đề: SỰ & LÝ: LỄ PHẬT ĐẢN 2645 .

Theo thiển ý của tôi, TT Thích Nguyên Tạng chỉ thông báo trước ngày cử hành Đại Lễ Phật Đản 2645 sẽ được tổ chức với sự chuẩn bị thật chu đáo tại Tu Viện Quảng Đức để Phật Tử cùng về tham gia dự lễ sau hơn một năm sống trong sợ hãi hoang mang vì sự lây lan của dịch bịnh, đồng thời nhận ra lý do tại sao Đại Lễ Phật Đản lại là ngày lễ lớn và quan trọng, vì sẽ giúp người Phật Tử tự nhìn nhận lại bản thân và dần sửa đổi những bản tính xấu của mình nhờ vào những đạo lý của đạo Phật.

Nào mời các bạn cùng nghe pháp thoại và chúng mình cùng ghi nhận lại và chuẩn bị để tham dự lễ hội nhé

Ôi, sao người tôi bổng nhiên rung động lạ kỳ khi Thầy vào đầu bài pháp thoại với lời văn trau chuốt và tôn vinh Đức Thế Tôn của nhà văn Võ đình Cường trong tác phẩm nổi tiếng ÁNH ĐẠO VÀNG nói về cuộc đời Đức Phật .

Tôi may mắn đã đọc tác phẩm này lâu rồi nhưng qua giọng đọc của Thầy khiến tôi sau pháp thoại giở lại tác phẩm này và cứ đọc đi đọc lại đoạn dẫn nhập mà Thầy đã bắt đầu cho buổi pháp thoại hôm nay

Mời các bạn cùng nghe lại nhé " Hôm ấy bầu trời trong xanh như đúc bằng Ngọc Thạch , mặt trời vừa xuất hiện ở phương Đông một luồng hào quang xoè ra như cánh quạt quét sạch những bóng đen u tối.

Tiếng luồng gió thổi mát ngân vui trong lá reo mừng :

Nhân loại ơi! Có hay chăng một Vị Giác Ngộ mới ra đời

Chúng sanh ơi! Một đấng Đại Từ, Đại Bi, Đại Trí, Đại Đức vừa xuất hiện dưới trần

Ôi, hân hoan, hân hoan cho toàn cả mấy tầng trời vì chúng sanh ơi, một Đoá Hoa Đàm nở một ánh sáng lạ chói ngời.

Này ai ơi ! Hãy đi về phía Nam dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, vì chính ở đấy đã ra đời một Đức Phật ! ........

Tiếng hát trong thanh ấy, không biết từ đâu bay lạc trong gió , lanh lảnh dội từ khoảng rừng này sang rừng khác

Đạo sĩ A Tư Đà ( Asita) đang ngồi tham thiền dưới một gốc cây bổng đứng dậy ...Người choàng chiếc áo lông cừu vào, chống gậy lần xuống núi, đi về phía Nam dãy Hy Mã Lạp Sơn

Tối hôm ấy, người đã đến thành Ca Tỳ La Vệ ...."



Tiếp theo Thầy đã chỉ cách chúng ta tính ra Phật Lịch và năm cho Đại Lễ Phật Đản Theo đó Lễ Phật Đản năm nay là 2645 có nghĩa là 2021+624 =2645 Và Phật Lịch năm nay là 2021 +544= 2565 và cứ thế áp dụng cho những năm sau



Nào mời các bạn hãy cùng nghe lời giải thích về Sự (tức là sự kiện lịch sử Bậc Thầy của nhân thiên đã để lại kho tàng giáo lý cho chúng ta nhờ đó để nương theo tu tập và giải thoát) và đây là toàn bộ về SỰ của ý nghĩa Ngài Phật Đản Sanh như sau :



Đức Phật Thích Ca tên thật là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama). Ngài đản sinh vào năm 624 TTL và nhập Niết bàn vào năm 544 TTL. Cha Ngài là Đức vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Tiền thân của Ngài là Bồ-tát Hộ Minh - là vị Bồ-tát Nhất sinh Bổ xứ tại cung trời Đâu Suất, nghĩa là chỉ còn một kiếp cuối cùng ở thế gian, Ngài sẽ chứng đạo trở thành một vị Phật Toàn Giác.




Điểm đặc biệt là khi Ngài Đản sanh, lúc đó thế giới sáng rực trong hào quang và thơm ngát mưa hoa của các vị thiên vương đến cung hạ Ngài, mây trời kết ngũ sắc cúng dường, hoa đàm bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi tu di dường như cúi đầu để tiếp đón bậc thầy của nhân thiên, ba ngàn thế giới vang động theo sáu cách (Phương Đông vọt lên phương Tây lặn xuống, phương Tây vọt lên phương Đông lặn xuống, phương Nam vọt lên phương Bắc lặn xuống, phương Bắc vọt lên phương Nam lặn xuống, bốn bên vọt lên chính giữa lặn xuống, chính giữa vọt lên bốn bên lặn xuống).



Sau khi Đản sanh, Ngài mở mắt hướng về phía Đông, thấy vô số chư thiên cúng dường hoa cho Ngài. Ngài bèn quay mặt hướng Bắc, ung dung bước đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, ứng khẩu:

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Vô lượng sinh tử

Ư kiếp tận hỷ

Ngài chào đời giống như bao nhiêu hài nhi khác nhưng có điều khác thường là thân thể không bị hoen ố mà còn rực rỡ như ánh binh minh.



Và do đó mà ba câu đảnh lễ vào ngày Phật Đản thường được tụng như sau



NAM MÔ VÔ ƯU THỌ HẠ THỊ HIỆN ĐẢN SANH BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ ĐÂU SUẤT GIÁNG TRẦN MA -YA ỨNG MỘNG HOÀNG CUNG THÁP CHẤP THAI TẠNG BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nhưng hãy tư duy về Lý là ẩn nghĩa bên trong nhất là chúng ta đang học về Tổ Sư Thiền Hẳn các bạn cũng sẽ thích thú với Lý nghĩa nằm gọn trong câu thơ sau :



Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Ba ngàn thế giới đón Như Lai.

Hoa Đàm nở cho ngàn năm vang bóng

Phật Đản Sanh đặng muôn thuở ca mừng.



Mà trong đó cốt lõi về chữ Sen và con số 7 đã tiềm tàng , vậy thì Sen ngụ ý gì ?



Sen được biểu trưng cho giác ngộ vì có đặc tính nhân quả đồng thời ( nhuỵ , cánh, gương , hạt )



Hoa sen tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen thì mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào. Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quả không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo.



Hoa Sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình:

Khi mê bùn vẫn là bùn

Ngộ rồi mới biết trong bùn có Sen !



Đó là điều mà Đức Thế Tôn vừa thành đạo, Ngài phân vân trước con đường giáo hóa chúng sinh.



"Giáo lý giải thoát tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với tập quán ham muốn và suy tư chấp trước của con người, làm sao để con người có thể tiếp nhận giáo lý ấy? Nhưng sau khi nhìn ngắm hồ sen, qua tuệ nhãn của mình, Đức Phật thấy rằng giữa cuộc đời này có nhiều hạng căn cơ khác nhau. Có căn cơ thấp như khi sen còn trầm luân dưới đáy bùn, có căn cơ cao như khi đã vươn lên thành hoa sen xòe nở đón nhận ánh sáng mặt trời."



Còn con số 7 thì sao ?

Con số 7 đã gắn liền ý nghĩa với sự hình thành và phát triển của nhân sinh và thế giới trong vũ trụ quan qua tầm nhìn Phật Giáo.

Là con số vượt thoát lục đạo luân hồi để đến cảnh giới Tịnh Độ
Thất Thánh tài( Tín: Tín là đức tin lòng chánh tín.-Giới: Giới là giữ giới hạnh trong sạch-Tàm: Biết hổ thẹn khi phạm lỗi-Quí: Biết xấu hổ với chính mình khi phạm lỗi-Đa văn: Đa văn tức nghe nhiều biết rộng-Trí tuệ: Có trí tuệ sáng suốt nhận biết tà, chán -Xả: Buông bỏ tất cả mọi sự đắm trước, từ tâm niệm phàm tình đến vật chất bên ngoài.)
- Là Thất tình (Thất tình trong Phật giáo là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Bao gồm Hỷ – mừng, Nộ – giận, Ai – buồn, Lạc – vui, Ái – thương, Ố – ghét, Dục – muốn)

Là thất chúng ( Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Tuýt Xoa ma lani, Sa di, Cận sự nam, Cận sự nữ )
Là Thất Phật: Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và Phật Thích Ca.
Là Thất thánh quả: Tư đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm , Ala hán , Duyên giác , Bồ Tát , Phật là quả vị tối cao.
Trong 37 phẩm trợ đạo chia làm 7 khoa là Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ Đề phần, Bát chánh đạo phần.
Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, vị lai

- Là Thất Đại ( Địa , Thủy, Hỏa, Phong , Không, Kiến, Thức

- Nền văn hoá Tây Phương áp dụng cho một tuần lễ có 7 ngày

- Ngay cả trong sự sống chết của con người như lập đàn Dược Sư Thất Bảo để cầu an, hay tổ chức thất thất trai tuần để cầu siêu.



Nhưng có lẽ Giảng Sư muốn nhắn nhủ chúng ta " Hãy Tri ân và Báo Ân Đức Phật " bằng cách việc khơi dậy, phát huy, lan tỏa ý nghĩa, tinh thần ngày Phật đản là điều cần thiết và đem lại lợi ích vô cùng to lớn.

Phải chăng thông qua ngày lễ Phật đản, người đệ tử Phật không những thấm nhuần tư tưởng, lời dạy của Đức Thế Tôn mà còn tạo duyên cho người thân, bạn bè và những người chưa biết đến Phật Pháp được kết duyên lành với Tam Bảo. Nhờ vậy, nhiều người được biết đến giáo lý của Phật, mở rộng trí tuệ, hướng tới những điều đạo đức tốt đẹp, từ đó chuyển hóa, thay đổi bản thân và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.




Nhờ có Phật ra đời mà chúng ta mới nhận ra mình có một “kho tài sản” vô giá nhưng lại bỏ quên từ bao kiếp đến nay. Hơn thế nữa, Ngài còn tạo dựng cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt rằng tất cả chúng sinh đều sẽ chứng đắc quả vị Phật như Ngài.

Ngoài ra, Đức Phật ra đời còn giúp chúng ta thấy được những giá trị nhân văn hết sức to lớn mà trước đó không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào, đó chính là sự bình đẳng, tôn trọng con người cũng như tất cả mọi loài.

Riêng tự bản thân mỗi người hãy Phát Bồ Đề Tâm nguyện và Thực hành rốt ráo Tứ hoằng thệ nguyện ( 1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh 2-Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não 3-Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng 4-Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác ) mà trong đó chúng sinh là những phiền não sân hận tham lam mà chúng ta đã mượn hình ảnh lễ tắm Phật trong ngày vui Khánh đản,



Tôi thích nghe và đọc hoài về ý nghĩa Lễ Tắm Phật nên rất tâm đắc với những câu kệ mà Giảng Sư có đọc lên như sau

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu

Đồng chứng như Lai tịnh pháp thân.

Nam mô bổ n sư ca

Tỳ Gia thành ly bất tằng sanh

Ta La thọ gian bất tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cù Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.

Kim triêu chánh thị tứ nguyệt bát

Tịnh Phạn Vương cung sanh Tất Đạt

Cửu Long phún thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc liên hoa tùng địa phát.

Án mâu ni mâu ni, tam mâu ni tá phạ ha.



Dịch nghĩa:

Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ trang nghiêm công đức lớn

Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện pháp thân.

Trong thành Tỳ Gia chưa từng sanh

Giữa cây Ta La chưa từng diệt

Bất sanh bất diệt đức Cù Đàm

Mắt sáng rạng soi không vẫn đục.

Ngày trăng tròn tháng tư âm lịch

Cung vua Tịnh Phạn sanh Tất Đạt

Chín rồng phun nước tắm kim thân

Mỗi bước hoa sen nâng gót ngọc.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Lời kết:



Kính đa tạ và Tri ân Giảng Sư đã rất từ bi khi trình bày rất nhiều chi tiết về ý nghĩa Lễ Phật Đản về Sự, Lý rất tuyệt vời cho chúng đệ tử và đã hát trước bài hát NGÀY RẰM THÁNG TƯ mà Thầy sẽ cùng đại chúng Kính Mừng Phật Đản 2645 tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày mai .



Kính mạn phép mượn âm nhạc trong video này để giới thiệu bản nhạc mà Thầy sẽ ban tặng cho những ai đến chung vui lễ hội đặc biệt của năm nay và vài vần thơ cùng sách tấn nhau bạn nhé !




Này các bạn, đã hai mùa Phật Đản trong đại dịch

Năm qua, luật ban hành khắc nghiệt hơn năm nay

Gọi là tạm ổn ... Úc Châu ngay tại lúc này

Nhưng cảnh giác và sợ hãi vẫn luôn theo đuổi



"Kính mừng Đại lễ Phật Đản " trong mừng mừng tủi tủi

Có phải thử thách...giúp tìm lại sức mạnh bên trong

Như bước chân Ngài trên bảy đóa sen hồng

Đồng thời Lễ Tắm Phật nhắc ta tịnh thanh ba Nghiệp !



Kính xin hứa luôn thành tâm thu nhiếp !

Từ Giáo lý nương theo lời dạy của Ngài

Vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng( trưởng tử Như Lai )

Quyết thực hiện Tứ vô lượng tâm và Lục Độ.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Huệ Hương

Melbourne 22/5/2021

Attachments area
Preview YouTube video Nhạc Phật - NGÀY RẰM THÁNG TƯ - Kim Linh (ST: Y Mai & Đặng Lê Nguyên)



https://youtu.be/SNdzTsWQKUM


 

 




facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2014(Xem: 16791)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4474)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8963)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 8440)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 13556)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 26823)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 39618)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63320)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12628)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15734)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]